ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-7-25 23:57:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hình thành văn hoá hoá đơn - Bài 2: Chưa rõ quyền lợi khi lấy hoá đơn

Báo Cà Mau Hiện nay, tình trạng người mua hàng không có thói quen lấy hoá đơn (HÐ) và người bán không xuất HÐ rất phổ biến. Có nhiều cơ sở kinh doanh lợi dụng thói quen này để mua bán khống HÐ, hợp thức hoá chi tiêu ngân sách Nhà nước. Mặc dù ngành thuế đã tích cực tuyên truyền và có chế tài xử lý để chống thất thu, đảm bảo sự công bằng trong kinh doanh, nhưng dường như tình trạng mua hàng không lấy HÐ vẫn chưa giảm...

Thói quen khó đổi

“HÐ đỏ chỉ xuất cho khách hàng cần và được các cơ sở kinh doanh tách riêng với mục đích thu tiền khách rẻ hơn, giá sản phẩm cũng rẻ, dễ thu hút khách hàng, vì khách hàng không cần phải trả 10% thuế thì họ rất hài lòng”, chị Nguyễn Thảo My, nhân viên kinh doanh Phòng giao dịch Vinaphone huyện Cái Nước, cho biết.

Thực tế, có nhiều cửa hàng kinh doanh nhỏ, lẻ thực hiện nghiêm túc quy định tính thuế giá trị gia tăng (VAT) trên giá niêm yết. Nếu sử dụng dịch vụ quét thẻ ngân hàng như Visa, Debit Card... thì người tiêu dùng sẽ thấy rõ việc tính thuế VAT trong mỗi HÐ thanh toán. Tuy nhiên, không phải cửa hàng kinh doanh nào cũng nghiêm túc trong việc niêm yết và thanh toán giao dịch. Ðiều này có nghĩa là, cơ quan thuế thất thu một lượng tiền thuế VAT ngoài luồng, do không kiểm soát được.

Ðáng nói hơn, rất nhiều người tiêu dùng không hề hay biết quy định về tính thuế, nên mặc cho người bán muốn tính thế nào tuỳ thích. Chị Nguyễn Thuý Mộng, kế toán Công ty TNHH Bao bì A Hủi - Aquabest, cho hay: “Có người biết nhưng cũng bỏ qua, vì lấy HÐ về cũng chẳng biết sử dụng vào mục đích gì, dù mã số thuế cá nhân đã được áp dụng. Thực tế, người dân cũng không mặn mà lấy HÐ khi chi tiêu”.

Khi khách mua hàng tại các cửa hàng tiện lợi, hầu như chỉ nhận bill tính tiền, còn HÐ khi nào khách hàng đề nghị mới xuất. (Ảnh chụp tại Phường 9, TP Cà Mau).

 

“Mỗi lần đi mua đồ, chỉ cần biết số tiền cần trả là bao nhiêu, chớ lấy HÐ về cũng bỏ. Mình không lấy HÐ họ sẽ không tính thêm tiền thuế cho mình, dại gì lấy”, chị Nguyễn Thị Nữ, Phường 8, TP Cà Mau, chia sẻ.

Chị Nguyễn Thảo My cho biết thêm: “Người tiêu dùng hiện nay phần lớn không lấy HÐ khi mua hàng hoá, dịch vụ do họ không có thói quen, thấy không cần thiết, có khi lấy HÐ sẽ bị yêu cầu trả thêm 10%... Nếu có lấy HÐ thì họ cũng sẽ lấy cho công ty của người thân, bạn bè để hạch toán vào chi phí, hiếm khi lấy HÐ cho cá nhân. Khi cá nhân không lấy HÐ, thì doanh nghiệp (DN) sẽ thừa HÐ đầu ra, họ có thể bán lại cho DN khác để thu tiền, hoặc trốn xuất HÐ nhằm trốn thuế, dẫn đến việc thất thu thuế của Nhà nước”.

Thói quen của người tiêu dùng khi không lấy HÐ dẫn đến việc vô tình tiếp tay, tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh khai man, trốn thuế, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, từ đó ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh nói chung.

Ông Nguyễn Thanh Tòng, Phó trưởng phòng Thanh tra - Kiểm tra 2, Cục Thuế tỉnh Cà Mau, cho biết, bán hàng xuất HÐ hay mua hàng lấy HÐ là câu chuyện rất bình thường ở nhiều nước trên thế giới. Trước hết, HÐ chính là bằng chứng cho việc giao dịch và sở hữu hàng hoá hợp pháp của mỗi cá nhân. HÐ còn là chứng từ pháp lý để người tiêu dùng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong các trường hợp có vấn đề về chất lượng hàng hoá hay bảo hành sản phẩm...

“Khi nghiên cứu tìm hiểu ở nhiều nước phát triển, câu chuyện quản lý HÐ của họ khá đơn giản và hiện đại. Ở Singapore, Trung Quốc hay những nước phát triển ở châu Âu..., việc lấy HÐ mua hàng hoá đã trở thành phản xạ tự nhiên của người dân. Ðồng thời, đây cũng là việc làm không thể thiếu khi bán hàng hoá của chủ cơ sở kinh doanh.

"Ở nước ngoài, khi người dân mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ... họ đều lấy HÐ, vì HÐ là chứng từ để người dân được giảm trừ một phần thuế thu nhập cá nhân khi quyết toán thuế. Ðây là việc làm thiết thực, khiến người tiêu dùng tự giác lấy HÐ mỗi khi mua hàng hoá, dịch vụ. Còn ở nước ta thì khác, đôi khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ, người tiêu dùng yêu cầu người bán hàng cung cấp HÐ thì lại phải trả thêm tiền, do đó xảy ra câu chuyện người tiêu dùng mua hàng chưa tự giác lấy HД, ông Nguyễn Thanh Tòng cho hay.

Tranh: Minh Tấn

Số hoá để quản lý hiệu quả

Ông Nguyễn Thanh Tòng cho biết: “Mua hàng không lấy HÐ là thói quen, nên người dân không dễ thay đổi trong ngày một, ngày hai. Do vậy, công tác tuyên truyền cần tiếp tục được chú trọng”. Việc bán hàng phải xuất HÐ từ 200 ngàn đồng trở lên đã được pháp luật quy định, nên lấy HÐ là quyền lợi của người tiêu dùng và xuất HÐ là nghĩa vụ của người bán. Hiện nay, chế tài xử lý đã có, tuy nhiên, ngành thuế sẽ khó có thể bao quát hết nếu không nhận được sự hỗ trợ của người dân khi tiêu dùng hàng hoá, sử dụng dịch vụ.

Giải pháp cho tình trạng này phải bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức từ chính người tiêu dùng. Cần phải tạo thói quen yêu cầu đơn vị bán xuất HÐ đúng quy định, nhằm góp phần ngăn chặn việc DN gian lận thuế, gây thất thu cho Nhà nước. Có lẽ, việc sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt là phương pháp tối ưu để các cơ quan thuế có thể kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu ra của các DN. Ðồng thời, đem lại sự công bằng cho người tiêu dùng khi thanh toán các dịch vụ ăn uống, giải trí.

Bà N.T.H, Công ty TNHH Tư vấn Ðầu tư và Phát triển Khánh Lộc (Phường 5, TP cà Mau), cho biết: “Việc sử dụng HÐ điện tử giúp cơ quan thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về HÐ, kết hợp với các thông tin quản lý thuế khác để xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ về người nộp thuế. Bên cạnh đó, thay vì muốn thanh tra phải đến tận DN kiểm tra như trước đây, từ khi áp dụng HÐ điện tử, nhân viên thuế có thể kiểm tra bất cứ lúc nào, nếu phát hiện lỗi thì báo ngay để DN kịp thời giải trình”.

Thế nhưng, dù đã tuyên truyền chuyển đổi sang HÐ điện tử nhưng khi có nhu cầu sử dụng HÐ thì ắt sẽ có nguồn cung đáp ứng. Các đối tượng vẫn cố tình mua bán HÐ điện tử qua lại giữa các công ty, hợp thức hoá HÐ, chứng từ làm giảm số thuế VAT, thuế thu nhập DN phải nộp... thu lời bất chính với số tiền lớn.

Hiện nay, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, ngành thuế đang nỗ lực triển khai áp dụng HÐ điện tử. HÐ điện tử sẽ được lập ngay tức thời tại thời điểm bán hàng và lưu lại trong hệ thống bán hàng, nên rất khó để người bán hàng gian lận.

Khi HÐ điện tử được triển khai rộng rãi, DN sẽ giảm được chi phí. Thực tế, tính ưu việt của HÐ điện tử đã được áp dụng trên thực tiễn và cho kết quả rất tích cực, như HÐ tiền điện, bưu chính viễn thông hay trong hệ thống siêu thị...

Song hành với các biện pháp trên, ông Nguyễn Thanh Tòng nhấn mạnh, hoạt động kiểm soát đầu vào và đầu ra của DN sẽ được cơ quan thuế đẩy mạnh. Khi kiểm soát được cả đầu vào và đầu ra thì cơ quan quản lý có thể kiểm soát được doanh thu của DN chặt chẽ hơn, tránh tình trạng DN khai man, trốn thuế./.

 

Hồng Phượng - Việt Mỹ

Bài cuối: Cần chế tài đủ mạnh

 

Dân vận khéo, vun đắp niềm tin - Bài 2: Khơi dậy tinh thần tương thân tương ái

Phong trào “Dân vận khéo" (DVK) đã lan toả khắp các miền quê trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Xuất phát điểm các mô hình DVK có khi là từ những việc nhỏ nhưng rất thiết thực như: tự nguyện vá những ổ gà, bồi lại đoạn đường bị sụt lún, sạt lở; vận động hộ khá, giàu cho hộ nghèo mượn đất cất nhà, đất sản xuất; nhận đỡ đầu học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn… thế rồi được lan toả, nhân rộng thành mô hình hiệu quả, nêu cao tinh thần tương thân tương ái, thiết thực mang đến niềm vui, hạnh phúc cho người dân, nhất là người yếu thế.

