ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 5-12-24 02:19:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bánh phồng tôm đón Tết

Báo Cà Mau Những ngày cuối năm, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi tất bật vào mùa làm bánh phồng tôm để kịp đáp ứng cho những đơn hàng Tết.

Tận dụng nguồn nguyên liệu tôm sẵn có tại địa phương, người dân xã Tân Thuận đã duy trì nghề làm bánh phồng tôm truyền thống, nhờ đó có nguồn thu nhập ổn định.

Mùa này, người dân xã Tân Thuận vào vụ bánh phồng tôm.

Mùa này, người dân xã Tân Thuận vào vụ bánh phồng tôm.

Gia đình chị Huỳnh Diệu Hiền, ấp Thuận Hoà B, là một trong những hộ có 30 năm làm bánh phồng tôm, ông bà truyền lại cho con cháu nối nghiệp và phát huy. Chị Hiền chia sẻ: “Gia đình vẫn giữ nghề truyền thống sản xuất thủ công, thường khoảng đầu tháng 10 âm lịch bắt đầu làm bánh phồng tôm chuẩn bị cho vụ Tết, cung ứng cho đơn đặt hàng trong và ngoài tỉnh”. 

“Tết này, mỗi tháng gia đình làm 150-200 kg bánh phồng tôm, với giá 150 ngàn đồng/kg, bánh đặc biệt tôm nhiều giá 250-300 ngàn đồng/kg. Ngoài ngày thường làm theo đơn đặt hàng của khách, mỗi mùa Tết, gia đình có thu nhập từ 35-40 triệu đồng sau khi trừ chi phí”, chị Hiền cho biết.

Gia đình bà Trà Thu Mừng, ấp Thuận Hoà B, giữ nghề làm bánh phồng tôm gần 20 năm nay. Cận Tết, đơn hàng nhiều nên những ngày này, bà phải dậy từ sớm làm để kịp giao cho khách.

Theo bà Mừng, gia đình chỉ chuyên làm một loại bánh phồng tôm, cũng là loại bánh được nhiều khách hàng ưa chuộng nhất. Ðể có những chiếc bánh phồng tôm thơm ngon phải trải qua nhiều công đoạn. Ðầu tiên chọn tôm tươi sống, lột bỏ vỏ và chỉ đen trên lưng, đem xay nhuyễn. Kế tiếp, người thợ nhồi tôm xay cùng bột năng, bột mì, gia vị... cho đến khi bột mịn và đem tráng bánh. Ðây là công đoạn quan trọng, đòi hỏi sự khéo léo, đều tay của người làm bánh, nếu không bánh sẽ bị dày và chai.

Bà Trần Yến Phương, Phó chủ tịch UBND xã Tân Thuận, cho biết: “Từ lâu, nghề làm bánh phồng tôm đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình. Xã có khoảng 10 hộ theo nghề làm bánh phồng tôm, chủ yếu là làm thủ công truyền thống, sản xuất quanh năm. Dịp Tết là thời điểm các cơ sở phải tăng lượng bánh phồng tôm lên gấp đôi để phục vụ thị trường. Hiện nay có 1 cơ sở sản xuất bánh phồng tôm đang đăng ký hồ sơ tham gia sản phẩm OCOP”./.

 

Tiểu Ái

 

Nông dân khởi nghiệp sáng tạo

Hiện nay, phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong hội viên nông dân đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp với đa dạng ngành nghề sản xuất, kinh doanh được xem là mảnh đất màu mỡ, nhiều cơ hội để nông dân khai thác trên con đường lập nghiệp, tạo ra sự thay đổi về diện mạo mới cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn hôm nay.

Thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội và tạo điều kiện tốt hơn cho nữ nông dân

Chiều ngày 3/12, Bà Jasmien De Winne, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam; ông Marc Fransen, Tuỳ viên ban DGEO.6, Tổng vụ Hợp tác phát triển Bỉ (DGD – Brussels) cùng đoàn công tác Ban quản lý Dự án “Thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội và điều kiện lao động tốt hơn cho nữ nông dân và lao động thời vụ nông nghiệp trong chuỗi giá trị tôm và lúa gạo tại Việt Nam” có buổi làm việc với Hội nông dân tỉnh.

Ðồng xanh trên đất mặn

Từ những năm 2000, khi thực hiện chuyển dịch sản xuất sang nuôi tôm, trên đồng đất huyện Phú Tân dần thưa thớt đi màu xanh của cây lúa, nhường chỗ cho con tôm phát triển. Câu chuyện khôi phục lại nghề trồng lúa trên đất nuôi tôm tuy không còn xa lạ tại các địa phương trong huyện, nhưng số người làm được lại rất khiêm tốn và để cây lúa trĩu hạt trên vùng đất mặn cũng không phải chuyện dễ.

Chi hội trưởng gương mẫu

Những năm gần đây, huyện U Minh có nhiều cựu chiến binh (CCB) gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, ông Trần Văn Gẫm, Chi hội trưởng Chi hội CCB Ấp 6, xã Khánh Tiến là điển hình.

Quyết tâm sẽ thành công

Thời gian qua, phong trào cựu chiến binh (CCB) gương mẫu phát triển kinh tế gia đình luôn được cán bộ, hội viên Hội CCB địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh hưởng ứng, thực hiện. Từ phong trào này đã xuất hiện ngày càng nhiều CCB gương mẫu, tích cực phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu, đồng thời luôn đi đầu trong các phong trào ở địa phương. Ðiển hình là CCB Võ Văn Láng, hội viên Ấp 9.

Phấn đấu có ít nhất 50% hợp tác xã hoạt động hiệu quả

Ngày 29/11, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Cà Mau (Cụm trưởng) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các hợp tác xã (HTX) Cụm thi đua Tây Nam Sông Hậu.

Ða cây, đa con - Lợi nhuận kép

Hưởng ứng chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, phá thế độc canh con tôm, cây lúa hay lâm nghiệp, người dân trong tỉnh Cà Mau đã và đang mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích sản xuất. Nhờ mô hình này, người dân có được nhiều nguồn thu, lấy ngắn nuôi dài, hạn chế được tình trạng thu hoạch ồ ạt, được mùa, mất giá...

Nghiệm thu đề án về “hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất nước cốt nhàu”

Ngày 28/11, Trung tâm Khuyến công thuộc Sở Công thương tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Trần Văn Thời tổ chức nghiệm thu đề án nhóm khuyến công địa phương năm 2024 về “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất nước cốt nhàu” tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại SK Noni, ấp Công Nghiệp, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời.

Học đến đâu, thực hành đến đó

Thay đổi thói quen canh tác, nâng cao sự hiểu biết của nông dân về sử dụng tôm giống, bảo vệ môi trường sinh thái trong lĩnh vực nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao, chính là mục tiêu quan trọng mà lớp tập huấn chuyên sâu về nuôi tôm quảng canh 2 giai đoạn hướng đến. Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, lớp học đã mở ra cho bà con nông dân một góc nhìn mới, đồng thời thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất.

Chủ động sản xuất bền vững

Tại xã Lương Thế Trân, nếu 25 năm trước nông dân lén lút đưa nước mặn vào ruộng lúa để nuôi tôm, thì nay một bộ phận người dân phải tìm cách ngăn mặn, giữ ngọt để gieo sạ lúa nhằm cải tạo môi trường, giúp sản xuất hiệu quả, bền vững hơn trước thách thức của biến đổi khí hậu và môi trường tự nhiên đang ngày càng ô nhiễm.