ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 3-11-24 20:32:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trồng kiểng thu lợi nhuận cao

Báo Cà Mau Ðược sự vận động của chính quyền địa phương, thời gian qua, người dân xã Ðông Hưng, huyện Cái Nước tận dụng đất, cải tạo vườn tạp, sản xuất đa cây, đa con, tăng thu nhập. Trong đó, một số hộ đầu tư mô hình trồng cây kiểng, tạo thu nhập đáng kể.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất, xã Ðông Hưng vận động Nhân dân trồng rau màu, cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ðặc biệt, phong trào trồng hoa, cây kiểng vừa tăng thu nhập, vừa tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, cùng địa phương chung tay xây dựng NTM.

Ðơn cử như hộ ông Võ Bình Yên ở ấp Trọng Ban. Ðam mê trồng cây cảnh, ông Yên đầu tư, sưu tầm mua cây giống về trồng, chăm sóc, cắt tỉa, tạo hình đẹp mắt. Hiện tại, vườn kiểng của ông có trên 300 gốc với đủ các loại: mai vàng, cau, đại lộc, bông trang... mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Vườn kiểng trên 300 cây với đủ các loại cây kiểng mang lại cho ông Võ Bình Yên nguồn thu nhập ổn định.

Ông Yên cho biết: “Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, nhu cầu người chơi cây cảnh cũng ngày càng đa dạng, nên tôi luôn dành thời gian học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn sáng tạo, làm phong phú sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng”.

Có kinh nghiệm, cùng với sự khéo léo, những cây kiểng đơn giản qua bàn tay của ông Yên được cắt tỉa, chăm sóc trở nên đẹp mắt. Mỗi cây kiểng trong vườn nhà ông đều được định giá từ vài trăm đến hàng triệu đồng, tuỳ hình dáng và kích thước. Trung bình mỗi năm ông Yên thu nhập khoảng 30 triệu đồng từ việc bán cây kiểng. Ngoài ra, ông Yên còn tranh thủ xuống giống một số loại hoa bán vào dịp tết Nguyên đán.

Anh Nguyễn Công Huy, ấp Trọng Ban, khởi nghiệp thành công với nghề trồng cây kiểng. Dù ở độ tuổi 9X nhưng anh Huy đã có gần 10 năm kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây kiểng, nhờ truyền thống gia đình, ông và cha của anh đều có thú vui chơi cây kiểng.

Anh Huy cho biết: “Tôi học hỏi kinh nghiệm, tìm tòi những giống cây mới lạ để trồng thử. Nhận thấy nghề trồng và kinh doanh cây kiểng mang lại hiệu quả kinh tế nên tôi quyết tâm khởi nghiệp với công việc này, vừa thoả mãn đam mê, vừa có thêm thu nhập”.

Anh Nguyễn Công Huy tỉ mỉ tạo dáng cho cây.

Anh Nguyễn Công Huy tỉ mỉ tạo dáng cho cây.

Trên diện tích vườn hơn 1.000 m2, anh Huy trồng đa dạng các loại cây kiểng, trong đó, mai vàng và bông trang là chủ lực, mang lại kinh tế chính. Ðể tiện cho việc chăm sóc, anh Huy tham gia lớp học trồng cây kiểng; các công đoạn từ nhân giống, tỉa cành, uốn cây đến xử lý ra hoa, anh Huy đều tự tay thực hiện.

Anh Huy chủ yếu bán cây giống, tuy nhiên có những cây kiểng lâu năm, tạo hình đẹp mắt được trả giá rất cao. Trung bình mỗi năm anh có lợi nhuận trên 50 triệu đồng từ việc trồng và kinh doanh cây kiểng. Ngoài ra, những dịp Tết, anh Huy còn nhận tạo hình, uốn cây cho các nhà vườn, công việc này cũng mang lại cho anh nguồn thu nhập.

Ông Tiêu Quang Khái, Phó chủ tịch UBND xã Ðông Hưng, cho biết: “Những năm qua, phong trào trồng cây kiểng ở địa phương nở rộ. Bắt kịp xu hướng của người chơi cây kiểng, nhiều hộ kinh doanh cây kiểng mang lại lợi nhuận cao. Sắp tới, địa phương tiếp tục vận động người dân mở rộng mô hình này”./.

