ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-10-24 18:25:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Chợ đồng” - Ðầu ra kinh tế vườn

Báo Cà Mau Tại xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã đang triển khai mô hình ứng dụng công nghệ số, nhằm tạo đầu ra cho sản phẩm nông sản của chị em.

“Chợ đồng" là một mô hình chợ trực tuyến mới được triển khai từ giữa tháng 9 vừa qua. Cụ thể hoá Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 8/8/2016 của Thành uỷ Cà Mau về nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp gắn với chuyển đổi số hiện nay, Ðảng uỷ xã Lý Văn Lâm chỉ đạo Ðoàn Thanh niên và Hội LHPN xã phối hợp với các ấp thực hiện chợ trực tuyến này để hỗ trợ thêm cho người nông dân, chị em phụ nữ trong xã bán lẻ sản phẩm để có thêm thu nhập, cải thiện kinh tế.

Theo đó, Hội LHPN xã và Ðoàn Thanh niên sẽ tạo trang Fanpage có tên là “Chợ đồng” trên Facebook. “Chợ đồng” sẽ cập nhật thông tin, thông báo đến người nông dân về cách thức tập hợp những sản phẩm như các loại rau, hoa quả... vào mỗi sáng, tập kết tại trụ sở UBND xã để phân loại và để ngành nông nghiệp xã kiểm soát chất lượng sản phẩm. Tiếp theo, các sản phẩm này sẽ được bày trí để chụp ảnh và đăng tải giới thiệu trên trang “Chợ đồng” với đầy đủ thông tin về nguồn gốc cụ thể và giá cả rõ ràng.

Trang Fanpage “Chợ đồng” được Hội LHPN nữ xã Lý Văn Lâm quản lý và kiểm duyệt hình ảnh khi đăng tải.

Trang Fanpage “Chợ đồng” được Hội LHPN nữ xã Lý Văn Lâm quản lý và kiểm duyệt hình ảnh khi đăng tải.

Ban đầu, người nông dân và chị em chưa thích ứng kịp mô hình chợ trực tuyến này, nhưng càng về sau lại càng thấy hiệu quả của nó mang lại nên rất thích. Chị Nguyễn Thị Ngọc Tác, ấp Chánh, chia sẻ: “Có đầu ra cho sản phẩm là quá tốt cho chị em trồng rau màu. Khách mua Online bây giờ nhiều lắm, bởi họ thích sản phẩm vườn trồng vì an toàn hơn. Ban đầu tôi không rành việc chụp hình ảnh để gửi lên cho chị em đăng quảng cáo. Tôi chịu khó học và chụp, giờ cũng thuần thục, sắp tới có thể tự mình sử dụng thành thạo công nghệ để giới thiệu sản phẩm của mình nhiều hơn trên trang “Chợ đồng””.

Với mô hình này, người nông dân và người tiêu thụ sản phẩm có thể gắn kết với nhau nhiều hơn thông qua nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, điều bất tiện hiện tại là một số mặt hàng được tìm kiếm nhưng chưa đủ cung cấp cho người tiêu dùng.

Chị Ngô Thị Lệ Huyền, ấp Chánh, cho biết: “Tôi cũng đang chuyển hướng kinh doanh Online các sản phẩm quê. Tôi dự định sẽ phối hợp với trang “Chợ đồng” để có thêm đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, ở đây thì mùa nào thức nấy, trồng thuận thiên nên khó đảm bảo số lượng cho người tiêu dùng. Tôi và nhiều hộ đang cố gắng làm sao cải thiện được vấn đề này trong thời gian sớm nhất để trở thành nơi cung cấp sản phẩm ổn định. Về kiểm duyệt chất lượng đã có xã lo nên người mua rất an tâm”.

Khi mô hình "Chợ đồng" được thực hiện thành công thì sẽ là giải pháp hiệu quả, bỏ qua khâu trung gian trong tiêu thụ nông sản, người tiêu dùng và người sản xuất sản phẩm được kết nối trực tiếp. Chưa kể, nó cũng là một cách hay để đẩy mạnh chuyển đổi số ở các xã, ấp.

