ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 1-6-24 06:28:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tìm giải pháp gỡ khó trong giao đất, giao rừng

Báo Cà Mau Không lập phương án, lập phương án không đúng, chưa lập phương án nhưng đã giao đất, giao rừng, đây là những tồn tại hạn chế cần khắc phục được nêu ra tại Hội nghị trực tuyến chuyên đề về giải quyết khó khăn, vướng mắc, khắc phục các sai sót liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; lập phương án giao đất, giao rừng; giao đất, cho thuê đất chưa gắn với giao đất, giao rừng và các vấn đề khác có liên quan diễn ra sáng nay, 16/5 . Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chủ trì hội nghị.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau, thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành 54 quyết định, với tổng diện tích hơn 24.353,33 ha về việc thu hồi đất của các đơn vị giao cho UBND cấp xã thuộc các huyện có rừng trong tỉnh để lập thủ tục giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chỉ đạo tại hội nghị, nhấn mạnh việc rà soát tìm nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục hiệu quả những vướng mắc trong giao đất, giao rừng.

Tuy nhiên, qua rà soát, có 4/54 quyết định không lập phương án, giao đất, giao rừng theo quy định tại Nghị định số 163/ 1999 /NĐ-CP, ngày 16/11/1999 của Chỉnh phủ; 31/54 quyết định chưa được UBND cấp huyện đã phê duyệt phương án giao đất; 19/54 quyết định chưa được UBND cấp huyện phê duyệt phương án giao đất. Trong đó, 17/54 quyết định, chưa lập và phê duyệt phương án giao đất nhưng đã thực hiện giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân và 2/54 quyết định UBND cấp xã chưa lập phương án giao đất để trình UBND cấp huyện phê duyệt.

Ông Trần Văn Thức, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, nêu lên những khó khăn, vướng mắc và các sai sót liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, lập phương án giao đất, giao rừng và cho thuê đất.

Về giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 24.353,33 ha, UBND huyện đã giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân với diện tích 14.255,28 ha, còn lại 8.916,49 ha UBND các huyện chưa giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và 1.181,67 ha do các tổ chức và UBND cấp xã quản lý.

Ngoài ra, chưa thực hiện việc cắm mốc và bàn giao ranh giới khu đất ngoài thực địa cho địa phương quản lý. Đặc biệt, tổng diện tích giao đất theo quyết định UBND tỉnh không trùng khớp với diện tích đất thực tế các địa phương quản lý.

Đào mương kê liếp trồng rừng tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ. (Ảnh minh hoạ).

Để khắc phục tình trạng này, thời gian qua Sở Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn UBND các huyện thực hiện chỉnh lý, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất lâm nghiệp chưa đúng quy định.  

Tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử nêu rõ, tình trạng này trước hết trách nhiệm thuộc về cơ quan chuyên môn cấp tỉnh chưa chặt chẽ, chính xác trong tham mưu, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc cấp huyện thực hiện. Mặc dù, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề ra các giải pháp khắc phục, nhưng chưa có lộ trình cụ thể.

Phó chủ tịch chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh những vướng mắc, tìm ra nguyên nhân để khắc phục. Đồng thời, đề ra kế hoạch xử lý công việc theo lộ trình và phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật; bổ sung, điều chỉnh các phương án giao đất, giao rừng cho đúng đối tượng theo phương án.

Phó chủ tịch UBND tỉnh giao tổ công tác 47 đề ra kế hoạch thực hiện cụ thể, đến 15/6 phải hoàn thành và hướng dẫn các địa phương giải quyết khó khăn, vướng mắc, dứt điểm tình trạng này vào cuối năm nay./.

