ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 21-5-24 04:39:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gia tăng nguồn lực phòng, chống thiên tai

Báo Cà Mau Huyện Ngọc Hiển nằm ở phía Nam của tỉnh Cà Mau, có 3 mặt giáp biển; tổng chiều dài bờ biển hơn 98 km, chiếm 39% chiều dài bờ biển toàn tỉnh; có 281 sông rạch lớn nhỏ, trong đó 23 cửa sông thông ra biển. Với địa hình trên, Ngọc Hiển là địa phương chịu tác động, ảnh hưởng của thiên tai rất lớn.

Huyện Ngọc Hiển có 3 mặt giáp biển nên chịu tác động, ảnh hưởng thiên tai rất lớn. (Ảnh: Một góc trung tâm huyện nhìn từ trên cao).

Ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai (PCTT) và Tìm kiếm cứu nạn huyện, thông tin, trước tác động và ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu gây ra hậu quả nghiêm trọng, khó lường, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức. Bên cạnh đó, huyện kêu gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện đóng góp quỹ PCTT, nhằm gia tăng nguồn lực xã hội hoá (giảm bớt cho ngân sách Nhà nước) phục vụ công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.

Việc đóng góp quỹ PCTT không chỉ thể hiện trách nhiệm, ý thức cộng đồng mà còn góp phần đảm bảo nguồn lực để phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

Năm 2023, tổng số tiền thu quỹ PCTT của huyện hơn 348 triệu đồng. Năm 2024, huyện tiếp tục kêu gọi đóng góp nguồn quỹ này để phục vụ cho công tác PCTT ở địa phương.

Hàng năm huyện Ngọc Hiển ảnh hưởng thiên tai, sạt lở đất, triều cường dâng cao, thiệt hại hơn 2 tỷ đồng. (Ảnh chụp vụ sạt lở đất tại xã Tam Giang Tây năm 2023).

Năm 2023 và những tháng đầu năm nay, trên địa bàn huyện xảy ra mưa lớn, kèm theo dông, lốc, triều cường, nước dâng... ước thiệt hại trên 2 tỷ đồng. Huyện đã kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, chi hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng với số tiền hàng trăm triệu đồng.

Một vụ sạt lở đất tại xã Tân Ân Tây năm 2023.

Năm 2024, dự báo tình hình thời tiết, thiên tai sẽ diễn biến phức tạp, bất thường, vì vậy ngay từ đầu năm, huyện đã xác định công tác PCTT là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, hàng đầu nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Huy động cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia PCTT với tinh thần chủ động, khẩn trương, quyết liệt. Trong đó, việc chủ động đóng góp quỹ PCTT của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp sẽ tạo nguồn lực quan trọng, hỗ trợ tích cực cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả và nâng cao năng lực phòng chống, ứng phó với thiên tai trên địa bàn huyện.

Sạt lở ven sông, ven biển hằng năm diễn ra khó lường. (Ảnh chụp cửa Vàm Xoáy, xã Đất Mũi).

Bà Võ Thị Lệ Hằng, chủ Doanh nghiệp kinh doanh kim khí điện máy Mỹ Hằng, xã Viên An, chia sẻ: “Những năm qua, doanh nghiệp luôn thực hiện tốt việc đóng thuế và đóng góp đầy đủ các nguồn quỹ do địa phương phát động. Ðối với nguồn quỹ PCTT, bản thân tôi thấy, các cá nhân, hộ kinh doanh nên tham gia hỗ trợ đóng góp đầy đủ, một phần hỗ trợ Nhà nước, một phần góp sức khắc phục sự cố do ảnh hưởng thiên tai. Bởi thiên tai hiện nay khó lường, tác động, ảnh hưởng ngày càng khắc nghiệt hơn, mà ngân sách Nhà nước còn hạn chế, nên cần sự chung tay góp sức của toàn dân”.

Ông Lê Hoài Phương, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, nhìn nhận, những năm gần đây, tình hình thời tiết diễn biến thất thường và ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến tỉnh nói chung, huyện Ngọc Hiển nói riêng, gây thiệt hại rất lớn cho đời sống người dân và kinh tế của huyện. Bên cạnh ảnh hưởng của hoàn lưu bão và áp thấp nhiệt đới thì lốc, sét và sạt lở đất là 2 loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra tại huyện. Mức độ thiệt hại đến con người, kết cấu hạ tầng và kinh tế, xã hội rất lớn.

Công tác dự báo, cảnh báo thời tiết được Ðồn Biên phòng Rạch Gốc triển khai nhanh chóng để thông báo kịp thời đến các phương tiện đánh bắt trên biển.

Ngoài ra, hạn hán và xâm nhập mặn cũng gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong huyện. Chế độ bán nhật triều biển Ðông và nhật triều biển Tây tạo nên nhiều vùng giáp nước và làm gia tăng khả năng xảy ra ngập úng khi triều cường kết hợp mưa lớn, ảnh hưởng đến dân cư, vùng sản xuất nông nghiệp, sạt lở một số công trình trọng điểm. Trên biển cũng thường xuyên có gió mạnh, chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa, gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thuỷ sản của ngư dân.

Ông Trần Hoàng Lạc cho biết thêm, PCTT là nhiệm vụ cấp bách được ưu tiên hàng đầu để góp phần bảo vệ sản xuất, ổn định cuộc sống người dân; tăng cường giải pháp bảo vệ các công trình trọng điểm của Nhà nước như: đê, kè ven sông, ven biển và công trình thuỷ lợi, thông tin, y tế, trường học... Thời gian tới, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp... cùng hợp sức đóng góp nguồn quỹ PCTT, đảm bảo việc thu quỹ đạt kế hoạch đề ra./.

 

Chí Hiểu

 

Gia tăng nguồn lực phòng, chống thiên tai

Huyện Ngọc Hiển nằm ở phía Nam của tỉnh Cà Mau, có 3 mặt giáp biển; tổng chiều dài bờ biển hơn 98 km, chiếm 39% chiều dài bờ biển toàn tỉnh; có 281 sông rạch lớn nhỏ, trong đó 23 cửa sông thông ra biển. Với địa hình trên, Ngọc Hiển là địa phương chịu tác động, ảnh hưởng của thiên tai rất lớn.

Giải pháp nước ngọt cho Hòn Chuối

Ở đảo Hòn Chuối, do đặc thù địa hình, lượng nước ngọt sử dụng trên đảo phụ thuộc vào nguồn dự trữ nước mưa. Vì thế, thời điểm mùa khô này, đời sống sinh hoạt của các lực lượng làm nhiệm vụ và người dân sinh sống trên đảo càng khó khăn do thiếu nước ngọt. Nhiều giải pháp lâu dài đang được các ngành chức năng tiến hành khảo sát và thực hiện trong thời gian tới.

Thiệt hại do hạn hán vẫn còn tiếp diễn

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, theo dự báo, thời gian chuyển từ mùa khô sang mùa mưa trong nửa đầu tháng 5, mùa mưa có khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 5. Do vậy, thời gian tới, tại nhiều địa phương trong tỉnh vẫn còn thiếu nước ngọt phục vụ đời sống của người dân, khả năng còn tiếp tục xuất hiện thêm các điểm sụt lún đất, sạt lở bờ kênh, đường lộ giao thông trong vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời và U Minh, làm hư hỏng kết cấu, mặt đường lộ giao thông, gây khó khăn cho giao thương hàng hoá và đi lại của người dân.

Bảo vệ rừng cụm đảo Hòn Khoai

Hạt Kiểm lâm cụm đảo Hòn Khoai làm nhiệm vụ quan lý, bảo vệ rừng trên 2 cụm đảo, Hòn Khoai và Hòn Chuối. Những năm qua, mặc dù điều kiện để đảm bảo cho công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) còn nhiều khó khăn nhưng đơn vị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác phối hợp giữa các đơn vị đứng chân trên đảo luôn được thực hiện hiệu quả, vì thế rừng được bảo vệ tốt, nhiều năm liền không để xảy ra cháy.

Ðề phòng thời tiết dị thường

Mùa khô năm nay đã được dự báo từ trước, theo đó, công tác chuẩn bị ứng phó đã được các cấp, các ngành, địa phương triển khai từ sớm, nên những thiệt hại do thiên tai đã giảm đến mức thấp nhất.

Ðể ứng phó hiệu quả, bền vững với biến đổi khí hậu

Những năm qua, Cà Mau luôn đối diện với nhiều khó khăn về tình hình hạn mặn, sụt lún ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân. Nguyên nhân của thực trạng này, theo ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngoài do hạn hán diễn biến gay gắt, nắng hạn kéo dài, thì còn do hệ thống thuỷ lợi chưa khép kín, chưa được đầu tư đồng bộ, chưa đầu tư khoanh ô nhỏ phù hợp với từng vùng, chưa có hệ thống trạm bơm điều tiết nước; sản xuất, sinh hoạt của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa và nước ngầm, không có nước ngọt bổ sung trong mùa khô như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Thuận thiên vì sự phát triển bền vững

Hạn hán, xâm nhập mặn và lún sụt ngày càng khốc liệt, cùng với đó là triều cường, nước biển dâng gia tăng; mưa bão xảy ra bất thường, diễn biến phức tạp... Thực tế cho thấy, biến đổi khí hậu (BÐKH) đã và đang tiếp tục tác động sâu rộng đến đời sống dân sinh, kinh tế - xã hội và nhiều lĩnh vực khác. Ðã đến lúc mọi hoạt động của con người cần phải thuận theo thiên nhiên để phát triển bền vững.

Hỗ trợ người dân vượt thiên tai

Hiện nay đang vào cao điểm mùa khô hạn, vấn đề nước sạch lại được đặc biệt quan tâm, nhất là đối với hơn 4 ngàn hộ dân của tỉnh đang trong tình cảnh thiếu nước sinh hoạt. Theo đó, nhiều hộ đã nhận được sự quan tâm và hỗ trợ thường xuyên của chính quyền các cấp, các tổ chức, các mạnh thường quân, doanh nghiệp.

Nỗi niềm nghề rẫy mùa hạn

Tình hình mùa hạn năm nay đã ảnh hưởng khá lớn đến năng suất, chất lượng các sản phẩm rau màu của bà con vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời.

Những hình ảnh đẹp trong cuộc chiến chống “giặc lửa”

Thông tin từ Bí thư Huyện uỷ Trần Văn Thời Nguyễn Minh Nhứt, đến sáng 12/4, đám cháy rừng ở Nông trường 402 đã cơ bản được dập tắt. Các lực lượng chữa cháy đã được cho rút khỏi địa điểm cháy. Tuy nhiên, vẫn còn bố trí một đội hơn 10 người túc trực theo dõi và kịp thời dập tắt những nơi còn ngún.