ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-10-24 00:22:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ

Báo Cà Mau Thiếu máu, thiếu sắt là bệnh lý phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ chậm phát triển tâm thần vận động và gây suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, phát triển, học tập của trẻ. Vì vậy, việc phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ cần phải được quan tâm đặc biệt.

Bác sĩ CKI Nguyễn Việt Thanh, Phó phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Ða khoa Hoàn Mỹ Minh Hải, cho biết, trẻ thiếu sắt, thiếu máu thường biểu hiện qua các dấu hiệu rất rõ ràng. Một trong những biểu hiện phổ biến là trẻ mệt mỏi, da xanh xao, môi nhợt nhạt, đặc biệt ở vùng mắt (kết mạc nhợt nhạt). Trẻ cũng có thể bị chóng mặt, chán ăn, sút cân, khó tập trung và thường dễ cáu gắt hơn. Những dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác, nhưng nếu phát hiện kịp thời, phụ huynh có thể đưa trẻ đi khám để xác định cụ thể tình trạng thiếu máu hoặc thiếu sắt thông qua xét nghiệm máu.

“Phụ huynh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám định kỳ, phát hiện sớm các vấn đề của trẻ và có biện pháp can thiệp kịp thời”, Bác sĩ CKI Nguyễn Việt Thanh khuyến cáo."Phụ huynh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám định kỳ, phát hiện sớm các vấn đề của trẻ và có biện pháp can thiệp kịp thời”, Bác sĩ CKI Nguyễn Việt Thanh khuyến cáo.

Theo đó, thiếu máu ở trẻ được chia thành 3 mức độ chính: thiếu máu nhẹ, trẻ có mức hemoglobin (Hb) giảm nhẹ, từ 10 g/dL đến 11 g/dL, do đó trẻ thường không có nhiều triệu chứng, chỉ có cảm giác mệt mỏi thoáng qua. Thiếu máu trung bình, mức hemoglobin từ 7 g/dL đến 9,9 g/dL, trẻ có thể xanh xao, khó chịu, ăn uống kém và hoạt động mệt mỏi. Ở mức độ thiếu máu nặng với hemoglobin dưới 7 g/dL, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như suy tim, khó thở, thậm chí ngất xỉu.

Phân độ thiếu máu theo nhóm tuổi (do Bác sĩ CKI Nguyễn Việt Thanh cung cấp).

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu sắt và thiếu máu ở trẻ, trong đó nguyên nhân chính là chế độ dinh dưỡng thiếu sắt và các vi chất quan trọng như kẽm, vitamin A, B12... Ðặc biệt, trẻ em ở độ tuổi dưới 2, khi nhu cầu sắt tăng cao nhưng chế độ ăn chưa đáp ứng đủ thì rất dễ bị thiếu sắt. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể bao gồm: trẻ sinh non hoặc có cân nặng thấp lúc sinh, trẻ thường không đủ lượng sắt tích trữ từ mẹ; trẻ bị mất máu kéo dài, chẳng hạn do nhiễm ký sinh trùng, giun móc; hoặc do bệnh lý di truyền như bệnh thalassemia (một nhóm các bệnh thiếu máu tan máu di truyền hồng cầu nhỏ) hoặc các bệnh liên quan đến tuỷ xương có thể gây ra thiếu máu.

Bác sĩ CKI Nguyễn Việt Thanh cho biết thêm, việc điều trị thiếu sắt, thiếu máu ở trẻ cần phải được thực hiện đúng cách và kịp thời. Trẻ sẽ được chỉ định bổ sung sắt dưới dạng viên uống hoặc si rô. Trong trường hợp thiếu máu nghiêm trọng hơn, bác sĩ chuyên khoa có thể can thiệp bằng các biện pháp như truyền máu hoặc điều trị bằng các phương pháp khác.

Ðiều quan trọng là các bậc phụ huynh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan, các loại đậu, rau xanh vào bữa ăn hằng ngày. Ðối với trẻ sơ sinh, mẹ nên duy trì nuôi con bằng sữa mẹ và cung cấp thực phẩm ăn dặm giàu sắt khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Ngoài ra, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám định kỳ và xét nghiệm máu để theo dõi mức độ thiếu máu, từ đó có thể phát hiện sớm các vấn đề của trẻ và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nhiễm trùng hô hấp (cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi) do thay đổi thời tiết cũng là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ.

"Khi trẻ có bất kỳ biểu hiện thiếu máu, thiếu sắt, phụ huynh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc bổ sung sắt và vitamin tổng hợp có chứa sắt khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ", Bác sĩ CKI Nguyễn Việt Thanh khuyến cáo./.

 

Băng Thanh

 

Người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh sốt xuất huyết

Tháng 5/2024, Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết (SXH) do Hãng dược phẩm Takeda (Nhật Bản) sản xuất tại Đức. Đây là vắc-xin SXH đầu tiên được phê duyệt tại Việt Nam. Là đối tác chiến lược toàn diện với Takeda, từ ngày 20/9 vừa qua, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển khai dịch vụ tiêm vắc-xin SXH cho người dân, tại gần 200 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên toàn quốc, trong đó có VNVC Cà Mau.

Cách làm hay của trạm y tế vùng sâu

Trạm Y tế xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân đã có cách làm hay trong công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH).

Cải thiện tình trạng kém hấp thu ở trẻ

Trẻ hay mắc bệnh, phát triển kém mặc dù đã được bổ sung đầy đủ các chất nhưng trẻ vẫn không lên cân, thậm chí còn còi xương, chậm lớn là điều khiến không ít phụ huynh lo lắng và băn khoăn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể là do bé kém hấp thu, dẫn đến không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa mưa bão

Theo ông Vương Hữu Tiến, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau: "Ðơn vị vừa xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa mưa bão, lụt năm 2024".

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.