ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 6-11-24 22:32:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tết của người xa xứ

Báo Cà Mau (CMO) Khi không khí xuân bắt đầu tràn ngập trên khắp phố phường, len lỏi vào từng gia đình Việt Nam cũng là lúc mùa đông đang vây quanh bên kia địa cầu. Cảm giác đón tết xa quê hương, không có gia đình bên cạnh và xung quanh bốn bề tuyết phủ thật vô cùng kinh khủng. Chính vì vậy, được đón tết cùng gia đình dù chỉ vài ngày ngắn ngủi luôn là niềm vui bất tận cho những người con xa xứ…

Mùi vị của tết và hoa “ế” chiều 30!

Có được một chiếc bánh chưng hay bánh tét với đầy đủ hương vị, thịt mỡ, đậu xanh, nếp thơm là điều gần như “không tưởng” với những ai sống tại châu Âu, Mỹ… Mặc dù ở các chợ châu Á vẫn có bán bánh chưng, bánh tét nhưng không thể nào so sánh với chiếc bánh tại quê nhà. Trish Quỳnh Như (Florida, Mỹ) kể: “Tôi nhớ nhất là những năm được đón tết tại Sài Gòn trong khu xóm nhà ba mẹ ở quận Tân Bình. Cả xóm cùng nhau gói bánh. Nhà nào cũng có một nồi bánh to, í ới gọi nhau từ đầu ngõ đến cuối xóm. Tới chiều 30 tháng Chạp, cả nhà rủ nhau đi mua hoa “ế” vì lúc này các vựa hoa tranh thủ bán cho hết trước khi về nhà. Không khí ngoài đường luôn tấp nập, đông vui. Mặc dù chen chúc, kẹt xe nhưng ai cũng nở nụ cười trên môi. Năm nào cả nhà cũng nhớ mua chiếc bong bóng thiệt to màu đỏ cho bà ngoại”.

Trish Quỳnh Như (áo đen) cùng gia đình đón tết 2019.

Cùng cảm giác hứng khởi như Trish Quỳnh Như, Tâm Cao (Oklahoma, Mỹ) lại nhớ da diết tà áo dài đủ màu sắc hoà xuống đường trong những ngày tết, màu đỏ thắm của bao lì xì, tiếng pháo bông và đặc biệt là mùi thơm của các món ăn ngày tết: “Dù cho đi đến đâu tôi cũng không thể quên được. Đó là mùi của tết được toát ra từ nồi thịt kho, nồi canh khổ qua hầm, mùi gà luộc, mùi của các món mứt siêu hấp dẫn bày biện đẹp mắt trên bàn… Tất cả các mùi vị ấy, chỉ khi đến tết mới cảm thấy nhớ da diết, sâu sắc và ở mãi trong tim của mỗi người con xa xứ”.

Tâm Cao đón tết sau 5 năm xa quê hương.

An Nhiên (Amsterdam, Hà Lan) còn nhớ về tết bằng mùi thơm thoang thoảng của nhang trầm mẹ thắp trên bàn thờ Phật và ông bà mỗi tối giao thừa: “Khi còn ở Việt Nam, hầu như năm nào tôi cũng thức để giúp mẹ cúng giao thừa. Cảm giác chứng kiến thời khắc năm cũ chuyển sang năm mới thật kỳ diệu. Khi những chùm pháo hoa rực sáng ở các góc chung cư, mùi nhang trầm thơm thoang thoảng toả ra cùng với những lời cầu nguyện cho một năm bình an… Đó chính là những ký ức không thể nào quên dù có già đi bao nhiêu tuổi...”.

Phương Anh đón tết cùng gia đình.

 

Phương Anh cùng mẹ đón tết.

Nhắc đến mùi hương trầm ngày tết, Phương Anh (Luân Đôn, Anh Quốc) lại nhớ sâu sắc mùi thơm ngào ngạt trong khoảnh khắc đầu năm đi lễ chùa cùng với gia đình. Đã sống xa gia đình hơn 24 năm, khoảng thời gian quá dài nên mỗi lần được đón tết với cả nhà luôn là một kỷ niệm sâu sắc: “Tôi vẫn nhớ không khí tết khi tôi còn ở Việt Nam. Đó là những quả dưa hấu thật to, thật đỏ. Cả nhà cùng nhau gói bánh chưng. Khi đã sống xa gia đình rồi, mỗi lần được đón tết cùng nhau tôi mới cảm nhận rõ ràng nhất tình thương yêu dành cho nhau. Chúng ta sẽ chỉ mong dành thời gian ít ỏi đó để hàn huyên tâm sự, kể lại những chuyện ngày xưa và chúc nhau một năm mới thật bình an, hạnh phúc. Chỉ khi cách xa nơi chôn nhau cắt rốn mới thấy quý những ký ức đẹp thời thơ ấu”.

