ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-10-24 09:15:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 70 NĂM SỰ KIỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954-2024)

Cải tạo diện địa khu tập kết

Báo Cà Mau Đối phương rút đi, gỡ máy đèn và phá ống nước, huỷ hoại nhiều công trình công cộng nhằm gây khó khăn cho ta. Ta giành lại máy điện, sửa chữa máy nước, sửa các công trình cộng đồng, bảo vệ cầu, sửa đường sá, dọn dẹp rác rưởi và cất thêm trường học.

Hầu hết khu vực tập kết của ta rộng lớn, từ chợ đến quê gần 11 ngàn ki-lô-mét vuông phơi phới dưới tự do, âm vang lời ca tiếng hát của thanh - thiếu niên và anh Bộ đội Cụ Hồ. Nơi nào cũng có cờ bay trên nóc phố, nóc trường học, công sở, nhà dân và doanh trại bộ đội. Những điệu vũ: “Chiến binh ca vũ khúc”, “Mùa hoa nở”, “Chúc thọ Bác Hồ”, “Mừng hoà bình”, “Kết đoàn”, “U Minh vầy đoàn”, “Nông tác vũ”, “Hải quân Liên Xô”, “Hải quân Trung Hoa”... cùng hoà ca vọng cổ có điệu bộ và nói thơ Bạc Liêu. Những cuộc đốt lửa trại, họp bạn, liên hoan văn nghệ, điền kinh thể thao và chiếu phim thâu đêm suốt sáng với “Anh hùng phi công Liên Xô”, “Bạch Mao Nữ”, “Chiến dịch biên giới”, “Ðiện Biên Phủ”... làm nô nức lòng người, vô hiệu và loại trừ bọn mai phục phá rối.

Tàu chở bộ đội và cán bộ đi tập kết tại địa điểm tập trung. Ảnh tư liệu

Tàu chở bộ đội và cán bộ đi tập kết tại địa điểm tập trung. Ảnh tư liệu

Toàn khu tập kết có 875 trường học, có cả trường cho con em đồng bào Khmer, bao gồm trường cũ ta sửa lại và cất thêm trường mới. Giáo viên, cán bộ, bộ đội tham gia các lớp tập huấn sư phạm ngắn ngày của Nha Giáo dục Nam Bộ. Ta mở hơn 200 lớp học bình dân và hàng trăm đội chống dốt, xoá 75% số người chưa biết chữ. Ta cất thêm 24 trạm y tế, nhà bảo sanh, điều trị hơn một vạn lượt người khỏi và giảm nhiều bệnh tật. Ðặc biệt, phương pháp "cấy phi-la-tốp” được nhiệt liệt hoan nghênh, bà con từ Sài Gòn và các tỉnh, thành khắp nơi đến để được “cấy phi-la-tốp”.

Các trường cấp tốc đào tạo giáo viên, y sĩ, hộ sinh, ca vũ và nhiều ngành nghề hợp pháp khác được tổ chức, vừa phục vụ trước mắt, vừa chuẩn bị sau ngày ta giao khu tập kết lại cho đối phương. Ðây là những ngày đồng bào Cà Mau thật sự sống trong tự do hạnh phúc!

Từ khi ta tiếp quản, những tệ nạn cờ bạc, hút á phiện, đĩ điếm, chửi lộn, nói tục, trộm cắp... gần như mất hẳn. Ra đường lượm được của rơi, tìm đến cơ quan giao nhờ chuyển cho người mất. Nhà thơ Dương Tử Giang trong bài “Giữ dạ sắt đinh” có câu:

“Nhà không đóng cửa giấu đồ

Ra đường gặp của tìm cho lại liền”

Nhiều phái đoàn và cá nhân thuộc giới trí thức, nghệ sĩ, nhà báo, tôn giáo từ Sài Gòn và nhiều nơi khác đến Cà Mau tham quan, thốt lên: “Việt Minh hay thật". Hằng ngày cán bộ trực ban các cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội phải có chương trình tiếp xúc với khối lượng khách “Tìm hiểu Việt Minh”, “Tìm hiểu Ðảng Lao động Việt Nam” và “Khu Cà Mau giải phóng”. Hầu hết đều hài lòng, điều này tạo thuận lợi cho ta những năm sau... Hai trăm ngày ngắn ngủi của một cuộc chiến tranh thần thánh chống xâm lược diễn ra ở Cà Mau xứng đáng được lưu dấu bền lâu trong sử sách, cũng là niềm tự hào về phía chiến thắng. Bởi, tại khu tập kết 200 ngày ở Cà Mau, Ðảng bộ và quân dân ta biểu hiện rõ bản chất anh hùng và truyền thống hào kiệt của dân tộc.