                                                         Trung Đỉnh

 

 

 

Thoát nghèo nhờ khéo chăn nuôi

Cẩn thận lượm từng quả trứng bỏ vào rổ, nông dân Lâm Văn Hùng, ấp Ô Rô, xã Tân Ân, phấn khởi: “Bầy vịt 150 con đẻ mỗi ngày từ 90-100 trứng, bán với giá 35 ngàn đồng/chục, cũng đủ trang trải sinh hoạt. Thấy nuôi hiệu quả, đầu tháng 3 rồi, gia đình đã mạnh dạn gầy đàn thêm 100 con gồm vịt đẻ trứng và vịt thịt. Mong rằng vụ nuôi thuận lợi để kinh tế gia đình ổn định hơn”.

Giải pháp đồng bộ giảm nghèo hiệu quả

Những năm qua, để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững, cấp uỷ, chính quyền xã Khánh Hoà, huyện U Minh, triển khai đồng bộ các giải pháp, chú trọng khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Từ đó, công tác giảm nghèo của xã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Dân vận khéo trong phát triển kinh tế

Tại xã Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi, phong trào dân vận khéo được cấp uỷ, chính quyền triển khai sâu rộng, nhất là trong phát triển kinh tế, qua đó góp phần thay đổi tư duy tích cực, nâng cao thu nhập cho người dân.

Phát huy thế mạnh kinh tế tập thể

Nhằm liên kết, nâng cao giá trị đầu ra, xây dựng thương hiệu để cạnh tranh trên thị trường, xã Tân Trung (huyện Ðầm Dơi) thành lập Hợp tác xã (HTX) nuôi chồn hương, hoạt động hiệu quả.

"Quả ngọt" của Phú Mỹ

Kinh tế của người dân xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản và thương mại, dịch vụ. Trong công tác giảm nghèo, đã qua, xã quan tâm, hỗ trợ các hộ nghèo học nghề, giải quyết việc làm trong và ngoài tỉnh để họ tăng thu nhập, vươn lên trong cuộc sống; đồng thời trợ giúp thông qua các chương trình an sinh xã hội, tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận vốn chính sách để đầu tư vào sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

Nông dân chủ động vụ hè thu

Những cơn mưa đầu mùa các ngày qua cũng là lúc bà con nông dân ở TP Cà Mau bắt đầu vụ lúa hè thu. Theo ghi nhận, năm nay bà con xuống giống đúng lịch thời vụ, chủ động một số nguồn giống chất lượng ở địa phương để canh tác.

Sẽ có nhiều điểm mới với sự kiện CamaUP’2024

Sáng 18/5/2024, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức buổi “Cà phê doanh nghiệp” lần thứ 15/2024 với chủ đề “Khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh”.

Bừng sáng xứ rừng

Xứ sở U Minh với những cánh rừng tràm bạt ngàn từng là căn cứ chở che cho cách mạng, viết nên những trang sử vẻ vang của đất và người U Minh anh hùng trong công cuộc cùng cả nước đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc. Và kể từ sau ngày giải phóng, Ðảng bộ và Nhân dân U Minh đã và đang chung sức, đồng lòng, dệt chiếc áo mới cho quê hương từ nền tảng phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, trong đó có lợi thế “rừng vàng”. Ðể rồi, về U Minh hôm nay, bức tranh tươi sáng xứ rừng hiện hữu với nhiều thành quả phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, đời sống cư dân gắn bó dưới tán rừng tràm ngày càng khởi sắc.

Lưu hành giống CAMAU1 - Thêm cơ hội sản xuất cho người dân

Chiều 16/5, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận lưu hành và Quyết định cấp bằng bảo hộ giống lúa CAMAU1 và họp mặt nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5.

Tìm giải pháp gỡ khó trong giao đất, giao rừng

Không lập phương án, lập phương án không đúng, chưa lập phương án nhưng đã giao đất, giao rừng, đây là những tồn tại hạn chế cần khắc phục được nêu ra tại Hội nghị trực tuyến chuyên đề về giải quyết khó khăn, vướng mắc, khắc phục các sai sót liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; lập phương án giao đất, giao rừng; giao đất, cho thuê đất chưa gắn với giao đất, giao rừng và các vấn đề khác có liên quan diễn ra sáng nay, 16/5 . Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chủ trì hội nghị.