ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 11-10-24 08:26:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ba khía vào mùa

Báo Cà Mau Con ba khía rừng ngập mặn Cà Mau tập trung nhiều ở các huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn và Ðầm Dơi, với sản lượng hàng ngàn tấn mỗi năm. Năm 2019, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã công nhận nghề làm ba khía muối Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, là Di sản Văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia, từ đó được cả nước chú ý và lượng tiêu thụ cũng ngày càng tăng lên.

Con ba khía Cà Mau được đánh bắt và chế biến quanh năm, nhưng khoảng thời gian từ 15/8 đến 15/10 (âm lịch) là bước vào mùa vụ chính, được xem là ngon nhất vì chắc thịt và nhiều gạch son, ăn vừa thơm, vừa ngọt, vừa béo, vừa bùi.

Khoảng thời gian này ngày xưa được xem là mùa ba khía hội, ngày nay không còn nữa nhưng sản lượng vẫn nhiều hơn các mùa khác trong năm. Người đánh bắt thì vui mừng vì được tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo; các vựa thu mua thì làm việc hết công suất, thu gom đầy ắp kho ba khía nguyên liệu để chế biến món đặc sản ba khía muối khoái khẩu, cung cấp cho thị trường cả nước.

Vào những ngày đầu tháng 9 (âm lịch) là bắt đầu mùa vụ chính của con ba khía Cà Mau, xin mời bạn đọc tham quan cơ sở chế biến ba khía muối Ðầm Dơi, nơi có sản phẩm vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là “Sản phẩm OCOP tiêu biểu khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2024”.

Dây chuyền rửa ba khía nguyên liệu đầu tiên của Cà Mau, với công suất 2 tấn/giờ, nhanh gấp 5 lần làm thủ công.

 

Hệ thống rửa làm sạch bằng hàng chục vòi phun, ba khía sạch đều, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

Kiểm tra chất lượng sản phẩm, sơ chế, làm sạch sau khi muối và đóng gói bao bì sản phẩm.

 

Ðóng gói bao bì sản phẩm với nhiều trọng lượng khác nhau, từ 0,5 kg, 1 kg đến 2 kg, đáp ứng đa dạng nhu cầu khách hàng.

 

Ba khía tách mai, trộn sẵn, phục vụ đối tượng khách hàng thích nhanh, gọn, ngại chế biến.

 

Nguyễn Thanh Dũng thực hiện

 

Bánh mì - Món ăn dân dã mà gây thương nhớ

Bánh mì, cái tên bình dị, thân thương đã in sâu trong tâm trí biết bao thế hệ người dân Việt Nam bởi món bánh dân dã này dễ chế biến, có thể thưởng thức mọi lúc, mọi nơi và được bán trên khắp các con đường, ngõ phố, từ thành thị đến thôn quê.

Mắm chưng - Món ngon cho bữa cơm gia đình

Các loại mắm cá quen thuộc như: mắm lóc, mắm cá sặt, mắm cá phi, mắm cá linh, mắm cá sơn... ngoài ăn sống, nấu lẩu thì món mắm chưng cùng thịt ba rọi bằm nhuyễn, hột vịt, nêm gia vị, được xem là món ăn dân dã nhưng khá hao cơm trong các bữa cơm gia đình Việt.

Mát dịu vị tuổi thơ

Vốn là thức quà vặt gắn liền với tuổi thơ của biết bao người, ngày nay, các món kem mát lạnh dù được biến tấu với những sắc màu sáng tạo riêng để trở nên hấp dẫn hơn, nhưng đối với thực khách, món giải khát phổ biến này vẫn giữ đúng dư vị tuổi thơ mà ai cũng thích mê.

Tinh tuý món gỏi đồng quê

Ẩm thực không chỉ là nét văn hoá về vật chất mà còn là văn hoá về tinh thần, hình thành tự nhiên trong cuộc sống, và mỗi khi nhắc đến Cà Mau - mảnh đất địa đầu cực Nam Tổ quốc, thì ẩm thực luôn là một đề tài thú vị.

Mùa cà na chín rộ

Cà na thường chín rộ vào khoảng tháng 7, kéo dài đến khoảng tháng 9 âm lịch, loại cây này được trồng hoặc từ trái rụng rồi tự sinh sôi phát triển, phổ biến ở các tỉnh miền Tây. Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có hộ trồng cây cà na để làm cảnh, hoặc để con cháu quấn quýt hái trái khi có dịp trở về quê vào mùa cà na chín.

Về U Minh Hạ ăn gỏi cuốn hoa mua

Cây mua (hay còn gọi cây dã mẫu đơn) là loài cây bụi, thích nghi với đất phèn nên mọc nhiều ở rừng U Minh Hạ. Cây mua rừng có thân màu nâu, lá mọc đối xứng nhau, thân lá có lông nhám, là cây sống lâu năm nên chiều cao của chúng lên đến một vài mét. Hoa mua có 5 cánh, màu hồng tím và có phấn, thường nở thành 2-3 đoá nằm ở đầu cành. Quả mua chín có màu tím đen, vị ngọt ngon... Hoa mua chế biến được nhiều món ngon, trong đó phải kể đến món gỏi cuốn bánh tráng, với hoa mua trộn đọt choại, rất ngon.

Những món thân quen

Ở TP Cà Mau, những quán ăn lâu năm vẫn luôn là địa chỉ ẩm thực hấp dẫn đối với cả người dân địa phương và du khách, bởi hương vị các món ngon là bí quyết được lưu truyền qua nhiều thế hệ, với lượng khách quen đông đảo.

Món ăn từ hoa - Vừa đẹp, vừa ngon

Ở miền Tây sông nước có rất nhiều loài hoa dân dã được trồng trong vườn nhà, hoặc mọc ven sông, ao hồ... Không chỉ khoe sắc, tô điểm cho cảnh quan, các loài hoa này còn là nguồn thực phẩm sạch, được người dân khéo léo chế biến thành những món ăn ngon, đẹp mắt và mang hương vị đặc trưng riêng.

Bắt mắt bánh tằm khoai mì

Khoai mì được trồng nhiều trong các liếp vườn, bờ vuông ở vùng quê, ngoài món luộc truyền thống, người dân còn biến tấu món bánh tằm khoai mì, kết hợp phẩm màu từ rau củ thiên nhiên, giúp món ăn thêm bắt mắt, hấp dẫn.

Gần 40 năm giữ nghề làm tương hột

Tương hột là gia vị tạo nên hương vị đậm đà cho những món ăn quen thuộc của người dân Nam Bộ. Dù hiện nay có rất nhiều loại gia vị mới lạ trên thị trường, nhưng nhờ bí quyết tạo ra hương vị đặc trưng, nên nghề làm tương hột của lò tương Cúc Phương (Khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời) vẫn đỏ lửa duy trì và phát triển gần 40 năm nay.