 

Phương Thảo

 

“Ước mơ xanh” của Kỹ sư Tấn

"Thùng rác thông minh" và "Robot vớt rác tự hành trên sông" là 2 mô hình anh Huỳnh Công Tấn, Khóm 1, phường Tân Thành, TP Cà Mau, hỗ trợ nhóm sinh viên Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau thực hiện, đã lọt vào Top 10 Cuộc thi Sáng tạo khởi nghiệp tỉnh năm 2024 (CamaUP’24) và chuẩn bị tranh giải vào đầu tháng 11 tới đây.

Ðể phát huy lợi thế khu công nghiệp, khu kinh tế

Hạ tầng kỹ thuật, nhất là đường giao thông, điện, nước, xử lý nước thải tập trung... là một trong những nhân tố quan trọng để mời gọi đầu tư cũng như cho hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) trong khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN). Tuy nhiên, đây lại chính là một trong những hạn chế đang tồn tại ở các KKT, KCN trên địa bàn tỉnh.

Quản lý và phát triển thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMÐT) trở thành xu hướng kinh doanh hiện nay. Vì vậy, việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển TMÐT là việc làm cần thiết.

Trồng lúa thời 4.0

Gần đây, nhiều nơi nông dân làm nông nghiệp bằng ứng dụng thiết bị bay không người lái thay thế các phương pháp thủ công truyền thống, góp phần thay đổi tư duy để nhà nông bắt nhịp được với nền nông nghiệp thông minh (công nghệ 4.0).

Nhộn nhịp mùa thu hoạch cá chình

Thời điểm này, nông dân xã Tân Thành, TP Cà Mau tất bật vào vụ thu hoạch cá chình. Công việc qua nhiều công đoạn vất vả, song ai nấy vui lây cùng chủ ao khi cá trúng mùa, được giá ở mức trên 500 ngàn đồng/kg (loại 1).

Ðưa bánh phồng tôm "xuất ngoại"

Làng nghề bánh phồng tôm ở xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, hình thành và phát triển đến nay trên 50 năm. Với hương vị thơm ngon, món bánh phồng tôm đã chinh phục được thực khách trong, ngoài tỉnh và nước ngoài. Những năm gần đây, để góp phần nâng cao giá trị sản phẩm bánh phồng tôm, các chủ thể, cơ sở sản xuất đã đầu tư trang thiết bị, cải tiến chất lượng sản phẩm, bao bì, đưa bánh phồng trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, nâng lên 5 sao để đủ chuẩn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Ðơn vị sự nghiệp công lập khó khăn trong tự chủ tài chính

Nhận định qua các năm và dự báo năm nay, ông Mã Tấn Cọp, Phó giám đốc Sở Tài chính, cho biết: "Việc thực hiện tự chủ tài chính còn chậm, mức độ tự chủ chưa cao, đặc biệt ở các địa phương; nguồn thu sự nghiệp còn thấp, chủ yếu vẫn là ngân sách Nhà nước (NSNN) cấp phát; chưa có bước chuyển biến mang tính đột phá".

Ấn tượng những dự án khởi nghiệp trẻ

Nhiều mô hình khởi nghiệp gắn liền với nông nghiệp và bảo vệ môi trường đã được các bạn trẻ tại Cà Mau mày mò, tìm tòi và nỗ lực hoàn thiện để tranh tài tại Cuộc thi Khởi nghiệp, trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau 2024 (CamaUP’24).

Nghiệm thu đề án nhóm khuyến công địa phương năm 2024

Ngày 25/10/2024, Trung tâm Khuyến công thuộc Sở Công thương tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Trần Văn Thời tổ chức nghiệm thu đề án nhóm khuyến công địa phương năm 2024 về “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất thực phẩm” tại Cơ sở Sản xuất, mua bán chuối và dịch vụ quảng cáo Bảy Hoàng, Ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời.

Người dân thêm lựa chọn phát triển kinh tế

Ngày 25/10, nhóm thực hiện Dự án “thử nghiệm sinh sản và ương sò huyết giống phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển tỉnh Cà Mau” tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện tại Trại giống Minh Hoàng, ấp Mỹ Hưng, xã Trần Thới, huyện Cái Nước.