ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 1-2-25 12:04:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðất “Chín Rồng” bước vào kỷ nguyên mới

Báo Cà Mau Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh. Khi điểm nghẽn lớn nhất về hạ tầng giao thông đang dần được tháo gỡ bằng những công trình thế kỷ, đã và đang "vượt sông, băng đồng", tạo nên sự kết nối, sức bật mới, để vùng đất này bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Cầu Mỹ Thuận 1 và cầu Mỹ Thuận 2 vượt Sông Tiền, kết nối giữa Tiền Giang và Vĩnh Long.

Cầu Mỹ Thuận 1 và cầu Mỹ Thuận 2 vượt Sông Tiền, kết nối giữa Tiền Giang và Vĩnh Long.

Đã có tuyến cao tốc vận hành hiệu quả, đầy tự hào, gồm: Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ; các cây cầu: Cần Thơ, Rạch Miễu, Mỹ Thuận, Vàm Cống, Cao Lãnh... Và nay, đại công trường trên vùng đất Cửu Long đang rộn ràng trong khí thế thi đua hăng say, sớm hoàn thành các dự án đường bộ cao tốc trục ngang, trục dọc.

Cầu Cần Thơ nằm trên Quốc lộ 1, là trục kết nối quan trọng giữa cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Cần Thơ - Cà Mau tới đây.

Cầu Cần Thơ nằm trên Quốc lộ 1, là trục kết nối quan trọng giữa cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Cần Thơ - Cà Mau tới đây.

“Bằng mọi giá phải hoàn thành công trình vào cuối năm 2025”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định quyết tâm về thời gian đưa vào vận hành tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, bởi đó là thời cơ, khát vọng, là mệnh lệnh nên không thể chậm, không thể chờ.

Giao thông bộ mở đường sẽ kéo theo phát triển logistics, giảm chi phí đầu vào cho sản xuất, gia tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, tạo ra không gian phát triển mới, đẩy nhanh việc tái cơ cấu kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ứng dụng khoa học - công nghệ vùng ÐBSCL.

Khu vực ÐBSCL hiện đang triển khai 9 dự án giao thông quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, với tổng vốn đầu tư khoảng 106.000 tỷ đồng. Các dự án gồm: Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Ðông đoạn Cần Thơ - Cà Mau gồm 2 đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau; Dự án cao tốc Châu Ðốc - Cần Thơ - Sóc Trăng gồm 4 dự án thành phần; Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu gồm 2 dự án thành phần; Dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh; Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận; Dự án Cao Lãnh - Lộ Tẻ; Dự án Lộ Tẻ - Rạch Sỏi; Dự án cầu Rạch Miễu 2; Dự án cầu Ðại Ngãi.

Tuyến cao tốc thành phần Cần Thơ - Cà Mau có tổng chiều dài 110,85 km, do Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 27.523 tỷ đồng.

Tuyến cao tốc thành phần Cần Thơ - Cà Mau có tổng chiều dài 110,85 km, do Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 27.523 tỷ đồng.

Ðiều đáng mừng là đã có 8/9 dự án đang tổ chức thi công. Riêng dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh dự kiến khởi công đầu năm 2025. Trong tổng số 8 dự án đang triển khai, có 6 dự án có kế hoạch hoàn thành trong năm 2025 và sau 2025, gồm 4 dự án đường bộ cao tốc với tổng chiều dài 207 km thuộc kế hoạch thi đua hoàn thành 3.000 km và 2 dự án cầu, đường bộ.

Cầu Vàm Cống được xem là cây cầu dài nhất (gần 3 km) vượt Sông Hậu, nối liền tỉnh Ðồng Tháp và TP Cần Thơ, đây cũng là công trình kết nối tuyến cao tốc trục dọc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi.

Cầu Vàm Cống được xem là cây cầu dài nhất (gần 3 km) vượt Sông Hậu, nối liền tỉnh Ðồng Tháp và TP Cần Thơ, đây cũng là công trình kết nối tuyến cao tốc trục dọc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi.

Với tinh thần “3 ca, 4 kíp", "vượt nắng, thắng mưa", “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại là 1 trong 3 đột phá chiến lược đã được Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra; trong đó xác định mục tiêu đến năm 2025, cả nước có 3.000 km đường cao tốc, đến năm 2030 có 5.000 km đường cao tốc, vì thế cần tăng tốc thi công, sớm hoàn thiện công trình, đưa vào vận hành hiệu quả, trong đó có những dự án, công trình trọng điểm tại ÐBSCL, như là món quà dâng lên Ðại hội lần thứ XIV của Ðảng, tạo nền tảng vững chắc, động lực cổ vũ to lớn, là sức mạnh động viên cả nước cùng hăng say thi đua trên mọi lĩnh vực, là cơ hội lịch sử đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

 

Lâm Minh Diện

 

Năng động kinh tế biển

Ba mặt giáp biển, có chiều dài bờ biển lên đến 254 km, ngư trường rộng khoảng 80.000 km2 và tiếp giáp với vùng biển các nước Ðông Nam Á... là những điểm nhấn đặc biệt mỗi khi nhắc đến Cà Mau. Những điều kiện này đã tạo ra hàng loạt lợi thế như nguồn lợi thuỷ sản lớn, thuận tiện cho khai thác và nuôi trồng; phát triển kinh tế hàng hải, năng lượng tái tạo và cả du lịch biển, đảo.

Thông điệp từ mũi đất xanh

Cà Mau, tỉnh địa đầu cực Nam Tổ quốc, đang đứng trước những vận hội lớn lao và cả không ít những thách thức để khẳng định sức vóc, vươn tầm phát triển. Nhìn về bối cảnh của Cà Mau, từ thiên thời, địa lợi đến nhân hoà; từ chiều sâu lịch sử - văn hoá; vốn liếng tài nguyên, có thể mạnh dạn khẳng định đây là thời điểm để Cà Mau xây dựng, định hình và lan toả thông điệp của riêng mình đặt trong mối liên hệ chung với khu vực và cả nước trong hành trình vươn tới.

Tự tin bước vào năm mới

Năm 2024, tỉnh Cà Mau đã ghi đậm dấu ấn trong tiến trình phát triển với bức tranh tổng thể của gam màu tươi sáng, tích cực. Những thành tựu toàn diện về kinh tế, văn hoá - xã hội chính là nền tảng vững chắc cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của tỉnh địa đầu cực Nam Tổ quốc.

Khoa học, công nghệ - Ðộng lực của phát triển bền vững

Khoa học và công nghệ (KH&CN) từ lâu đã được xác định là động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn của sự đổi mới, hiện đại thì KH&CN càng trở nên quan trọng hơn.

“Chợ” trên biển

Ðánh bắt xa bờ trên những chiếc tàu công suất lớn được xem là giải pháp quan trọng nằm trong chiến lược phát triển kinh tế biển của quốc gia nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng. Cùng với đó, những dịch vụ hậu cần, trong đó có dịch vụ thu mua hải sản trên biển có những bước tiến tích cực. Sự hình thành và phát triển dịch vụ thu mua đem lại nhiều tiện ích đối với nghề biển tại địa phương.

Ðòn bẩy hạ tầng giao thông

Cùng với đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tập trung nguồn lực hoàn thiện hệ thống hạ tầng được Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định là 3 khâu đột phá chiến lược để phát triển.

Nhộn nhịp làng nghề

Tết Nguyên đán không chỉ là cơ hội để các cơ sở kinh doanh tăng doanh thu do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm hàng hoá của người dân tăng cao, mà còn là cơ hội để các nghề truyền thống đẩy mạnh sản xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm độc đáo, góp phần phát triển kinh tế ở nông thôn.

Doanh nhân trẻ - Thách thức và cơ hội

Trong thời đại toàn cầu hoá và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nhân trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tạo dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp. Tại tỉnh Cà Mau, đội ngũ doanh nhân trẻ không chỉ là lực lượng chủ chốt trong phát triển kinh tế địa phương mà còn là những người tiên phong trong việc đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất và quản lý.

Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chương trình OCOP gắn với lễ công bố giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao tỉnh năm 2024 vào sáng 23/1/2025.

Giải pháp thông minh giúp quản lý giao dịch

Dịp tết Nguyên đán luôn là thời điểm bận rộn nhất với các tiểu thương. Bên cạnh việc chuẩn bị hàng hoá, đối mặt với lượng khách hàng đông đúc, họ còn phải giải quyết hàng loạt công việc quản lý thu chi, tồn kho, dòng tiền... Mọi thứ phải nhanh chóng và chính xác, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tuy nhiên, có một giải pháp công nghệ giúp tiểu thương quản lý tài chính chính xác và nhanh chóng, đó là thông báo “ting ting” kết quả thanh toán khi khách hàng quét QR Code.