Chuyên Đề: Phóng sự - Ký sự

Anh hùng phi công, Liệt sĩ Nguyễn Văn Bảy (B) - Những điều ít biết - Bài cuối: Gia đình ở đâu, nơi đó là quê hương

Nguyễn Văn Bảy (B) nhiều lần tâm sự với người bạn tên Ðỗ Khắc Hùng (cùng tập kết ra Bắc ở bến Sông Ðốc, cùng học chung cấp 1 và 2 tại các trường học sinh miền Nam) rằng, cha mẹ ông đều đi kháng chiến. Cha nói tiếng Bắc, mẹ nói tiếng không biết vùng nào, còn anh chị em ông thì nói tiếng Nam. Không biết gốc tích, nên với ông, sinh ra ở đâu, gia đình ở đâu thì coi nơi đó là quê hương (và ông đã khai trong lý lịch nhập học là quê xã Hưng Mỹ, huyện Trần Văn Thời).

Tag: Anh hùng, phi công, Liệt sĩ, Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Văn Bảy (B), Những điều ít biết

Bảo vệ môi trường biển - Bài cuối: Cần đồng bộ giải pháp và nguồn lực

Cà Mau có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các ngành kinh tế biển. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, sự gia tăng các ngành nghề dịch vụ, khai thác cũng như tập trung dân cư, đô thị hoá các vùng ven biển đã tạo áp lực đến môi trường biển, hải đảo. Để làm giảm nguy cơ ô nhiễm, hướng đến phát triển kinh tế biển bền vững đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, hơn hết là sự đồng bộ các giải pháp ngay từ cơ sở.

Tag: Bảo vệ môi trường, môi trường biển, môi trường, Bảo vệ

Bảo vệ môi trường biển - Bài 2: Nguy cơ và thách thức

Dù đã có nhiều giải pháp được triển khai, nhưng nhìn tổng thể, công tác bảo vệ môi trường biển và hải đảo tại Cà Mau vẫn còn nhiều khó khăn. Nhiều nguy cơ tiềm ẩn chưa được xử lý triệt để, ý thức bảo vệ môi trường của người dân vùng ven biển hạn chế. Thêm vào đó là nguồn lực cho hoạt động này được đánh giá là chưa cân xứng với thực tế cần triển khai, nên phần nào ảnh hưởng đến tính hiệu quả của công tác.

Tag: Bảo vệ môi trường, môi trường biển, môi trường, Bảo vệ

Anh hùng phi công, Liệt sĩ Nguyễn Văn Bảy (B) - Những điều ít biết - Bài 2: Phẩm chất anh hùng

Sau chiến thắng ném bom đánh chìm tàu khu trục Mỹ, 2 phi công Nguyễn Văn Bảy (B) và Lê Xuân Dị được gặp Thủ tướng Phạm Văn Ðồng, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp. Cấp trên sau đó có chủ trương giữ biên đội này chỉ để dành đánh trên biển. Nhưng do thiếu người, chiến tranh ngày càng ác liệt, biên đội của Dị - Lục - Bảy (B) lại được cắt trực.

Tag: Anh hùng, Anh hùng phi công, Liệt sĩ, Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Văn Bảy (B), Những điều ít biết

Anh hùng phi công, Liệt sĩ Nguyễn Văn Bảy (B) - Những điều ít biết

Trong lịch sử Không quân Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có 2 Anh hùng phi công cùng là dân miền Nam tập kết ra Bắc, cùng họ, cùng tên, cùng chữ lót là Nguyễn Văn Bảy. Vì vậy, để dễ phân biệt, đơn vị đặt Bảy A và Bảy B. Nguyễn Văn Bảy (A) quê ở Ðồng Tháp, còn Nguyễn Văn Bảy (B) là người con của quê hương Cà Mau.

Tag: Nguyễn Văn Bảy, Bảy (B), Anh hùng phi công, Liệt sĩ

Bảo vệ môi trường biển

Bảo vệ môi trường biển được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Vấn đề này đã được cụ thể hoá trong các nghị quyết của Ðảng và Chính phủ. Cùng với nhiều tỉnh, thành trong cả nước, tại Cà Mau, việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường biển tuy đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng vẫn còn không ít thách thức. Ðể trả lại môi trường trong sạch cho vùng biển, cần sự quyết tâm cũng như sự đồng lòng, đồng thuận và đồng bộ các giải pháp.

