Phòng chống thiên tai
Kiện toàn từ hạ tầng đến ý thức người dân
(CMO) Những ngày qua, triều cường lại tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao, gây ra tình trạng ngập cục bộ ở vùng trũng thấp ven sông và trên một số tuyến đường. Tuy nhiên, nhờ có sự cảnh báo sớm và chủ động nên mức độ thiệt hại không đáng kể.
Hiệu quả cống Tiểu vùng Nam Cà Mau
(CMO) Nằm trong Tiểu vùng Nam Cà Mau, huyện Cái Nước được tỉnh đầu tư 33 cống thuỷ lợi quy mô lớn, trong đó có 19 cống thuộc Tiểu vùng II, 6 cống thuộc Tiểu vùng III và 8 cống thuộc Tiểu vùng X, chủ yếu ở phía Tây tuyến Quốc lộ 1 trên địa bàn các xã: Thạnh Phú, Phú Hưng, Hưng Mỹ, Hoà Mỹ, Trần Thới và thị trấn Cái Nước. Hệ thống cống xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng giúp ngăn chặn triều cường xâm nhập vào sâu bên trong nội đồng, gây ngập cục bộ trong những tháng triều cường lên cao, bảo vệ diện tích nuôi thuỷ sản của bà con nông dân trong các tiểu vùng.
Ứng phó nhanh khi có thiên tai
(CMO) “101/101 xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh đã xây dựng và củng cố đội xung kích phòng, chống thiên tai (PCTT) cấp xã với 9.405 thành viên và trang bị được gần 49.000 trang thiết bị dành cho đội xung kích cấp xã theo hướng dẫn của Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT tại Quyết định số 08/QÐ-TWPCTT, ngày 27/3/2020, cơ bản đủ khả năng ứng phó nhanh tại chỗ khi có thiên tai xảy ra”, thông tin được Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (PCTT&TKCN) cho biết sau đợt kiểm tra công tác chuẩn bị sẵn sàng ứng phó thiên tai năm 2022.
Tăng khả năng thích ứng cho nền nông nghiệp
(CMO) Phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, cơ cấu lại nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại là một trong những mục tiêu quan trọng trong kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được UBND tỉnh ban hành.
Dung hoà phát triển kinh tế và ứng phó thiên tai
(CMO) Từng ngành, lĩnh vực, địa phương đều thực hiện việc lồng ghép nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Ðây là giải pháp đã được triển khai nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao năng lực và nhận thức của cộng đồng trong phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Ứng phó thời tiết cực đoan, bảo vệ sản xuất
(CMO) Những ngày qua, do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 4 nên mưa lớn trên diện rộng, kết hợp với triều cường dâng cao gây bất lợi cho sản xuất. Ngành chuyên môn huyện Cái Nước phối hợp các xã, thị trấn tăng cường hỗ trợ bà con nông dân các biện pháp ứng phó, bảo vệ vụ lúa - tôm và diện tích nuôi thuỷ sản.
Chủ động từ phương án đến thực tiễn
(CMO) Trong năm nay, dù chưa phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão nào nhưng trên địa bàn tỉnh đã có hơn 1.569 căn nhà bị thiệt hại. Con số này dấy lên lo ngại cho nhiều người, các cơ quan chức năng và người dân trong tỉnh nếu bão đổ bộ vào đất liền thì mức độ thiệt hại sẽ như thế nào?
Bảo vệ đối tượng dễ bị tổn thương
(CMO) 100% hộ dân thuộc khu vực đông dân cư, nguy hiểm thường xuyên xảy ra thiên tai, đặc biệt là sạt lở đất, có nơi ở đảm bảo an toàn - là mục tiêu được đặt ra trong công tác phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai trên địa bàn tỉnh.
Khó thu quỹ phòng, chống thiên tai
(CMO) Là tỉnh đang chịu tác động nặng nề của các loại hình thiên tai, nguồn kinh phí phân bổ để phục vụ các hoạt động PCTT luôn trong tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng, thì Quỹ PCTT càng trở nên có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với Cà Mau.
