ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 7-11-24 00:35:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tâm tình người hai quê

Báo Cà Mau (CMO) Vào những năm 1960 của thế kỷ trước, cư dân từ các vùng Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình của Quảng Nam hội tụ về vùng Tân Phú (thuộc xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi).

Từ chốn đất rộng người thưa, vùng đất này bắt đầu đông đúc, nhộn nhịp bởi lớp lớp người di cư đến lập làng sinh sống. Như tìm được nơi lý tưởng để an cư lập nghiệp, nhiều gia đình xứ Quảng từ Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Ngãi… cũng đổ về đây, tạo thành cộng đồng người Quảng đông đúc, trải rộng.

Thương sao chất giọng “răng, mô, chi, rứa”

Chúng tôi biết đến xóm nhỏ này nhờ vào chất giọng “đặc trưng” của anh Nguyễn Như Vàng, Chủ tịch UBND xã Tân Dân. Sinh ra và lớn lên tại Cà Mau, nhưng anh vẫn giữ giọng nói của quê cha. Đối với anh, giọng Quảng mộc mạc ấy là của ông bà, cha mẹ, là những bài hát ru đã theo anh từ ngày còn nằm nôi. 

Đang cặm cụi cắt tỉa mớ bông trang ngoài vườn, đón chúng tôi từ đằng xa, ông Đoàn Văn Dũng (Năm Dũng) hớn hở: "Hôm ni có nhà bố đến chơi hỉ" (hôm nay có nhà báo đến chơi). Ông Năm là cựu chiến binh 4/4, năm 1958, ông theo gia đình rời vùng đất Duy Xuyên, Quảng Nam hoà cùng những đoàn người vào Cà Mau định cư. Rồi cũng như bao nhiêu thanh niên khác, ông gia nhập vào lực lượng địa phương quân tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Trở về lập gia đình khi đất nước ngừng tiếng súng, người cựu binh mang trên mình vết đạn ở chân trái giờ đây là chủ nhân của ngôi nhà vườn với hàng trăm gốc bông trang có giá trị. Ở cái tuổi xưa nay hiếm, ông Năm vui thú điền viên bên con cháu. 

Sau nhiều thập kỷ cùng nhau sinh sống, không chỉ người dân ở ấp Tân Phú, mà ngay cả người dân ở các ấp lân cận khác đều đã quen những phương ngữ “răng, mô, chi, rứa” của dân sống trong “Xóm Quảng”. Dù cho đi ngoài đường, hay giao tiếp với hàng xóm láng giềng thì người ta vẫn giữ tròn vẹn từng câu, từng chữ. "Thời trước đi đâu, giao tiếp với người dân địa phương, nếu họ nghe không hiểu được thì chúng tôi sẽ nói chậm lại, chứ không cố gắng chỉnh giọng, vì đây là "đặc sản" quê hương mình mà", ông Năm tự hào chia sẻ.

Hơn 50 năm về Cà Mau sinh sống, ông Đoàn Văn Dũng giờ đây trở lại với thú vui nông nhàn.

“Cháu an lạc néo không”; “Cái đây hơ ngòn”, “Mua nước đé uống cho nó đẽ”, bà Huỳnh Thị Phượng (vợ ông Dũng) hóm hỉnh vài câu nói cho chúng tôi nghe. Theo bà Phượng, người dân trong ấp không hề có ý định chỉnh giọng, sửa giọng, họ vẫn giữ nguyên phương ngữ quê mình như niềm tự hào không gì có thể sánh được. Họ rất sảng khoái khi kể những mẩu chuyện cười ra nước mắt cũng từ cái giọng "rứa hỉ" của mình đã khiến nhiều người xứ khác lúng túng, nhưng lại dễ thương vô cùng.

Giữ mãi cốt cách 

Ông Dương Quốc Khánh (69 tuổi) sinh ra tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam. Rời quê vào Cà Mau sinh sống khi còn là một cậu bé, thế nên ký ức về quê hương đối với ông là một thứ gì đó rất mông lung. Nhưng ông bảo, điều tự hào là vẫn giữ tính cách của người miền Trung: Cần cù, chịu khó nhưng cương trực, thẳng thắn, lại rất lạc quan, vui tính và trọng tình nghĩa, dù sống trong cảnh cực khổ, đói rách nhưng họ luôn tin vào tương lai của chính mình. 

Nhớ những ngày đầu cùng cha mẹ đến vùng đất này lập nghiệp, ông Khánh trầm ngâm: “Ngày ấy ở đây muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, phương tiện đi lại toàn là đường thuỷ, không điện, thiếu nước ngọt, phải chờ những ghe nước từ Cần Thơ về đổi lấy từng lu, từng khạp. Người xứ khác đến mạnh ai người nấy cắm dùi, đất toàn năn sậy, bà con đến lạ đất, lạ người, làng xóm quạnh vắng, người dân lam lũ”.

Có thể nói đời sống bà con tại Xóm Quảng "lột xác" từ khi con tôm bắt đầu vùng vẫy trên vùng đất gian khó này. Công cuộc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đã thay đổi diện mạo quê hương, nhờ cật lực bám đất, bám ruộng nên hầu hết người dân trong Xóm Quảng giờ đây đều vươn lên khá giả, nhà cửa khang trang.

