ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 16-9-24 22:43:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trồng kiểng thu lợi nhuận cao

Báo Cà Mau Ðược sự vận động của chính quyền địa phương, thời gian qua, người dân xã Ðông Hưng, huyện Cái Nước tận dụng đất, cải tạo vườn tạp, sản xuất đa cây, đa con, tăng thu nhập. Trong đó, một số hộ đầu tư mô hình trồng cây kiểng, tạo thu nhập đáng kể.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất, xã Ðông Hưng vận động Nhân dân trồng rau màu, cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ðặc biệt, phong trào trồng hoa, cây kiểng vừa tăng thu nhập, vừa tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, cùng địa phương chung tay xây dựng NTM.

Ðơn cử như hộ ông Võ Bình Yên ở ấp Trọng Ban. Ðam mê trồng cây cảnh, ông Yên đầu tư, sưu tầm mua cây giống về trồng, chăm sóc, cắt tỉa, tạo hình đẹp mắt. Hiện tại, vườn kiểng của ông có trên 300 gốc với đủ các loại: mai vàng, cau, đại lộc, bông trang... mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Vườn kiểng trên 300 cây với đủ các loại cây kiểng mang lại cho ông Võ Bình Yên nguồn thu nhập ổn định.

Ông Yên cho biết: “Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, nhu cầu người chơi cây cảnh cũng ngày càng đa dạng, nên tôi luôn dành thời gian học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn sáng tạo, làm phong phú sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng”.

Có kinh nghiệm, cùng với sự khéo léo, những cây kiểng đơn giản qua bàn tay của ông Yên được cắt tỉa, chăm sóc trở nên đẹp mắt. Mỗi cây kiểng trong vườn nhà ông đều được định giá từ vài trăm đến hàng triệu đồng, tuỳ hình dáng và kích thước. Trung bình mỗi năm ông Yên thu nhập khoảng 30 triệu đồng từ việc bán cây kiểng. Ngoài ra, ông Yên còn tranh thủ xuống giống một số loại hoa bán vào dịp tết Nguyên đán.

Anh Nguyễn Công Huy, ấp Trọng Ban, khởi nghiệp thành công với nghề trồng cây kiểng. Dù ở độ tuổi 9X nhưng anh Huy đã có gần 10 năm kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây kiểng, nhờ truyền thống gia đình, ông và cha của anh đều có thú vui chơi cây kiểng.

Anh Huy cho biết: “Tôi học hỏi kinh nghiệm, tìm tòi những giống cây mới lạ để trồng thử. Nhận thấy nghề trồng và kinh doanh cây kiểng mang lại hiệu quả kinh tế nên tôi quyết tâm khởi nghiệp với công việc này, vừa thoả mãn đam mê, vừa có thêm thu nhập”.

Anh Nguyễn Công Huy tỉ mỉ tạo dáng cho cây.

Anh Nguyễn Công Huy tỉ mỉ tạo dáng cho cây.

Trên diện tích vườn hơn 1.000 m2, anh Huy trồng đa dạng các loại cây kiểng, trong đó, mai vàng và bông trang là chủ lực, mang lại kinh tế chính. Ðể tiện cho việc chăm sóc, anh Huy tham gia lớp học trồng cây kiểng; các công đoạn từ nhân giống, tỉa cành, uốn cây đến xử lý ra hoa, anh Huy đều tự tay thực hiện.

Anh Huy chủ yếu bán cây giống, tuy nhiên có những cây kiểng lâu năm, tạo hình đẹp mắt được trả giá rất cao. Trung bình mỗi năm anh có lợi nhuận trên 50 triệu đồng từ việc trồng và kinh doanh cây kiểng. Ngoài ra, những dịp Tết, anh Huy còn nhận tạo hình, uốn cây cho các nhà vườn, công việc này cũng mang lại cho anh nguồn thu nhập.

Ông Tiêu Quang Khái, Phó chủ tịch UBND xã Ðông Hưng, cho biết: “Những năm qua, phong trào trồng cây kiểng ở địa phương nở rộ. Bắt kịp xu hướng của người chơi cây kiểng, nhiều hộ kinh doanh cây kiểng mang lại lợi nhuận cao. Sắp tới, địa phương tiếp tục vận động người dân mở rộng mô hình này”./.

 

Phương Thảo

 

Các cấp hội nông dân với kinh tế tập thể

“Nông dân là lực lượng đông đảo trong xã hội, chiếm gần 80% dân số và khoảng 48,85% lực lượng lao động xã hội; là chủ thể tích cực trong phát triển kinh tế tập thể nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, gắn với hỗ trợ nông dân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) hoạt động hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn”, ông Ðỗ Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng nông dân.

Nâng giá trị hạt muối và con tôm

Với mong muốn phát huy thế mạnh sản phẩm đặc trưng của địa phương là hạt muối và con tôm, thị trấn Ðầm Ðơi, huyện Ðầm Dơi thành lập Hợp tác xã (HTX) Muối Cà Mau, chuyên sản xuất những sản phẩm làm từ muối và tôm. Qua đó, phát triển kinh tế nông thôn, gia tăng giá trị các sản phẩm lợi thế của địa phương.

Hiệu quả kinh tế từ trồng bắp

Tận dụng diện tích đất trống quanh nhà, đất bờ bao vuông tôm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển ra sức cải tạo để trồng bắp. Nhờ phù hợp với điều kiện tự nhiên, được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây bắp phát triển tốt, cho trái to, giúp nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Hỗ trợ nông dân thực hiện dự án nuôi cá đồng trên đất rừng

Nhằm khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng tự nhiên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, chiều 10/9, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với huyện U Minh tổ chức lễ bàn giao 150 ngàn con cá giống và vật tư thực hiện dự án nuôi cá đồng trên lâm phần rừng tràm.

Gương sáng cựu chiến binh học Bác

Thời gian qua, phong trào cựu chiến binh (CCB) gương mẫu học tập và làm theo lời Bác luôn được cán bộ, hội viên Hội CCB các cấp trong huyện U Minh quan tâm, hưởng ứng. Từ phong trào này đã xuất hiện ngày càng nhiều CCB gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào ở địa phương bằng những việc làm thiết thực và ý nghĩa, là tấm gương sáng cho mọi người cùng noi theo. CCB Hoàng Mạnh Hoạch, Chi hội phó Chi hội CCB Ấp 9, xã Khánh An, là một điển hình.

Hoà Mỹ giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước thực hiện nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo; đồng thời, thường xuyên quan tâm, động viên, giúp đỡ họ phương thức làm ăn, phát triển kinh tế. Từ đó, cuộc sống hộ nghèo, cận nghèo ngày càng được nâng lên, từng bước thoát nghèo bền vững.

Giữ thương hiệu khô cá bổi U Minh

Theo báo cáo nhanh từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, toàn tỉnh có gần 300 ha nuôi cá bổi thâm canh. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các xã: Trần Hợi, Khánh Hưng, Khánh Bình, Khánh Bình Ðông của huyện Trần Văn Thời, với diện tích 143,3 ha, 495 hộ nuôi; diện tích còn lại thuộc huyện U Minh. Ngoài trồng lúa và hoa màu, nghề nuôi cá bổi mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân ở hai huyện này.

Trầm lắng sức mua thị trường Trung thu

Chưa đầy 10 ngày nữa là đến Tết Trung thu, nhiều cơ sở kinh doanh đã bày bán các loại bánh phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, theo ghi nhận, hiện tại không khí mua sắm vẫn còn khá trầm lắng khiến nhiều tiểu thương cũng khá lo lắng về tình hình kinh doanh mùa Trung thu năm nay.

Mô hình hay, giảm nghèo hiệu quả

Với việc triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, xã Tân Lộc Ðông, huyện Thới Bình, đạt được kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo.

Vì tương lai nghề cá

Trong chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh, khai thác thuỷ sản (KTTS) và dịch vụ hậu cần nghề cá được xác định là một trong những thế mạnh. Theo đó, để có sự phát triển toàn diện, đồng bộ, tương xứng với tiềm năng, nhất thiết phải đi đôi với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, làm nền tảng cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.