ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 6-11-24 18:20:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

U70 hăng say lao động

Báo Cà Mau (CMO) Nhiều người đã quen với hình ảnh một cụ bà tóc bạc, lưng còng vì tuổi cao nhưng vẫn miệt mài lao động sản xuất kiếm thêm thu nhập cho gia đình, đó là bà Trần Mỹ Ngọc, Khóm 5, phường Tân Thành, TP Cà Mau.

“Con cái về chơi, thấy tôi làm tụi nó la dữ lắm. Tụi nó nói tôi lớn tuổi rồi nghỉ ngơi cho khoẻ. Mà tôi ở không là tôi không có khoẻ, làm cả ngày vậy mà thấy tinh thần vui vẻ, tay chân cũng nhanh nhẹn hơn. Mặc dù hiện nay, cuộc sống đã ổn định, nhà cửa đã khang trang nhưng máu nông dân lao động chân tay đã ăn sâu vào máu thịt của mình rồi”, cụ bà U70 Trần Mỹ Ngọc bộc bạch.

Bà Ngọc chăm chút cắt rau má giao cho khách.

Mùa khô hạn kéo dài vậy mà luống rau má trước sân nhà bà Ngọc vẫn xanh mướt. Mỗi luống rau được bà Ngọc luân phiên cắt và chăm sóc để phục vụ khách hàng. Mấy năm qua, nhờ đám rau má này mà hàng tháng mọi chi tiêu trong gia đình bà Ngọc không cần phải lo nữa. Với bà Ngọc, việc trồng trọt không chỉ giúp gia đình bà trang trải cuộc sống kinh tế, mà đây còn là cách bà sống trọn vẹn với bản chất nông dân lam lũ, chịu khó của mình.

Mỗi ngày, ngoài những lúc bận bịu cơm nước, may vá thì thời gian còn lại bà Ngọc đều chăm chút cho vườn rau trước sân. Loay hoay bên rổ rau vừa mới cắt, bà Ngọc cẩn thận nhặt từng cọng cỏ, miếng đất sót lại, rồi gói ghém từng bọc chuẩn bị giao cho khách.

Bà Ngọc cho hay: “Hôm nào khách điện đặt rau thì tôi mang tới nhà luôn. Không có ai dặn thì tôi cắt  mang ra chợ bỏ cho mối. Rau sạch nhà mình trồng nên chăm chút kỹ, mà mỗi ký có 20.000 đồng nên bà con đặt mua liên tục”.

Ngoài trồng rau màu, lúc rảnh rang bà Ngọc còn tận dụng vải may thảm. Mỗi tấm thảm được bà nâng niu và may tỉ mỉ từng đường chỉ. Thảm bà Ngọc may không chỉ để sử dụng trong gia đình mà còn bán cho các tiệm tạp hoá. Mỗi tấm thảm có giá từ 40.000 đồng trở lên nhưng bà Ngọc dành cho nó bằng cả sự đam mê của người thợ may. “Ngày trước tôi có nghề may mền, cắt vải vụn ra rồi kết lại từng miếng làm thành cái mền. Con cái đứa nào có gia đình cũng cho tụi nó một cái. Giờ người ta không còn xài kiểu mền đó nữa nên tôi chuyển sang làm thảm”, bà Ngọc phân trần.

Bà Ngọc còn có hơn chục công đất nuôi cá. Tiền lời từ mỗi vụ cá chình bà tích luỹ, ít khi sử dụng đến. Việc sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày đều nhờ việc bà trồng rau, may thảm. Nhờ chí thú làm ăn, vợ chồng bà Ngọc đã nuôi được 2 người con ăn học đến nơi đến chốn. Con cái thành đạt, kinh tế ổn định, ở tuổi xế chiều bà Ngọc vẫn cần cù lao động như thời gian khó mấy chục năm trước. Năm 2019, bà Ngọc vinh dự được chị em phụ nữ phường Tân Thành biểu dương điển hình về tinh thần vượt khó, cần cù trong lao động sản xuất.

Phó chủ tịch Hội LHPN phường Tân Thành Trần Như Thảo cho biết: “Thời gian qua, phong trào thi đua lao động sản xuất của Hội LHPN phường phát động được chị em hưởng ứng rất tích cực. Trong đó có nhiều hội viên dù đã lớn tuổi nhưng vẫn hăng say lao động, tiêu biểu như cô Ngọc. Hội LHPN phường đã chọn cô Ngọc là tấm gương điển hình để chị em trong hội học tập, làm theo”./.

An Kỳ

Tăng tốc hoàn thiện các công trình, phần việc chuẩn bị lễ kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc

Sáng nay (3/11), Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Thành Ngại cùng các Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi, Nguyễn Minh Luân và Lê Văn Sử đồng chủ trì cuộc họp rà soát, báo cáo tiến độ thực hiện các hoạt động chuẩn bị Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954-2024.

Chị Yến

Năm 1953, các trường trung học kháng chiến đưa học sinh đi tính thuế nông nghiệp. Chị Yến trong đoàn học sinh Bạc Liêu đến xã Tân Phú, huyện Hồng Dân làm nhiệm vụ. Thuế nông nghiệp tính theo 3 bậc: “lãnh canh”, “trực canh”, “phát canh”; ưu tiên cho nghèo làm đất mướn (lãnh canh) và có đất tự làm (trực canh) và tăng 25% đối với điền chủ cho mướn đất thu tô (phát canh). Do đó, phải có trình độ bút toán khá mới tính thuế nông nghiệp được.

Tăng cường “phủ xanh” thông tin tích cực, ngăn chặn thông tin xấu độc

Tăng cường "phủ xanh" thông tin tích cực, ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin xấu độc, làm trong sạch không gian mạng là mệnh lệnh của cuộc sống, là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của tất cả công dân Việt Nam yêu nước.

Nhớ những ân tình trên đất Bắc

Trong rất nhiều câu chuyện của các cô chú đi tập kết 1954, mỗi người một độ tuổi, một vị trí công tác và ở những địa phương khác nhau, nhưng hầu như câu chuyện nào cũng nhắc đến sự cưu mang, nhường cơm sẻ áo của đồng bào miền Bắc.

Công trình Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc - Các hạng mục đã cơ bản hoàn thành

Công trình xây dựng Cụm tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được khởi công xây dựng vào đầu tháng 1/2024, với diện tích hơn 10 ha.

Hồ sơ đi B - Xúc động đường về

Lúc tôi đến nhà và thông tin với Bác sĩ Nguyễn Văn Thể (Phường 2, TP Cà Mau), Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh đang giữ hồ sơ đi B của ông và sẽ liên hệ trao trả, ông hết sức ngỡ ngàng. Cách đây hơn 50 năm, khi về Nam (gọi là đi B), ông đã gửi lại tất cả giấy tờ, hồ sơ cho Uỷ ban Thống nhất Trung ương, cứ nghĩ những hồ sơ ấy theo thời gian đã bị hư hao và tiêu huỷ.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Nghĩa tình phụ nữ xứ Thanh

Cách đây 70 năm, năm 1954, thực hiện chủ trương của Ðảng và Bác Hồ, tỉnh Thanh Hoá đón nhận con em cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc học tập, để đào tạo đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam và cả nước sau này. Tại Sầm Sơn, chị em trên địa bàn tỉnh, từng đoàn người đã đem theo cơm ngô, cơm khoai đi đón tiếp. Khi xuống thuyền, nhiều chị tự nguyện cõng thương binh vào bờ, đỡ từng cái ba lô, từng túi gạo; các mẹ đến quạt cho bộ đội, thiếu nhi... như đón người thân trở về.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.