Từng là cựu giáo chức với 7 năm làm hiệu trưởng một trường ở xã Tân Dân, ông Khánh cho biết, người dân tại ấp rất coi trọng việc học hành của con cháu. 

“Ngày xưa vì không muốn con cái mình lỡ việc học, người dân tại đây tự góp tiền xây trường, dù nghèo khổ đến đâu vẫn cho con mình ăn học đến nơi đến chốn, bởi vậy giờ nhìn quanh trong xóm chỉ còn mấy ông bà già, lớp trẻ ra trường đi làm hết rồi”, ông Khánh tâm tình.

Tâm sự đôi chút về đặc trưng văn hoá của bà con miền Trung đã định hình và lan toả trong cộng đồng dân cư, ông Khánh bộc bạch: “Ngoài đức tính cần, kiệm, người dân trong xóm Quảng vẫn coi trọng vấn đề lễ nghĩa, vào các dịp lễ, tết họ thường làm bánh tráng, bánh đa, cao lầu, mì Quảng để dâng cúng ông bà. Dịp Thanh Minh chúng tôi thường sắp xếp về quê để săn sóc mồ mả ông bà, dòng tộc, tuy mang ơn quê người nhưng vẫn nhớ quê mình”./.

Chủ tịch UBND xã Tân Dân Nguyễn Như Vàng cho biết: “Ấp Tân Phú hiện có hơn 160 hộ, trong đó trên 90% là người gốc Quảng. Người Quảng vào đây không đất đai, tự cắm dùi mà sinh sống. Nhờ bản tính cần kiệm, họ tích tiểu thành đại, xây nhà cửa khang trang, lo cho con cái ăn học. Nhiều năm qua, nhờ phát triển mô hình đa cây, con nên đời sống bà con ổn định hơn rất nhiều".

Lâm Nghĩa

Tăng tốc hoàn thiện các công trình, phần việc chuẩn bị lễ kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc

Sáng nay (3/11), Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Thành Ngại cùng các Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi, Nguyễn Minh Luân và Lê Văn Sử đồng chủ trì cuộc họp rà soát, báo cáo tiến độ thực hiện các hoạt động chuẩn bị Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954-2024.

Chị Yến

Năm 1953, các trường trung học kháng chiến đưa học sinh đi tính thuế nông nghiệp. Chị Yến trong đoàn học sinh Bạc Liêu đến xã Tân Phú, huyện Hồng Dân làm nhiệm vụ. Thuế nông nghiệp tính theo 3 bậc: “lãnh canh”, “trực canh”, “phát canh”; ưu tiên cho nghèo làm đất mướn (lãnh canh) và có đất tự làm (trực canh) và tăng 25% đối với điền chủ cho mướn đất thu tô (phát canh). Do đó, phải có trình độ bút toán khá mới tính thuế nông nghiệp được.

Tăng cường “phủ xanh” thông tin tích cực, ngăn chặn thông tin xấu độc

Tăng cường "phủ xanh" thông tin tích cực, ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin xấu độc, làm trong sạch không gian mạng là mệnh lệnh của cuộc sống, là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của tất cả công dân Việt Nam yêu nước.

Nhớ những ân tình trên đất Bắc

Trong rất nhiều câu chuyện của các cô chú đi tập kết 1954, mỗi người một độ tuổi, một vị trí công tác và ở những địa phương khác nhau, nhưng hầu như câu chuyện nào cũng nhắc đến sự cưu mang, nhường cơm sẻ áo của đồng bào miền Bắc.

Công trình Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc - Các hạng mục đã cơ bản hoàn thành

Công trình xây dựng Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được khởi công xây dựng vào đầu tháng 1/2024, với diện tích hơn 10 ha.

Hồ sơ đi B - Xúc động đường về

Lúc tôi đến nhà và thông tin với Bác sĩ Nguyễn Văn Thể (Phường 2, TP Cà Mau), Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh đang giữ hồ sơ đi B của ông và sẽ liên hệ trao trả, ông hết sức ngỡ ngàng. Cách đây hơn 50 năm, khi về Nam (gọi là đi B), ông đã gửi lại tất cả giấy tờ, hồ sơ cho Uỷ ban Thống nhất Trung ương, cứ nghĩ những hồ sơ ấy theo thời gian đã bị hư hao và tiêu huỷ.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Nghĩa tình phụ nữ xứ Thanh

Cách đây 70 năm, năm 1954, thực hiện chủ trương của Ðảng và Bác Hồ, tỉnh Thanh Hoá đón nhận con em cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc học tập, để đào tạo đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam và cả nước sau này. Tại Sầm Sơn, chị em trên địa bàn tỉnh, từng đoàn người đã đem theo cơm ngô, cơm khoai đi đón tiếp. Khi xuống thuyền, nhiều chị tự nguyện cõng thương binh vào bờ, đỡ từng cái ba lô, từng túi gạo; các mẹ đến quạt cho bộ đội, thiếu nhi... như đón người thân trở về.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.