Dân vận khéo, vun đắp niềm tin - Bài 1: Vì lợi ích Nhân dân

Thời gian qua, ở tỉnh Cà Mau đã có hàng ngàn mô hình dân vận khéo (DVK) hiệu quả, thiết thực vì cuộc sống người dân, hướng đến xây dựng “gia đình hạnh phúc”, “cộng đồng hạnh phúc” và dần tiến tới “xã hội hạnh phúc”. Và công tác dân vận khéo chính là cầu nối giữa ý Đảng với lòng dân; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài cuối: Ðất lành - Trăm năm tươi tốt

Sau 50 năm thống nhất đất nước, hệ thống trường học trên địa tỉnh Cà Mau được quy hoạch, đầu tư kiên cố, khang trang (trường xanh, sạch, đẹp) theo Ðề án kiên cố hoá trường lớp, trang thiết bị được đầu tư hiện đại, phục vụ tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Các trường được đầu tư theo hướng tiến tới đủ điều kiện công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, hiện nay ngành giáo dục đang tiếp tục triển khai thực hiện sắp xếp mạng lưới trường lớp theo Ðề án “Sắp xếp, phát triển mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài 2: Nhà giáo hai quê

Trong những năm tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Tuy vậy, với tinh thần “tất cả vì sự nghiệp trồng người”, nhiều giáo viên tình nguyện từ miền Bắc vào Nam theo tiếng gọi “Nam tiến”, đã không ngại gian khổ bám trụ để dạy học giữa rừng đước, rừng tràm, bưng biền, để tạo nên lớp thế hệ tương lai cho quê hương.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau

Từ "vùng trũng” giáo dục khi giải phóng (30/4/1975), sau nửa thế kỷ, Cà Mau - vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã có thể tự tin, tự hào để nói về một vùng đất hiếu học, vùng đất học. Một nhà giáo về hưu, được tăng cường từ miền Bắc vào để giảng dạy những năm đầu sau giải phóng, đã nói đại ý về giáo dục Cà Mau: "Bác Hồ dạy “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Cà Mau là đất lành, thế nên rừng ở Cà Mau mênh mông đước tràm, chim kéo về làm tổ. Con người Cà Mau thì có bản sắc, cá tính riêng, chúng tôi, những người làm nghề giáo chỉ có mặt và góp thêm những điều mình có, nhỏ bé thôi, để khơi mở nội lực lớn lao của tài nguyên con người nơi đây”.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân - Bài cuối: Đồng hành trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng đi vào chiều sâu, từ khâu quản lý đến phục vụ người dân. Trong hành trình đó, báo chí đã và đang đóng vai trò không thể thay thế, không chỉ là “kênh truyền dẫn” thông tin, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, giúp đưa tín dụng chính sách đến với người dân một cách hiệu quả, nhất là trong bối cảnh số hóa đang chuyển mình mạnh mẽ.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân

Giữa dòng chảy không ngừng của chính sách, báo chí như ống kính soi chiếu hiệu quả từ thực tiễn, là kênh chuyển tải tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế, từ đó góp phần xây dựng chính sách hoàn thiện, hiệu quả, thực sự đi vào đời sống Nhân dân. Ðiều này đặc biệt thấy rõ ở vai trò của báo chí đối với công tác truyền thông tín dụng chính sách thời gian qua.

Kỷ niệm với Trường Trung học Tiền Phong

Nhớ giữa năm 1953 đầu năm 1954, tôi đang học Trường Trung học Tiền Phong do Xứ đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ tổ chức thì có quyết định rút tôi về cơ quan Xứ đoàn để bảo vệ Ban Biên tập Báo Nhân Dân miền Nam, do anh Kỉnh (Nguyễn Phượng Vũ) và anh Hưởng Triều (Trần Bạch Ðằng) phụ trách.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai? - Bài cuối: Thành bại tại… cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Đảng ta khẳng định: “Công tác cán bộ là mấu chốt quyết định sự thành bại của chính quyền địa phương 2 cấp”. Gắn với cuộc cách mạng về bộ máy tổ chức là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Năng lực thực tiễn, đạo đức công vụ, uy tín Nhân dân là những tiêu chí cao nhất cho việc lựa chọn cán bộ. Đây cũng là những vấn đề mà tỉnh Cà Mau đặc biệt lưu tâm trong việc “chọn người” xứng tầm, đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác cán bộ là công việc khó, nhiều biến số, do đó cần có quy trình, cơ chế, tiêu chí lựa chọn chặt chẽ, thận trọng nhưng đồng thời cũng phải có sự mạnh dạn, đột phá. Việc “chọn người” cần phải làm rõ những vấn đề mấu chốt nhất, đó là “ai chọn?”, “chọn ai?” và chọn như thế nào? Gắn với cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay, công tác cán bộ là vấn đề hết sức thời sự, quyết định đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy mới.