ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-11-24 10:34:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗ lực nâng chất sản phẩm OCOP

Báo Cà Mau Thời gian qua, các ngành, các cấp huyện Năm Căn tích cực phối hợp cùng cơ sở kinh doanh, hợp tác xã (HTX) hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời hỗ trợ các chủ thể về hồ sơ, thủ tục để sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP.

Sản phẩm bánh phồng tôm của HTX Bánh phồng tôm Hàng Vịnh - Năm Căn vừa được UBND huyện công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Ðây là 1 trong 4 sản phẩm được công nhận mới nhất của huyện. Bà Trần Thu Trang, Giám đốc HTX, cho biết, HTX được thành lập vào đầu năm 2019, đến nay có 9 thành viên, vốn điều lệ 285 triệu đồng.

Sau khi sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP, HTX đã được các cấp, các ngành hỗ trợ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm thông qua các chuỗi sự kiện trong và ngoài tỉnh. Ðây là cơ hội để sản phẩm đặc trưng của huyện nói chung, của HTX nói riêng đến với người tiêu dùng trong cả nước, cải thiện thu nhập cho các thành viên.

Theo ông Trần Thanh Nghị, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, những sản phẩm được công nhận COOP được làm từ nguyên liệu đặc trưng của địa phương, chủ yếu là tôm và cua. Ðây là mặt hàng mũi nhọn, mang thương hiệu của vùng đất ngập mặn Năm Căn, nên sau khi được công nhận đã góp phần nâng cao giá trị, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Từ đó, tạo cơ hội cho sản phẩm OCOP của huyện tiếp tục vươn xa hơn thời gian tới.

Từ khi triển khai Chương trình OCOP, đến nay toàn huyện có 15 sản phẩm đạt chuẩn OCOP (6 sản phẩm 4 sao và 9 sản phẩm 3 sao) của 7 chủ thể là HTX, công ty, hộ kinh doanh trên địa bàn. Một số sản phẩm đặc trưng có thế mạnh, tiêu thụ cao trên thị trường như: bánh phồng tôm, cua biển sinh thái, thịt cua sinh thái, cua biển... Ngoài bán lẻ nội địa, nhiều sản phẩm được bán qua Facebook, Zalo, sàn thương mại điện tử... Ðặc biệt, có 5 chủ thể đạt chứng nhận hữu cơ (HACCP), có chỉ dẫn địa lý (FDA) và đạt chuẩn ISO 9001:2015. Từ đó, nhiều sản phẩm được tiêu thụ đến các tỉnh, thành trên cả nước; một số sản phẩm được xuất khẩu sang Ðài Loan, Trung Quốc và Mỹ.

HTX Bánh phồng tôm Năm Căn - Hàng Vịnh tham gia Hội nghị kết nối giao thương giữa 5 thành phố trực thuộc Trung ương với các tỉnh ÐBSCL và một số tỉnh Ðông Nam Bộ năm 2024, tại TP Cần Thơ, ngày 29/8/2024.HTX Bánh phồng tôm Năm Căn - Hàng Vịnh tham gia Hội nghị kết nối giao thương giữa 5 thành phố trực thuộc Trung ương với các tỉnh ÐBSCL và một số tỉnh Ðông Nam Bộ năm 2024, tại TP Cần Thơ, ngày 29/8/2024.

Vừa qua, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện đã tổ chức đánh giá phân hạng năm 2024 cho 4 sản phẩm của 3 chủ thể, gồm: sản phẩm tôm khô của hộ kinh doanh Trường Hải (ấp Mai Hoa, xã Tam Giang Ðông), bánh phồng tôm tít của Công ty TNHH SX TMDV Kiên Cường (Ấp 2, xã Hàng Vịnh), bánh phồng môn và bánh phồng chuối của Công ty Cổ phần XNK Vĩnh Hoà Phát (Ấp 2, xã Hàng Vịnh); trong đó, sản phẩm bánh phồng tôm tít của Công ty TNHH SX TMDV Kiên Cường nâng hạng.

Ông Trần Thanh Nghị thông tin, đối với những sản phẩm đã công nhận nhưng hết hạn, ngành chuyên môn sẽ tuyên truyền, vận động các chủ thể củng cố hồ sơ để đưa ra hội đồng đánh giá công nhận lại. Ðối với các sản phẩm tiềm năng, có thể phát triển lên OCOP thì tiến hành khảo sát hoạt động sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu chủ yếu theo quy định. Ðể đảm bảo các điều kiện đưa sản phẩm ra hội đồng đánh giá, phân hạng, thời gian qua đơn vị đã hỗ trợ tích cực về mặt hồ sơ, quy trình thủ tục cho các chủ thể.

“Nếu chủ thể mới không hiểu về quy trình thì đơn vị sẽ hướng dẫn lập hồ sơ theo Quyết định 148 của Thủ tướng Chính phủ. Nói chung, các chủ thể đăng ký tham gia Chương trình OCOP đều rất nhiệt tình, có gì khó khăn, vướng mắc thì sẽ trực tiếp trao đổi với cơ quan chuyên môn để xở gỡ”, ông Nghị cho biết.

Công ty TNHH SX TMDV Kiên Cường không ngừng đầu tư trang thiết bị, nhằm tăng năng suất, đặc biệt là đảm bảo tiêu chí về chất lượng để được công nhận sản phẩm bánh phồng tôm tít đạt chuẩn 4 sao.

Ông Huỳnh Trung Kiên, Giám đốc Công ty TNHH SX TMDV Kiên Cường, cho biết, sản phẩm bánh phồng tôm tít của công ty đã được công nhận OCOP 3 sao vào năm 2023 và đến cuối năm được Bộ Công thương cấp giấy chứng nhận Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia. Hiện nay, công ty đã hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, sẵn sàng trình cấp có thẩm quyền đánh giá nâng hạng sản phẩm đạt chuẩn 4 sao trong năm 2024.

“Từ khi khởi động và đưa Chương trình OCOP vào chương trình mục tiêu quốc gia thì xã, huyện, tỉnh, kể cả Trung ương, đã quan tâm hỗ trợ rất nhiều và thiết thực. Ðiển hình như tạo điều kiện cho chủ thể xúc tiến thương mại; gặp gỡ, giao lưu, đối thoại với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; đặc biệt là hỗ trợ về mặt pháp lý, thủ tục”, ông Kiên chia sẻ./.

 

Văn Tưởng

 

Thêm thu nhập từ soi ốc bươu vàng

Trên các cánh đồng bồn bồn của bà con huyện U Minh, ốc bươu vàng sinh sản nhanh. Soi ốc bươu vàng ban đêm thời gian gần đây đã tạo thêm thu nhập cho bà con, đồng thời góp phần giảm lượng ốc, bảo vệ cây trồng.

“Ước mơ xanh” của Kỹ sư Tấn

"Thùng rác thông minh" và "Robot vớt rác tự hành trên sông" là 2 mô hình anh Huỳnh Công Tấn, Khóm 1, phường Tân Thành, TP Cà Mau, hỗ trợ nhóm sinh viên Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau thực hiện, đã lọt vào Top 10 Cuộc thi Sáng tạo khởi nghiệp tỉnh năm 2024 (CamaUP’24) và chuẩn bị tranh giải vào đầu tháng 11 tới đây.

Sản lượng và lợi nhuận của người nuôi tôm phải song hành

Đó là chủ đề chính được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo tham vấn về giải pháp nuôi tôm hiệu quả, vừa được Cục Thuỷ sản phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức sáng 31/10.

Ðể phát huy lợi thế khu công nghiệp, khu kinh tế

Hạ tầng kỹ thuật, nhất là đường giao thông, điện, nước, xử lý nước thải tập trung... là một trong những nhân tố quan trọng để mời gọi đầu tư cũng như cho hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) trong khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN). Tuy nhiên, đây lại chính là một trong những hạn chế đang tồn tại ở các KKT, KCN trên địa bàn tỉnh.

Quản lý và phát triển thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMÐT) trở thành xu hướng kinh doanh hiện nay. Vì vậy, việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển TMÐT là việc làm cần thiết.

Trồng lúa thời 4.0

Gần đây, nhiều nơi nông dân làm nông nghiệp bằng ứng dụng thiết bị bay không người lái thay thế các phương pháp thủ công truyền thống, góp phần thay đổi tư duy để nhà nông bắt nhịp được với nền nông nghiệp thông minh (công nghệ 4.0).

Nhộn nhịp mùa thu hoạch cá chình

Thời điểm này, nông dân xã Tân Thành, TP Cà Mau tất bật vào vụ thu hoạch cá chình. Công việc qua nhiều công đoạn vất vả, song ai nấy vui lây cùng chủ ao khi cá trúng mùa, được giá ở mức trên 500 ngàn đồng/kg (loại 1).

Ðưa bánh phồng tôm "xuất ngoại"

Làng nghề bánh phồng tôm ở xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, hình thành và phát triển đến nay trên 50 năm. Với hương vị thơm ngon, món bánh phồng tôm đã chinh phục được thực khách trong, ngoài tỉnh và nước ngoài. Những năm gần đây, để góp phần nâng cao giá trị sản phẩm bánh phồng tôm, các chủ thể, cơ sở sản xuất đã đầu tư trang thiết bị, cải tiến chất lượng sản phẩm, bao bì, đưa bánh phồng trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, nâng lên 5 sao để đủ chuẩn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Ðơn vị sự nghiệp công lập khó khăn trong tự chủ tài chính

Nhận định qua các năm và dự báo năm nay, ông Mã Tấn Cọp, Phó giám đốc Sở Tài chính, cho biết: "Việc thực hiện tự chủ tài chính còn chậm, mức độ tự chủ chưa cao, đặc biệt ở các địa phương; nguồn thu sự nghiệp còn thấp, chủ yếu vẫn là ngân sách Nhà nước (NSNN) cấp phát; chưa có bước chuyển biến mang tính đột phá".

Ấn tượng những dự án khởi nghiệp trẻ

Nhiều mô hình khởi nghiệp gắn liền với nông nghiệp và bảo vệ môi trường đã được các bạn trẻ tại Cà Mau mày mò, tìm tòi và nỗ lực hoàn thiện để tranh tài tại Cuộc thi Khởi nghiệp, trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau 2024 (CamaUP’24).