Tag: Bảo vệ, môi trường biển

Nâng tầm “Cà Mau - Ðiểm đến” - Bài cuối: Mỗi năm thêm đẹp, thêm duyên

Nhìn thẳng, nhìn đúng, trúng tâm điểm vấn đề nội tại của Chương trình “Cà Mau - Ðiểm đến” (Chương trình), ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Cà Mau, nhìn nhận: “Ban đầu là những bước đi dò dẫm, thử nghiệm, những năm tiếp theo điều chỉnh tính chất, nội dung các hoạt động phù hợp với từng thời điểm, từng đối tượng và tạo nên chuỗi hoạt động trải dài từ đầu năm tới cuối năm. Chính vì vậy, Chương trình dần đổi mới, tạo ra những điểm hấp dẫn hơn để duy trì hệ thống các hoạt động hằng năm, vừa kỷ niệm các ngày lễ lớn, vừa đẩy mạnh phát triển du lịch”.

Tag: Nâng tầm, Cà Mau - Ðiểm đến

Nâng tầm “Cà Mau - Ðiểm đến” - Bài 2: Nhìn từ thực tế

Khởi đầu mới mẻ, kết quả và hiệu ứng tích cực, song nhìn nhận khách quan, Chương trình “Cà Mau - Ðiểm đến” (Chương trình) cần có những tính toán phù hợp, dài hơi, nhất là đúc rút kinh nghiệm để vượt khó, bứt phá hơn trong tương lai. Ðây cũng là dịp để Cà Mau nhìn thẳng vào thực tế, từ đó có những đổi mới mạnh mẽ hơn, cả trong tư duy, hành động để hướng đến mục tiêu đưa Chương trình trở thành thương hiệu có sức sống lâu bền, mang lại những tác động tích cực, toàn diện vào đà phát triển chung của địa phương.

Tag: Cà Mau - Ðiểm đến, Nâng tầm, Nhìn từ thực tế

Nâng tầm “Cà Mau - Ðiểm đến”

Cuối năm 2020, từ ý tưởng “xây dựng lễ hội đặc trưng riêng cho từng địa phương” để thu hút du khách, kích cầu dịch vụ - thương mại và tiêu dùng, UBND tỉnh Cà Mau đã chính thức khởi thành Chương trình “Cà Mau - Ðiểm đến” (Chương trình) vào năm 2021. Phải nói thêm, với tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, “Cà Mau - Ðiểm đến” vừa được xây dựng đã đứng trước những khó khăn, thách thức cam go. Nhưng qua từng năm, với quyết tâm, sự chuẩn bị chu đáo, tư duy đổi mới, quyết đoán, “Cà Mau - Ðiểm đến” không ngừng “trưởng thành” hơn, trở thành dấu ấn tích cực, động lực phát triển, phục hồi mạnh mẽ của kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Nâng tầm Chương trình còn là sự kỳ vọng lớn lao, với rất nhiều công việc phải bàn, phải làm cho hành trình dài hơi phía trước.

Tag: Cà Mau - Ðiểm đến, Nâng tầm

Thoả lòng dân mong - Bài cuối: Đổi mới, sáng tạo, nâng chất hoạt động

Ðầu nhiệm kỳ 2021-2026, HÐND tỉnh Cà Mau có 51 đại biểu, hiện nay còn 49 đại biểu (giảm 2 vị do chuyển công tác ngoài địa bàn tỉnh). Năm 2023, HÐND tỉnh đã tổ chức 4 kỳ họp HÐND, ban hành 83 nghị quyết, có 36 nghị quyết quy phạm pháp luật và 47 nghị quyết cá biệt (trong đó có 8 nghị quyết về công tác cán bộ); 16 cuộc giám sát, khảo sát chuyên đề; 2 phiên giải trình về “tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh” và “việc thực hiện sắp xếp, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp”.

Tag: Thoả lòng dân mong, HÐND tỉnh, Tiếp xúc cử tri

Thoả lòng dân mong

Ðại biểu HÐND mang sứ mệnh là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước HÐND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Ðể đáp lại sự tín nhiệm và niềm tin cử tri gửi gắm, thời gian qua, đại biểu HÐND tỉnh đã kết nối các cấp thẩm quyền giải quyết thấu đáo, trách nhiệm các kiến nghị của cử tri. Có được kết quả này là nhờ sự sáng tạo, đổi mới trong cách thức thực hiện, đặc biệt là các ý kiến, kiến nghị được tiếp thu, giải quyết kịp thời, đúng người, rõ việc.

Tag: Thoả lòng dân, dân mong, Ðại biểu HÐND

Hồi sinh “rừng vàng, biển bạc” - Bài cuối: Những gợi ý khả thi

Tài nguyên thiên nhiên, trong đó có nguồn lợi thuỷ sản, được coi là điểm tựa nền tảng của Cà Mau để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững. Những sản vật của xứ rừng, biển Cà Mau đã tạo dựng được uy tín, thương hiệu, mang lại giá trị kinh tế ngày càng lớn. Trân trọng thiên nhiên, ý thức trách nhiệm, tự hào và nỗ lực hành động để gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên cũng chính là chìa khoá mở ra tương lai phát triển giàu đẹp, bền vững của quê hương.

