ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 6-11-24 20:38:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nguyễn Phích bình yên

Báo Cà Mau (CMO) Tại những vùng nông thôn Cà Mau, tinh thần chống dịch như chống giặc được các cấp uỷ, chính quyền và Nhân dân triển khai hết sức nghiêm túc.

Điều đáng biểu dương hơn, nhiều bà con nêu cao tinh thần tương trợ, ủng hộ sức người, sức của để cùng với cả nước đẩy lùi dịch bệnh, làm lan toả rộng khắp các giá trị nhân văn cao đẹp.

Xã lớn nhất Cà Mau chống dịch

Nguyễn Phích là xã có địa giới hành chính lớn nhất tỉnh Cà Mau với 20 ấp. Theo Phó chủ tịch UBND xã Trần Quốc Sự: “Cùng với địa bàn rộng, dân cư đông, số lượng người địa phương đi làm ăn ngoài tỉnh khá lớn, việc triển khai công tác phòng, chống dịch ngay từ đầu được xác định là phải hết sức chặt chẽ, bài bản, không thể chủ quan, lơ là”. Một trong những công việc đầu tiên mà xã Nguyễn Phích siết chặt là quản lý dân cư, hộ tịch, không bỏ sót lọt những người lao động ngoài tỉnh trở về địa phương và người từ nơi khác đến.

Xã Nguyễn Phích siết chặt quản lý người địa phương vừa trở về, người từ nơi khác đến.

Ông Sự cho biết: “Ở vùng nông thôn, vấn đề đầu tiên là phải ổn định được tâm lý của người dân, giúp bà con tiếp cận được thông tin chính thống, không hoang mang bởi các tin đồn thất thiệt”. Bởi vậy, công tác tuyên truyền được xã Nguyễn Phích tập trung đẩy mạnh với nhiều hình thức linh hoạt, hiệu quả. Trạm truyền thanh của xã liên tục phát các bản tin, các văn bản chỉ đạo, các thông tin từ báo chí chính thống với tần suất 45 phút/lần qua hệ thống loa phóng thanh rải đều hết các ấp. Xã bố trí loa phóng thanh lưu động để thông tin, tuyên truyền giúp người dân nắm bắt được cách phòng, chống dịch bệnh, đồng thời chấp hành tốt Chỉ thị 16 của Chính phủ trong việc thực hiện giãn cách xã hội.

Đại uý Võ Hoàn Thiện, Phó trưởng Công an xã Nguyễn Phích, thông tin: “Lực lượng công an trực chiến 24/24, nắm bắt và theo dõi sát sao các đối tượng là người địa phương vừa trở về và người từ nơi khác đến. Kết hợp thực hiện khai báo lịch trình, đo thân nhiệt, cam kết thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và tự ý thức cách ly ở gia đình”. Các tổ công tác cũng thực hiện tuần tra, giám sát địa bàn, phát hiện và kiên quyết xử lý các trường hợp tụ tập đông người không tuân theo quy định giãn cách xã hội.
Anh Trần Quốc Toản, Ấp 9, xã Nguyễn Phích trở về địa phương từ TP Hồ Chí Minh và được vận động tự cách ly tại gia đình. Hàng ngày, tổ công tác tiến hành kiểm tra thân nhiệt, thực hiện việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách trong sinh hoạt với các thành viên ở cùng nhà.

Anh Toản cho biết: “Bà con ở đây chấp hành rất tốt các quy định về phòng, chống dịch. Bản thân tôi cũng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các tổ công tác. Trong hoàn cảnh dịch bệnh khó lường như thế này, mỗi người có ý thức một chút, vì xã hội một chút là điều nên làm”.

Ghi nhận của phóng viên, tại các bãi cừ tràm thuộc địa bàn xã vẫn có lao động làm việc, tuy nhiên, mọi người rất có ý thức về giữ khoảng cách và chấp hành nghiêm quy định đeo khẩu trang. Các tổ công tác thường xuyên theo dõi, kịp thời nhắc nhở, phát tặng khẩu trang để lực lượng lao động công nhật này đảm bảo điều kiện làm việc.

Lan toả những hành động đẹp

Theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, chị Cao Thuý Lil, Ấp 7, xã Nguyễn Phích tạm dừng mọi hoạt động kinh doanh, mua bán. Chị Lil tâm sự: “Nhà tôi sinh sống bằng nghề buôn bán nhỏ, nghỉ  cũng khó khăn lắm, nhưng mong ước lớn nhất bây giờ là dịch bệnh hết, mọi thứ trở lại bình thường”. Sẵn có nghề may vá, chị Lil hăng hái xung phong tham gia tổ may khẩu trang của xã Nguyễn Phích để góp công, góp sức vào việc chung. Không chỉ vậy, nhà chị Lil cũng trở thành địa điểm để các tổ viên may khẩu trang thực hiện công việc.

Cấp phát khẩu trang cho đối tượng lao động công nhật tại các bãi cừ tràm trên địa bàn xã Nguyễn Phích.