Về giao thông, vùng tập kết Cà Mau tăng tiến lạ thường, nhịp độ chuyển quân rộn rịp, thu hút bạn bè, thân nhân của hàng vạn chiến sĩ, cán bộ, tạo một khối lượng giao thông mới. Lộ Ðông Dương 16, sau là Quốc lộ 4 (Quốc lộ 1A), trước đây mỗi ngày 2 chuyến xe đò, bấy giờ lên 16 chiếc chạy suốt ngày đêm. Xe chở hàng từ 4 chiếc lên 16 chiếc. Tàu, ghe máy từ 100 chiếc lên hàng ngàn chiếc. Trên bộ, dưới sông như lòng người, dấy lên một nhịp sống ngàn năm được đánh thức, bắt gặp hiện tại và mở hướng tương lai, tạo cho Cà Mau 200 ngày tập kết có một vẻ đẹp không tả hết, vẻ đẹp truyền sâu lý tưởng cách mạng vào tận tim người./.

 

Nguyễn Bá

 

Những trường trung học kháng chiến Nam Bộ chuẩn bị đi tập kết tháng 10/1954

Cuối năm Giáp Ngọ 1954, hàng trăm nam, nữ học sinh của các trường trung học kháng chiến Nam Bộ, phần lớn ở theo ngọn sông Cái Tàu, sông Ông Ðốc và Bảy Háp, khẩn trương thu xếp mọi thứ để chuẩn bị đi tập kết.

“Nhắn ai luôn giữ câu nguyền…”

Tôi muốn mượn lời bài hát “Câu hò bên bờ Hiền Lương” của Nhạc sĩ Hoàng Hiệp (Đằng Giao cùng viết lời) để kể câu chuyện về những người phụ nữ trong hoàn cảnh đất nước chia cắt sau Hiệp định Giơnevơ mà phận đời của họ gắn liền sự kiện tập kết năm 1954, với sự hy sinh âm thầm và tấm lòng sắt son, chung thuỷ.

Tái hiện 200 ngày tập kết ra Bắc tại huyện Thới Bình - Tiếp lửa truyền thống

Xác định hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) có ý nghĩa và tầm vóc hết sức to lớn, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thới Bình phấn khởi, vinh dự và tự hào là 1 trong 2 điểm diễn ra sự kiện này của tỉnh Cà Mau. Với quyết tâm chính trị cao, lãnh đạo huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành, đoàn thể cấp huyện, các xã, thị trấn chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị các hoạt động theo kế hoạch của sự kiện.

Tổ chức các hoạt động cao điểm kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Sáng nay (15/10), Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Cà Mau long trọng tổ chức Lễ phát động Tháng cao điểm của thanh niên Cà Mau thực hiện các công trình, phần việc nhân kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954 và chào mừng thành công Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Cà Mau lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024-2029. 

Tự hào “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam”

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Quyết định số 1962/QÐ-UBND, ngày 8/10/2024, xếp hạng Di tích Lịch sử cấp tỉnh đối với “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam”. Di tích toạ lạc tại Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình. Tại nơi đây, trong những ngày tập kết năm 1954, đã diễn ra sự kiện lịch sử xúc động, thể hiện tấm lòng của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ.

Khảo sát chuẩn bị chương trình truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Sáng nay (13/10), Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân cùng ekip trực tiếp Đài Truyền hình Việt Nam có chuyến khảo sát công tác chuẩn bị chương trình truyền hình trực tiếp lễ kỷ niệm 70 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời.

Ngày sinh tập thể

Có những câu chuyện tưởng chừng nhỏ nhặt, nhưng thực ra nó không hề nhỏ chút nào. Nó luôn còn đâu đó trong cuộc đời của rất nhiều người, là một dấu ấn nằm trong một lát cắt lịch sử không những của cá nhân một người mà còn trong lịch sử nước nhà, không thể nào quên.

70 năm sâu nặng nghĩa tình

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024), vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá tổ chức Hội thảo khoa học "Thanh Hoá với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc - 70 năm sâu nặng nghĩa tình”. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, dự và phát biểu chỉ đạo.

Sâu nặng tấm lòng với Bác Hồ, với miền Bắc

Ở Minh Hải, nay là Cà Mau - Bạc Liêu, ông Nguyễn Hoe, bí danh Bảy Hoe, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Minh Hải, thuộc lớp chứng nhân hiếm hoi còn lại gắn với những bước ngoặt lịch sử vĩ đại của quê hương, Tổ quốc trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân, đế quốc. Tôi được đôi lần nghe ông nói chuyện ở các cuộc họp mặt cán bộ hưu trí, thích thú với những “giai thoại” đầy tính truyền kỳ về ông qua những người thân biết, nhưng rất tiếc là không có duyên may để có một cuộc gặp gỡ riêng tư.

Biểu tượng của tình đoàn kết, thuỷ chung

Ðã 70 năm trôi qua, kể từ ngày chuyến tàu tập kết cuối cùng rời cửa Ông Ðốc. Có thể nói, đây là cuộc chuyển dịch lực lượng có ý nghĩa vô cùng to lớn, đưa cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam ra miền Bắc lao động, học tập, nhằm đào tạo cán bộ, góp phần cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nơi đây cũng chính là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ.