ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 6-11-24 18:19:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tín hiệu vui cho nghề đan đát

Báo Cà Mau (CMO) Đan đát là nghề truyền thống đã gắn bó với người dân huyện U Minh từ những ngày đầu khai hoang mở đất. Đến nay, nghề này vẫn được một số hộ dân trên địa bàn huyện duy trì. Tuy nhiên, số lượng người theo nghề không còn nhiều. Thời gian gần đây, nghề đan đát có dấu hiệu hồi phục do các sản phẩm từ tre trúc được thị trường ưa chuộng. Huyện U Minh cũng định hướng để phát triển du lịch gắn với làng nghề đan đát truyền thống.

Xã Nguyễn Phích được ví như thủ phủ làm nghề đan đát của huyện U Minh. Hiện nay, trên địa bàn xã còn hàng chục hộ đang gắn bó với nghề. Theo ông Trịnh Tấn Nghiêm (Ấp 5, xã Nguyễn Phích), nghề này dù thu nhập không cao nhưng bền và có thể làm trong thời gian rảnh rỗi. Nhờ đan đát đã giúp trang trải được cuộc sống gia đình ông lúc khó khăn. Giờ đây mặc dù cuộc sống dần ổn định nhưng ông vẫn tâm huyết giữ lại nghề truyền thống đã gắn bó với gia đình từ bao đời nay.

 “Bây giờ mối đặt rất nhiều, có khi làm tới ban đêm. Thu nhập cũng 2-3 triệu đồng/tháng”, ông Trịnh Tấn Nghiêm chia sẻ.

Nghề đan đát đang dần khởi sắc trở lại.

Thời gian gần đây, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm đến các vật dụng làm từ tre trúc, vì vậy sản phẩm của làng nghề đan đát được tiêu thụ mạnh trở lại. Bà Nguyễn Thị Thu, Ấp 5, xã Nguyễn Phích, cho biết: “Sản phẩm làm ra không đủ để bán vì có nhiều mối thu mua. Tôi phải chia ra, 10 ngày làm cho mối này, 10 ngày sau thì bán cho mối khác. Mùa khô bán nhiều lắm, làm không xuể luôn. Mùa mưa bán cũng được nhưng ít hơn”.

Mặc dù nghề đan đát gần đây phát triển mạnh, nhưng số hộ gắn bó với nghề không còn nhiều. Phần vì thu nhập từ nghề không cao, phần vì việc tìm tre trúc đang gặp khó khăn. Đa số những hộ làm nghề đan đát ngoài tận dụng một ít nguyên liệu sẵn có trong vườn, phải tìm mua tre trúc từ những nơi khác.

Ông Trịnh Tấn Nghiêm cho biết: “Bây giờ người dân chuyển qua nuôi tôm, tre trúc bị phá bỏ gần hết. Hiện nay, nhà tôi còn giữ lại được một ít tre, trúc thì phải mua thêm. Riêng tre tàu để nứt vành thì khó kiếm lắm”.

Một trong những mục tiêu của huyện U Minh những năm tới là phát triển mạnh du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Ngoài việc khôi phục vườn dâu Cái Tàu, mở rộng vườn cây ăn trái, thì nghề đan đát truyền thống cũng được huyện ưu tiên phát triển để kết hợp với các tour, tuyến làm du lịch trải nghiệm. Các hộ làm nghề đan đát thay vì sản xuất các sản phẩm truyền thống sẽ sản xuất các mặt hàng mới, làm sản phẩm lưu niệm. Nếu được tổ chức tốt, đây chính là một tín hiệu vui cho những người tâm huyết với nghề đan đát truyền thống.

Một số hộ dân đang làm sản phẩm đan đát thu nhỏ bán cho khách du lịch làm quà lưu niệm.