Những món quà chắt chiu từ đứa con phương xa…

Bích Việt (Berlin, Đức) sinh ra tại Hà Nội nhưng đã được bố mẹ đưa qua Đức sinh sống khi mới sáu tháng tuổi. Ký ức về Việt Nam khá mờ nhạt cho đến khi cô kết hôn với chồng, người có hơn 20 năm sinh ra và lớn lên tại Việt Nam. Từ khi kết hôn, Bích Việt bắt đầu nói và viết tiếng Việt tốt hơn, đặc biệt là có nhiều chuyến thăm Việt Nam, biết thêm nhiều về văn hoá truyền thống và ẩm thực nơi cô sinh ra. Có thể nói tết năm nay vô cùng đặc biệt với Bích Việt vì đây là lần đầu tiên cô theo chồng về Sài Gòn ăn tết: “Tôi lớn lên trong một gia đình Việt ở Đức và dần nhận ra rằng những người Việt sống ở đây làm việc rất chăm chỉ. Họ dành dụm ngày phép và tiền để khi đến tết mua được vé máy bay về Việt Nam cũng như mua thật nhiều quà cho gia đình. Nhìn sự chăm chút cho từng món quà sẽ thấy được tình yêu thương vô bờ của họ dành cho gia đình".

Bích Việt và ông xã trong trang phục ngày tết.

An Nhiên (Amsterdam, Hà Lan) cũng không giấu nỗi sung sướng khi năm nay chính là năm đầu tiên cô được ký hợp đồng lao động chính thức và điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có chút ít tiền mua quà cho cả nhà.

“Những năm gần đây, tôi khuyến khích các thành viên trong gia đình nên tặng nhau quà thay vì lì xì tiền. Tôi thấy việc tặng quà theo truyền thống của người phương Tây vào dịp Giáng sinh rất hay. Vì khi đó, chúng ta sẽ đặt tình cảm, thời gian để chọn được những món quà phù hợp nhất. Kiểu như lì xì nhưng là lì xì có tâm hơn”, An Nhiên cười tươi.

Ngoài những món quà dành cho các thành viên trong gia đình, điều rất đặc biệt và thiêng liêng đối với mỗi gia đình Việt Nam là chuẩn bị thật tươm tất cho bàn thờ ông bà. Bích Việt chia sẻ: “Mặc dù sống rất lâu ở Đức nhưng ba mẹ tôi vẫn giữ phong tục lâu đời, đó là sắm sửa thật đầy đủ, trang nghiêm cho bàn thờ tổ tiên ngày tết. Vào những ngày tết, cả nhà cùng nhau nấu những món ăn ngon, bày biện bánh chưng, hoa quả thật tươi và đẹp lên bàn thờ. Sau đó, cả nhà sẽ cùng cầu nguyện cho một năm mới nhiều sức khoẻ, bình an. Khoảnh khắc đó vô cùng thiêng liêng và tôi không thể nào quên”.

Sài gòn bỗng đẹp hơn

Có một điều thú vị mà cả năm người tham gia trong bài viết này đều cho rằng “dường như Sài Gòn đẹp hơn vào những ngày tết đến”. Có lẽ chính vì những người con từ các tỉnh, thành xa xôi đã trở về nhà đón xuân bên gia đình và Sài Gòn trở lại với sự yên tĩnh, thoáng đãng, không còn xe cộ tấp nập như thường lệ.

“Tôi đã từng về Sài Gòn vài lần trước kia nhưng chưa bao giờ vào đúng dịp tết. Ông xã của tôi nói tôi sẽ được thưởng thức Sài Gòn rất khác bởi không gian yên tĩnh hơn, các hàng quán không còn mở cửa 24/24 và chúng tôi sẽ cùng gia đình đi lễ chùa, mặc những tà áo dài truyền thống và đặc biệt là sẽ dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp cho năm mới. Chúng tôi đang rất háo hức chờ đến ngày tết và cả gia đình chồng cũng mong từng ngày để gặp lại chúng tôi. Với tôi, tình cảm gia đình thật quá tuyệt vời!”, Bích Việt hào hứng chia sẻ.

Cùng suy nghĩ với Bích Việt, Phương Anh cũng dành tình cảm đặc biệt cho Sài Gòn vào những ngày tết: “Không gì bằng đường phố Sài Gòn trở nên tĩnh lặng, dịu dàng hơn. Sự yên tĩnh hiếm hoi của Sài Gòn ngay đúng dịp tết khiến tết trở nên đặc biệt hơn rất nhiều”.Phải! Dù ở đâu, làm gì, ở lứa tuổi nào thì tết luôn là một danh từ chứa nhiều ký ức. Tết là khi người ta chỉ muốn quay về để được cùng cười, cùng nhắc lại chuyện đời xưa, cùng chúc nhau một năm đầy sung túc, viên mãn. Và hơn cả, tết chính là gia đình, là tình thương không thể cắt lìa trong bất kỳ người con Việt xa quê hương…

YK Đỗ

Liên kết hữu ích
Công ty quà tặng doanh nghiệp grand cru

Tăng tốc hoàn thiện các công trình, phần việc chuẩn bị lễ kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc

Sáng nay (3/11), Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Thành Ngại cùng các Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi, Nguyễn Minh Luân và Lê Văn Sử đồng chủ trì cuộc họp rà soát, báo cáo tiến độ thực hiện các hoạt động chuẩn bị Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954-2024.

Chị Yến

Năm 1953, các trường trung học kháng chiến đưa học sinh đi tính thuế nông nghiệp. Chị Yến trong đoàn học sinh Bạc Liêu đến xã Tân Phú, huyện Hồng Dân làm nhiệm vụ. Thuế nông nghiệp tính theo 3 bậc: “lãnh canh”, “trực canh”, “phát canh”; ưu tiên cho nghèo làm đất mướn (lãnh canh) và có đất tự làm (trực canh) và tăng 25% đối với điền chủ cho mướn đất thu tô (phát canh). Do đó, phải có trình độ bút toán khá mới tính thuế nông nghiệp được.

Tăng cường “phủ xanh” thông tin tích cực, ngăn chặn thông tin xấu độc

Tăng cường "phủ xanh" thông tin tích cực, ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin xấu độc, làm trong sạch không gian mạng là mệnh lệnh của cuộc sống, là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của tất cả công dân Việt Nam yêu nước.

Nhớ những ân tình trên đất Bắc

Trong rất nhiều câu chuyện của các cô chú đi tập kết 1954, mỗi người một độ tuổi, một vị trí công tác và ở những địa phương khác nhau, nhưng hầu như câu chuyện nào cũng nhắc đến sự cưu mang, nhường cơm sẻ áo của đồng bào miền Bắc.

Công trình Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc - Các hạng mục đã cơ bản hoàn thành

Công trình xây dựng Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được khởi công xây dựng vào đầu tháng 1/2024, với diện tích hơn 10 ha.

Hồ sơ đi B - Xúc động đường về

Lúc tôi đến nhà và thông tin với Bác sĩ Nguyễn Văn Thể (Phường 2, TP Cà Mau), Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh đang giữ hồ sơ đi B của ông và sẽ liên hệ trao trả, ông hết sức ngỡ ngàng. Cách đây hơn 50 năm, khi về Nam (gọi là đi B), ông đã gửi lại tất cả giấy tờ, hồ sơ cho Uỷ ban Thống nhất Trung ương, cứ nghĩ những hồ sơ ấy theo thời gian đã bị hư hao và tiêu huỷ.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Nghĩa tình phụ nữ xứ Thanh

Cách đây 70 năm, năm 1954, thực hiện chủ trương của Ðảng và Bác Hồ, tỉnh Thanh Hoá đón nhận con em cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc học tập, để đào tạo đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam và cả nước sau này. Tại Sầm Sơn, chị em trên địa bàn tỉnh, từng đoàn người đã đem theo cơm ngô, cơm khoai đi đón tiếp. Khi xuống thuyền, nhiều chị tự nguyện cõng thương binh vào bờ, đỡ từng cái ba lô, từng túi gạo; các mẹ đến quạt cho bộ đội, thiếu nhi... như đón người thân trở về.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.