Phòng chống thiên tai

Chủ động ứng phó gió mùa Tây Nam

(CMO) Mùa mưa trên địa bàn tỉnh đã chính thức bắt đầu, đồng nghĩa với các loại hình thiên tai, nhất là bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ), dông, lốc, sét, mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất… có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, tính mạng, tài sản của người dân cho đến các công trình công cộng, sản xuất… đều đang đứng trước nguy cơ bị thiệt hại nếu biện pháp phòng tránh thiếu chủ động, không sát với thực tế.

Hành lang đê biển Tây bị uy hiếp

(CMO) Ðê biển Tây có chiều dài 108 km, thuộc địa bàn 3 huyện: Phú Tân, Trần Văn Thời và U Minh. Ðây là công trình có ý nghĩa chiến lược quan trọng về an ninh - quốc phòng và bảo vệ cho hơn 90.000 ha đất sản xuất nông nghiệp và hàng trăm ngàn hộ dân. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng người dân xâm chiếm, vi phạm hành lang đê điều ngày một gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của tuyến đê.

Nâng cấp hạ tầng, chủ động ứng phó thiên tai

(CMO) Hạ tầng từ đê, kè, cống, đập cho đến đường giao thông là một trong những yếu tố quan trọng không chỉ trong phòng ngừa mà còn có ý nghĩa quyết định đối với hạn chế thiệt hại và khắc phục nhanh hậu quả sau thiên tai. Thời gian qua, việc phát triển hạ tầng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) luôn nhận được sự quan tâm đầu tư.

Phối hợp để giảm nhẹ thiệt hại

(CMO) Phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng từ khâu cảnh báo, dự báo cho đến triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa là chìa khoá giúp giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai. Sự phối hợp càng chặt chẽ sẽ giúp phương án phòng ngừa, quá trình ứng phó được kịp thời, chủ động, linh hoạt và phù hợp hơn với diễn biến thực tế của từng loại hình thiên tai, nhất là đối với công tác quản lý vận hành hệ thống hạ tầng phục vụ phòng, chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.

Phòng từ sớm, tránh từ xa

(CMO) Chủ động các bước phòng từ sớm, tránh từ xa là giải pháp hữu hiệu nhất để hạn chế thiệt hại có thể xảy ra từ các loại hình thiên tai bất ngờ như triều cường, dông, lốc xoáy và sạt lở.

Quyết tâm bảo vệ rừng

(CMO) Trước thời tiết nắng nóng ngày càng gay gắt, diện tích rừng khô hạn, dự báo cấp cháy rừng gia tăng, các xã có diện tích trồng rừng, bà con sinh sống trên lâm phần cùng với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đang khẩn trương thực hiện các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), quyết tâm bảo vệ an toàn những cánh rừng qua mùa khô hạn.

Hành động để ứng phó với biến đổi khí hậu

(CMO) Cà Mau có hơn 70% dân số sống ở vùng nông thôn, sinh kế phụ thuộc nhiều vào tài nguyên và phần lớn diện tích của tỉnh thuộc vùng đất ngập nước ven biển. Những tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của người dân, gây thiệt hại về kinh tế khá lớn và làm tăng chi phí duy tu, sửa chữa hạ tầng giao thông.

Quỹ phòng, chống thiên tai cứu trợ khẩn cấp

(CMO) Ðã qua, trong phòng, chống thiên tai (PCTT), tỉnh Cà Mau ứng phó nhanh, huy động mọi nguồn lực kịp thời để tập trung xử lý hiệu quả các vấn đề cấp bách; tuy nhiên, công tác thống kê và hỗ trợ thiệt hại vẫn còn chậm so với yêu cầu.

Sạt lở ven biển còn nhiều nỗi lo

(CMO) Khoảng 15 năm qua, khi tình trạng sạt lở ven biển bắt đầu xuất hiện và ngày một nghiêm trọng cũng là ngần ấy năm hàng loạt các giải pháp từ công trình cho đến phi công trình được triển khai. Những nỗ lực ấy phần nào bảo vệ được tuyến đê biển Tây, biển Ðông trước sạt lở, gây bồi tạo bãi, phục hồi rừng phòng hộ ven biển cũng như bảo vệ kết cấu hạ tầng, sản xuất và đời sống người dân.

Sinh kế cho đối tượng dễ bị tổn thương

(CMO) Biến đổi khí hậu (BÐKH) diễn ra ngày một mạnh mẽ đã tạo nhiều tác động tiêu cực cho cộng đồng dân cư, nhất là đối với các đối tượng dễ bị tổn thương. Ðảm bảo sinh kế bền vững, thân thiện với hệ sinh thái là chìa khoá quan trọng để ứng phó tốt với BÐKH, điều này đã và đang tiếp tục được triển khai tại nhiều địa phương trong toàn tỉnh.

