ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 25-10-24 19:21:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Người dân thêm lựa chọn phát triển kinh tế

Báo Cà Mau Ngày 25/10, nhóm thực hiện Dự án “thử nghiệm sinh sản và ương sò huyết giống phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển tỉnh Cà Mau” tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện tại Trại giống Minh Hoàng, ấp Mỹ Hưng, xã Trần Thới, huyện Cái Nước.

Dự án do Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là đơn vị chủ trì và phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh thực hiện. Sau hơn 12 tháng triển khai dự án với hai đợt sản xuất dự án bước đầu được đánh giá đã đạt được những mục tiêu ban đầu đề ra. Th.S Hàn Thanh Phong, Chủ nhiệm dự án, chia sẻ, tỷ lệ thành thục sò huyết bố mẹ đợt thứ nhất là 85 % và đợt hai là 80 %. Đặc biệt, tỷ lệ trứng nở hơn 85 % và tỷ lệ sống từ spat lên sò giống cấp 1 hai đợt lần lượt là 19,96 % và 14,95 % so với mục tiêu là trên 10 %. Đồng thời, sau hai đợt nuôi đã cung cấp cho thị trường lượng sò giống hơn 400 triệu con.

Thạc sĩ Hàn Thanh Phong, Chủ nhiệm dự án, báo cáo kết quả dự án.

Là người dân tham gia vào dự án, ông Lê Minh Hoàng, chủ trại sản xuất sò huyết giống Minh Hoàng, cho biết, hai đợt sò huyết giống mà dự án cung cấp cho thị trường vừa qua nhận được đánh giá rất tốt của bà con cả trong và ngoài tỉnh. Dù hai đợt xuất bán vừa qua không phải là thời điểm thuận lợi nhất cho vụ mùa nuôi sò nhưng theo phản ánh của khách hàng từ tỉnh Bạc Liêu và các huyện trong tỉnh, tỷ lệ sống đạt hơn 60 %.

Các đại biểu tham quan cơ sở thực hiện dự án tại Trại giống Minh Hoàng.

Trước những thành công bước đầu của dự án, ông Lý Hoàng Kha, Phó giám đốc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, chia sẻ, những năm gần đây, sò huyết được xem là đối tượng nuôi xen, nuôi ghép mang về thu nhập cao. Hiện nay, nhu cầu nuôi sò huyết của người dân là rất lớn. Trong khi đó, nguồn con giống hiện nay có đến 50 % khai thác từ tự nhiên trong và ngoài tỉnh. Do đó, thành công của dự án sẽ tiếp tục góp thêm sự lựa chọn cho người dân trong phát triển kinh tế gia đình.

Nguyễn Phú

 

Chủ động phòng ngừa dịch cúm gia cầm

Hiện nay, thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, mưa nhiều làm độ ẩm tăng cao, gây ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển nhanh. Ðặc biệt, ở thời điểm này, người nuôi tập trung tái đàn nhiều để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ tăng vào dịp Tết, làm gia tăng nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là dịch cúm gia cầm H5N1.

Ða dạng nguồn thu từ đa canh

Với đức tính cần cù, chịu khó, cộng thêm sự năng động, dám nghĩ, dám làm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển mạnh dạn trồng đa cây, nuôi đa con trên cùng diện tích nhằm tăng hiệu quả sản xuất và cải thiện thu nhập. Nhờ đó, không ít mô hình kinh tế hiệu quả được lan toả, nhân rộng, xuất hiện ngày càng nhiều "triệu phú nhà nông".

Trợ lực cho nông dân làm kinh tế

Gần đây, phong trào giúp đỡ hội viên, nông dân ở xã Tạ An Khương, huyện Ðầm Dơi, được các cấp hội nông dân chú trọng, khai thác tối đa các nguồn lực hỗ trợ hội viên có điều kiện mở rộng phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng trên đồng đất quê hương.

Giỏi trồng màu, vươn lên khá giàu

Hộ ông Trần Hoàng Vĩnh, Ấp 12, xã Khánh Lâm, là điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tại huyện U Minh. Trước đây, gia đình ông Vĩnh có 1 ha đất sản xuất nông nghiệp nhưng cuộc sống khó khăn, do chỉ độc canh cây lúa, sản xuất kém hiệu quả. Ðể có thêm tiền trang trải cuộc sống gia đình và lo cho con cái ăn học, vợ chồng ông Vĩnh đã cải tạo hơn 2,5 công đất quanh nhà và bờ xáng trồng dưa leo, đậu đũa, bầu, mướp, khổ qua.

Triển vọng nghề trồng nấm

Triển khai thực hiện từ tháng 6/2024, lớp đào tạo nghề trồng nấm tại xã Tân Bằng, huyện Thới Bình đem lại triển vọng cho nhiều hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã.

Chuyển đổi số trong kinh tế tập thể là xu thế cấp thiết

Chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) không chỉ là xu hướng mà còn mang tính cấp thiết mà các HTX, cơ sở sản xuất, thậm chí nông dân phải tiếp cận để thích nghi và phát triển. Chuyển đổi số được xem là một nền tảng giúp nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hoá hoạt động sản xuất, từ đó nâng cao lợi nhuận.

An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp

Hiện toàn tỉnh có hơn 95.700 hộ đăng ký, cam kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).

Tổng sản phẩm khu vực ngư, nông, lâm nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ

Trong 9 tháng đầu năm 2024, ngàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh có bước phát triển, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) khu vực ngư, nông, lâm nghiệp tăng 3,3% so cùng kỳ, sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đều tăng so cùng kỳ. Diện tích nuôi tôm ổn định, kết hợp nuôi một số loài thuỷ sản khác có hiệu quả.

30 cán bộ tham dự tập huấn và thử nghiệm hệ thống theo dõi sản xuất lúa - RiceMoRe

Ngày 14/10, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức tập huấn và thử nghiệm Hệ thống theo dõi và báo cáo hoạt động sản xuất Lúa - RiceMoRe cho 30 cán bộ kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Tăng thu nhập từ làm giá đỗ truyền thống

Đã qua, việc một số người lạm dụng hoá chất để làm giá đỗ khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang khi không biết có mua phải sản phẩm có hại này không. Thế nhưng, đối với anh Lê Nguyễn Hùng Cường, 37 tuổi, ấp Ba Dinh, xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau, nhờ cách làm giá sạch truyền thống mà sản phẩm giá của anh đã giữ uy tín suốt gần 10 năm qua.