Cần trợ lực khắc phục thiệt hại thiên tai
(CMO) Tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Ðầm Dơi xảy ra 90 vụ thiên tai, trong đó có 74 vụ sạt lở đất ven sông, 14 vụ lốc xoáy, làm sập hoàn toàn 56 căn nhà; tốc mái, hư hỏng 443 căn. Thiên tai cũng làm sụp 3 cây cầu bê-tông; thiệt hại 830 m lộ đal, 44 m lộ nhựa, 2 cống xổ vuông, 1 nhà sinh hoạt văn hoá ấp, 10 trụ điện, 1 ha rau màu, 648,7 tấn muối đang trong giai đoạn thu hoạch; hư hỏng 1 tàu cá, 1 trạm bơm xăng dầu... ảnh hưởng đến 560 hộ dân, ước tổng thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng.
Tiếp thêm nguồn lực cho Cà Mau
(CMO) Trong khi nhiều tỉnh, thành khác dồn lực để phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19, thì Cà Mau lại tập trung nguồn lực này cho công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Tỉnh cần có cơ chế chính sách đặc thù để có điều kiện, cơ hội phát triển kinh tế.
Gần 80% chiều dài bờ biển Đông Cà Mau bị sạt lở
(CMO) “Trong 107 km bờ biển Đông ở Cà Mau thì hiện có khoảng 82,3 km bị sạt lở”, ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông tin.
Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời
(CMO) Tình trạng sạt lở đất ven sông, ven biển trên địa bàn huyện Ngọc Hiển ngày càng nghiêm trọng không theo quy luật tự nhiên đã tác động trực tiếp đến đời sống, sinh kế của người dân và mất nhiều diện tích đất rừng phòng hộ.
Tốc độ mất rừng nhanh hơn nhiều so với trồng rừng
(CMO) Dù đã đầu tư nguồn lực rất lớn xây dựng hệ thống đê, đặc biệt là kè phá sóng với mục tiêu gây bồi tạo bãi, bảo vệ đai rừng phòng hộ vốn còn khá mong manh, tuy nhiên rừng ven biển Tây Cà Mau vẫn tiếp tục mất đi với diện tích khá lớn, rất nhiều vị trí đã mất trắng.
Chủ động thích ứng thiên tai
(CMO) Thiệt mạng 1 người, thiệt hại hơn 26 tỷ đồng do tác động của thiên tai, Chủ tịch UBND tỉnh đã phải công bố tình huống khẩn cấp đối với sạt lở đê biển Tây… Thực trạng này cho thấy, những dấu hiệu khốc liệt và bất thường của thời tiết, thiên tai.
Bài học từ thiên tai
(CMO) Nằm ven biển Tây, huyện Phú Tân có bờ biển dài hơn 37 km, 6 cửa sông thông ra biển gồm: Cái Đôi Vàm, Gò Công, Công Nghiệp, Cái Cám, Mỹ Bình và Sào Lưới; có 550 phương tiện làm nghề đánh bắt trên biển và nhiều khu dân cư ven biển. Từ đặc điểm này cho thấy, Phú Tân là nơi dễ bị ảnh hưởng khi có mưa bão, dông lốc xảy ra. Chính vì vậy, nâng cao ý thức và kỹ năng về phòng chống, giảm nhẹ thiên tai là việc làm quan trọng của cấp uỷ, chính quyền và Nhân dân, nhất là trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp như hiện nay.
Khôi phục rừng phòng hộ
(CMO) Kiên quyết bảo vệ diện tích rừng hiện tại, tìm mọi giải pháp để tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ ven biển là những gì thể hiện rõ nhất nỗ lực, quyết tâm của Cà Mau trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng suốt những năm qua.
Biển lở
(CMO) Ngồi tựa trên ngôi nhà sắp bị biển nuốt chửng của mình, ông Thái Văn Thái, ấp Kinh Ðào Ðông, xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển, thở dài: “Từ hồi đầu mùa mưa tới giờ, vợ con, cháu chắt của tôi dọn đồ đi ở nhờ nhà bà con phía trong xóm, chỉ còn mình tôi ở lại đây, cầm cự được ngày nào hay ngày đó”.
Xây dựng phương án ứng phó thiên tai
(CMO) Mùa mưa năm 2022 trên địa bàn tỉnh đã chính thức bắt đầu vào những ngày cuối tháng 3, đến sớm hơn trung bình nhiều năm hơn 1 tháng. Theo đó, dự báo về thời tiết nguy hiểm, cực đoan trong mùa mưa, bão cũng được cảnh báo sớm hơn để người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai.
Khi nước sạch về vùng khô hạn
(CMO) Những năm qua, Cà Mau đã nỗ lực đầu tư nhiều công trình, dự án đưa nước sạch về các vùng nông thôn gặp khó khăn do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước vào mùa khô.