Sống chung với biến đổi khí hậu

(CMO) Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu (BÐKH) - sự thay đổi này đánh dấu những nỗ lực của chính quyền và người dân trên địa bàn tỉnh trong cuộc chiến bảo vệ đất, bảo vệ người, bảo vệ sản xuất… trước thiên nhiên.

Bảo vệ nguồn nước - Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu

(CMO) Mùa mưa ngập úng, mùa khô thì thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất - thực trạng này đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cho sản xuất, đời sống người dân, các công trình công cộng trên địa bàn tỉnh. Do đó, việc quản lý, bảo vệ và khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước là việc làm vô cùng quan trọng và cấp bách để phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, đặc biệt là các hiện tượng hạn hán, sụp lún, xâm nhập mặn…

Bảo vệ rừng bằng công nghệ thông minh

(CMO) “Hiện nay chưa bước vào cao điểm mùa khô, nhưng đơn vị đã chủ động tổ chức lực lượng theo phương án phòng, chống cháy rừng (PCCR). Những ngày qua có những cơn mưa trái mùa nên đến thời điểm này mực nước, độ ẩm trên rừng còn tương đối, khả năng cháy chưa cao. Tuy nhiên, thời tiết nắng nóng gay gắt hơn so với mùa khô năm rồi, nên dự báo trong những ngày tới mực nước sẽ nhanh chóng cạn dần”, ông Lê Thanh Dũng, Phó giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Hạ, cho biết.

“Sống chung” với hạn mặn

(CMO) Theo dự báo của Ðài Khí tượng Thuỷ văn Nam Bộ, từ ngày 1-10/3 cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn trên các sông Nam Bộ ở cấp độ 2. Các đợt xâm nhập mặn có xu thế gia tăng, bắt đầu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, dân sinh tập trung trong tháng 3 và 4 (từ ngày 18-25/3 và 17-23/4).

Bảo vệ phát triển rừng bền vững

(CMO) Nâng cao khả năng kiểm soát cháy rừng, bảo đảm chủ động và hiệu quả trong việc chỉ đạo, điều động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng… nhằm giảm số vụ, diện tích và tài nguyên rừng bị thiệt hại, là mục tiêu đặt ra trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) mùa khô này.

Quyết tâm giữ rừng

(CMO) Bước vào mùa khô năm nay, các chủ rừng trong huyện U Minh đã chủ động xây dựng hoàn thành phương án bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) với quyết tâm không để xảy ra cháy rừng.

Ðể an toàn trước thiên tai

(CMO) “Phòng ngừa” vẫn là biện pháp đầu tiên và quan trọng để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Bởi với tác động nhanh, mạnh của biến đổi khí hậu thì thiên tai, thời tiết ngày càng khốc liệt và bất thường. Ðể thích ứng với sự dị thường, giảm thiệt hại của sự khốc liệt đến từ thiên tai cần sự chủ động tham gia của cả cộng đồng với trách nhiệm cao nhất, đây là giải pháp an toàn trước thiên tai.

Ðầu tư hạ tầng phòng, chống thiên tai

(CMO) Thời tiết diễn biến ngày một phức tạp, khó lường, trong khi nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng, triển khai các nhiệm vụ trong phòng chống, thích ứng thiên tai có hạn, là một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay mà tỉnh đang gặp phải.

Rủi ro cao từ hạn hán, xâm nhập mặn

(CMO) Không quá gay gắt, nhưng hạn hán, xâm nhập mặn vẫn là loại hình thiên tai được cảnh báo có nguy cơ tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực từ đời sống đến sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh.

Nhận định đúng rủi ro, thích ứng hiệu quả

(CMO) Ðã qua hơn 25 năm kể từ ngày cơn bão Linda (bão số 5) đổ bộ vào đất liền nhưng sự khốc liệt, sức tàn phá mà nó gây ra cho vùng đất Cà Mau vẫn còn mãi trong ký ức của những ai đã chứng kiến. Bão đã khiến 1.292 người chết và mất tích, 892 phương tiện tàu thuyền bị hư hỏng, mất tích; tổng thiệt hại về vật chất hơn 2.711 tỷ đồng… Những con số trên là lời cảnh báo về sức tàn phá khốc liệt của thiên tai và đến nay vẫn còn nguyên giá trị.