Chủ tịch Hội LHPN xã Nguyễn Phích Đào Huệ Nhu bộc bạch: “Bà con trong quê ít có thói quen đeo khẩu trang. Việc mua khẩu trang ở đây cũng khó lắm, tổ may khẩu trang xong thì cấp phát và vận động đến từng nhà để bà con thực hiện”. Chỉ khoảng nửa tháng, tổ may khẩu trang đã nhân rộng ra hầu hết các ấp, cung cấp gần 3.000 chiếc khẩu trang cho người dân. Bởi vậy, đa số người dân Nguyễn Phích có ý thức đeo khẩu trang khi ra đường, khi tiếp xúc. Các tổ công tác cũng trữ sẵn khẩu trang, sẵn sàng cấp phát cho những người chưa có khẩu trang hoặc chưa thực hiện tốt.

Tuổi trẻ Nguyễn Phích hăng hái tham gia, xung phong trên những tuyến đầu phòng, chống dịch. Bí thư Xã đoàn Nguyễn Phích Ngô Hoa Lia cho biết: “Lực lượng đoàn viên, thanh niên của xã Nguyễn Phích thực hiện kế hoạch đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà soát từng đối tượng để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn xã. Không chỉ vậy, chúng tôi phát động việc nêu gương, thực hiện nghiêm các quy định đối với lực lượng đoàn viên, thanh niên trong phòng, chống dịch”.

Không ngại khó, ngại khổ, với quyết tâm cao nhất, toàn hệ thống chính trị xã Nguyễn Phích đã vào cuộc ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh. Xã tiến hành rà soát, nắm bắt và hỗ trợ các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội, các đối tượng dễ bị tổn thương để kịp thời có sự sẻ chia, giúp đỡ với tinh thần sẻ áo nhường cơm, tương thân tương ái. Nói như Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích Trần Quốc Sự: “Trong thời điểm dịch bệnh khó khăn, cần phải nêu lên giá trị của tình làng nghĩa xóm, phải để bà con thấy nhà mình, xóm mình, xã mình là nơi an toàn, là nơi ai cũng cảm thấy tin cậy, gắn bó”./.

Quốc Rin

Tăng tốc hoàn thiện các công trình, phần việc chuẩn bị lễ kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc

Sáng nay (3/11), Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Thành Ngại cùng các Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi, Nguyễn Minh Luân và Lê Văn Sử đồng chủ trì cuộc họp rà soát, báo cáo tiến độ thực hiện các hoạt động chuẩn bị Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954-2024.

Chị Yến

Năm 1953, các trường trung học kháng chiến đưa học sinh đi tính thuế nông nghiệp. Chị Yến trong đoàn học sinh Bạc Liêu đến xã Tân Phú, huyện Hồng Dân làm nhiệm vụ. Thuế nông nghiệp tính theo 3 bậc: “lãnh canh”, “trực canh”, “phát canh”; ưu tiên cho nghèo làm đất mướn (lãnh canh) và có đất tự làm (trực canh) và tăng 25% đối với điền chủ cho mướn đất thu tô (phát canh). Do đó, phải có trình độ bút toán khá mới tính thuế nông nghiệp được.

Tăng cường “phủ xanh” thông tin tích cực, ngăn chặn thông tin xấu độc

Tăng cường "phủ xanh" thông tin tích cực, ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin xấu độc, làm trong sạch không gian mạng là mệnh lệnh của cuộc sống, là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của tất cả công dân Việt Nam yêu nước.

Nhớ những ân tình trên đất Bắc

Trong rất nhiều câu chuyện của các cô chú đi tập kết 1954, mỗi người một độ tuổi, một vị trí công tác và ở những địa phương khác nhau, nhưng hầu như câu chuyện nào cũng nhắc đến sự cưu mang, nhường cơm sẻ áo của đồng bào miền Bắc.

Công trình Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc - Các hạng mục đã cơ bản hoàn thành

Công trình xây dựng Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được khởi công xây dựng vào đầu tháng 1/2024, với diện tích hơn 10 ha.

Hồ sơ đi B - Xúc động đường về

Lúc tôi đến nhà và thông tin với Bác sĩ Nguyễn Văn Thể (Phường 2, TP Cà Mau), Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh đang giữ hồ sơ đi B của ông và sẽ liên hệ trao trả, ông hết sức ngỡ ngàng. Cách đây hơn 50 năm, khi về Nam (gọi là đi B), ông đã gửi lại tất cả giấy tờ, hồ sơ cho Uỷ ban Thống nhất Trung ương, cứ nghĩ những hồ sơ ấy theo thời gian đã bị hư hao và tiêu huỷ.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Nghĩa tình phụ nữ xứ Thanh

Cách đây 70 năm, năm 1954, thực hiện chủ trương của Ðảng và Bác Hồ, tỉnh Thanh Hoá đón nhận con em cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc học tập, để đào tạo đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam và cả nước sau này. Tại Sầm Sơn, chị em trên địa bàn tỉnh, từng đoàn người đã đem theo cơm ngô, cơm khoai đi đón tiếp. Khi xuống thuyền, nhiều chị tự nguyện cõng thương binh vào bờ, đỡ từng cái ba lô, từng túi gạo; các mẹ đến quạt cho bộ đội, thiếu nhi... như đón người thân trở về.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.