Bà Cao Hồng Cẩm,  Chủ tịch UBND xã Lý Văn Lâm, cho biết: “Mô hình “Chợ đồng” giúp nông dân tiếp cận với thương mại điện tử, đồng thời giúp thay đổi tư duy, thói quen trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của họ. Ðoàn Thanh niên, Hội LHPN... xã sẽ có trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đăng bán trên trang. Từ đó, tạo niềm tin cho khách hàng khi đến với các sản phẩm chợ quê. Nhiều chị trồng rau cải thiện bữa cơm nay lại có thêm nguồn để cải thiện sinh kế, một công đôi chuyện nên rất phấn khởi, tích cực hưởng ứng. Một số chị chưa rành công nghệ thì nay đã tập chụp ảnh, gửi clip... thành thạo, phần nào góp phần cho chuyển đổi số trong giới nữ tốt hơn".

Không chỉ tại xã Lý Văn Lâm, một số xã khác của TP Cà Mau như: Tân Thành, Tắc Vân... cũng bắt đầu manh nha những mô hình chợ trực tuyến trên nền tảng Facebook. Các sản phẩm của chị em đều được chụp ảnh với độ sắc nét và trung thực để quảng cáo đến người tiêu dùng.

Bà Trần Như Thảo, Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Thành, chia sẻ: “Hội hỗ trợ chị em đăng bài giới thiệu về các sản phẩm mà chị em trồng được tại nhà. Người mua bây giờ ưa chuộng thực phẩm sạch nên khi thấy những bài đăng ở các Fanpage uy tín, như của xã, ấp... thì sẽ có cảm tình và ủng hộ. Họ mua một lần, thấy chất lượng sẽ tìm đến hoài. Từ đó, chị em có thêm thu nhập để lo cho cuộc sống, con cái; một số nhà trồng nhiều cũng đỡ phải chạy xe bán lẻ, quá cực nhưng không được bao nhiêu. Nếu ổn định về nguồn cung, trong thời gian tới, Hội LHPN xã sẽ mở rộng mô hình này để chị em chủ động hơn trong sản xuất và buôn bán”./.

 

Lam Khánh

 

Phủ xanh đất lâm phần

Màu xanh của hoa kiểng, cây trái trên đất vườn nhà ông Sầm Văn Chùm đã lấn át màu nâu đỏ đặc trưng của vùng đất phèn nặng Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.

Trí Lực đổi thay nhờ công nghệ

Xã Trí Lực (huyện Thới Bình) nay có nhiều thay đổi về kinh tế, an ninh xã hội ổn định nhờ mạnh dạn áp dụng nhiều phương pháp canh tác và công nghệ số.

Còn sức khoẻ là còn lao động

“Còn sức khoẻ là còn lao động, còn trí tuệ là còn cống hiến”, hội viên người cao tuổi (NCT) trên địa bàn TP Cà Mau vẫn hăng say lao động sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp tích cực cho kinh tế của địa phương. Ðiển hình như một số hội viên NCT ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau.

Tận dụng vườn tạp trồng lúa sạch

Thay vì tận dụng bờ bao vuông tôm và phần đất trống quanh nhà trồng rau màu để tăng thu nhập, hiện nhiều hộ tại ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú có cách làm sáng tạo, đó là chuyển đổi sang trồng lúa sạch 2 vụ/năm, phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày cho gia đình. Mô hình này đang được chính quyền địa phương vận động bà con nông dân nhân rộng.

Diện tích xuống giống vụ lúa - tôm vượt xa so kế hoạch

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết ngày 1/10/2024, bà con vùng sản xuất lúa - tôm đã giống giống đươc  42.936 ha, tăng 15,73% so kế hoach, tăng 9,83% so cùng kỳ. Theo nhận định của ngành chuyên môn, diện tích xuống giống sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những ngày tới.

Kỳ vọng vụ lúa - tôm

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, toàn huyện Trần Văn Thời xuống giống được hơn 3.340 ha, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Hiện tại, trà lúa đang phát triển tốt, nông dân rất phấn khởi và đặt nhiều kỳ vọng vào vụ mùa.

Giải pháp tái tạo nguồn lợi cá đồng

Theo các lão nông, với địa thế và thiên nhiên ưu đãi, vùng đất rừng U Minh Hạ xưa kia nổi danh nguồn lợi cá đồng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi này ngày càng suy giảm mạnh do tác động của con người. Ðể tái tạo nguồn lợi cá đồng, không còn cách nào khác là mở rộng diện tích nuôi, giảm khai thác tự nhiên.

Ngọc Hiển - Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực

Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.