Chủ tịch UBND huyện U Minh Dư Bé Ba cho biết: “Khi đến Cà Mau, người ta rất muốn đến địa danh U Minh. Đây là điều kiện tốt để huyện U Minh phát triển du lịch. Chúng tôi đang tập trung tái tạo lại làng nghề đan đát truyền thống, xem đây là nghề thế mạnh của địa phương để làm du lịch”.

Trải qua bao thăng trầm, giờ đây những người tâm huyết với nghề đan đát cảm thấy vui vì nghề đang dần khởi sắc trở lại. Vấn đề mà người làm nghề quan tâm hiện nay chính là phát triển các vườn tre, trúc để có đủ nguyên liệu sản xuất trong thời gian tới./.

Trần Chương

Liên kết hữu ích
Hướng dẫn đọc sách online hiệu quả mẫu cv xin việc file word miễn phí

Tăng tốc hoàn thiện các công trình, phần việc chuẩn bị lễ kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc

Sáng nay (3/11), Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Thành Ngại cùng các Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi, Nguyễn Minh Luân và Lê Văn Sử đồng chủ trì cuộc họp rà soát, báo cáo tiến độ thực hiện các hoạt động chuẩn bị Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954-2024.

Chị Yến

Năm 1953, các trường trung học kháng chiến đưa học sinh đi tính thuế nông nghiệp. Chị Yến trong đoàn học sinh Bạc Liêu đến xã Tân Phú, huyện Hồng Dân làm nhiệm vụ. Thuế nông nghiệp tính theo 3 bậc: “lãnh canh”, “trực canh”, “phát canh”; ưu tiên cho nghèo làm đất mướn (lãnh canh) và có đất tự làm (trực canh) và tăng 25% đối với điền chủ cho mướn đất thu tô (phát canh). Do đó, phải có trình độ bút toán khá mới tính thuế nông nghiệp được.

Tăng cường “phủ xanh” thông tin tích cực, ngăn chặn thông tin xấu độc

Tăng cường "phủ xanh" thông tin tích cực, ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin xấu độc, làm trong sạch không gian mạng là mệnh lệnh của cuộc sống, là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của tất cả công dân Việt Nam yêu nước.

Nhớ những ân tình trên đất Bắc

Trong rất nhiều câu chuyện của các cô chú đi tập kết 1954, mỗi người một độ tuổi, một vị trí công tác và ở những địa phương khác nhau, nhưng hầu như câu chuyện nào cũng nhắc đến sự cưu mang, nhường cơm sẻ áo của đồng bào miền Bắc.

Công trình Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc - Các hạng mục đã cơ bản hoàn thành

Công trình xây dựng Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được khởi công xây dựng vào đầu tháng 1/2024, với diện tích hơn 10 ha.

Hồ sơ đi B - Xúc động đường về

Lúc tôi đến nhà và thông tin với Bác sĩ Nguyễn Văn Thể (Phường 2, TP Cà Mau), Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh đang giữ hồ sơ đi B của ông và sẽ liên hệ trao trả, ông hết sức ngỡ ngàng. Cách đây hơn 50 năm, khi về Nam (gọi là đi B), ông đã gửi lại tất cả giấy tờ, hồ sơ cho Uỷ ban Thống nhất Trung ương, cứ nghĩ những hồ sơ ấy theo thời gian đã bị hư hao và tiêu huỷ.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Nghĩa tình phụ nữ xứ Thanh

Cách đây 70 năm, năm 1954, thực hiện chủ trương của Ðảng và Bác Hồ, tỉnh Thanh Hoá đón nhận con em cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc học tập, để đào tạo đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam và cả nước sau này. Tại Sầm Sơn, chị em trên địa bàn tỉnh, từng đoàn người đã đem theo cơm ngô, cơm khoai đi đón tiếp. Khi xuống thuyền, nhiều chị tự nguyện cõng thương binh vào bờ, đỡ từng cái ba lô, từng túi gạo; các mẹ đến quạt cho bộ đội, thiếu nhi... như đón người thân trở về.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.