Tag: Hồi sinh, rừng vàng, biển bạc

Hồi sinh “rừng vàng, biển bạc” - Bài 4: Không thể chần chừ

Đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên BCH Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, khẳng định: “Từ năm 2024, Cà Mau tuyên bố nói không với hình thức khai thác thuỷ sản theo kiểu tận diệt, huỷ diệt”.

Tag: Hồi sinh, rừng vàng, biển bạc

Hồi sinh “rừng vàng, biển bạc” - Bài 3: Hồi chuông cảnh báo

Nguồn lợi thuỷ sản suy giảm đến lằn ranh “báo động đỏ” là thực trạng nhức nhối, bức thiết với Cà Mau. Ðó không chỉ là sự suy giảm thuần tuý về mặt tài nguyên mà còn kéo theo những hệ luỵ khôn lường, to lớn đối với thực tại và tương lai phát triển của tỉnh nhà. Có hàng loạt nguyên nhân được chỉ ra, nhưng sâu xa nhất vẫn là tâm thế hành xử của con người với thiên nhiên. “Rừng vàng, biển bạc” ở Cà Mau đang bị tổn thương bởi sự vô tâm, thờ ơ của chính con người.

Tag: Hồi sinh, rừng vàng, biển bạc

Hồi sinh “rừng vàng, biển bạc” - Bài 2: Cá đồng kêu cứu

Hệ sinh thái ngập ngọt với nguồn lợi cá đồng dồi dào ở Cà Mau đang đối diện với thời khắc cam go. Vựa cá đồng huyền thoại vùng U Minh Hạ ngày nào giờ chỉ còn lại trong những câu chuyện đượm nỗi nhớ tiếc đến xót xa. Cà Mau giờ dần vắng bóng mùa tát đìa, chụp lưới ăn Tết. Mặt sông rạch thưa tiếng cá quẫy đuôi, đớp mồi. Con cá đồng Cà Mau đang đi đâu, về đâu?...

Tag: Hồi sinh, rừng vàng, biển bạc

Hồi sinh “rừng vàng, biển bạc”

Hồi sinh “rừng vàng, biển bạc”, giữ gìn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đang là vấn đề cấp thiết cho hiện tại, cho cả tương lai của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc.

Tag: Hồi sinh, rừng vàng, biển bạc, nguồn lợi thuỷ sản

Chống sạt lở - Hành trình của nỗ lực và tâm huyết - Bài cuối: Gỡ khó từ chính sách

Cà Mau được xác định là tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế biển, nhiều vị trí ven biển được đầu tư các dự án phát triển dịch vụ du lịch, dịch vụ hậu cần nghề cá, dự án phát triển điện gió, điện năng lượng mặt trời. Nếu những khó khăn, vướng mắc trong xã hội hoá được tháo gỡ kịp thời không chỉ giúp tỉnh phòng, chống, khắc phục sạt lở, mà còn khai thác hết tiềm năng, phát triển kinh tế - xã hội.

Tag: Chống sạt lở, Hành trình, nỗ lực và tâm huyết

Chống sạt lở - Hành trình của nỗ lực và tâm huyết - Bài 2: Nhiều cách làm hay

Những năm qua, với sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và sự nỗ lực của địa phương, nhiều công trình phòng, chống sạt lở bờ biển của tỉnh đã được triển khai thực hiện, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân, giảm nhẹ thiệt hại do sạt lở gây ra.

Tag: Chống sạt lở, Hành trình, nỗ lực và tâm huyết

Chống sạt lở - Hành trình của nỗ lực và tâm huyết - Bài 1: Hiểm hoạ đe doạ cuộc sống

Hàng loạt những giải pháp kè từ vật liệu địa phương, kè bản nhựa, cho đến kè rọ đá, kè ngầm tạo bãi, kè đá đổ, kè áp bờ... đã được triển khai trong bối cảnh nguồn lực còn nhiều khó khăn.

Tag: Chống sạt lở, Hành trình, nỗ lực và tâm huyết, biến đổi khí hậu

Ngăn dòng "chảy máu" chất xám - Bài cuối: Cần cơ chế "giữ chân" nhân tài

Trong tổng số 107 ứng viên tốt nghiệp về nước, có 28 trường hợp đã xin thôi việc, nghỉ việc, chuyển công tác và 10 trường hợp bồi hoàn kinh phí đào tạo. Con số này cho thấy nguồn nhân lực mà tỉnh đào tạo đã biến động tiêu cực. Ngay thời điểm này cần có những cơ chế đặc thù để thu hút và giữ chân nhân tài, phục vụ cho sự phát triển, nhất là những mục tiêu mang tầm chiến lược trong tương lai.

Tag: Ngăn dòng, chảy máu, chất xám, Ðề án Mekong