Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Trang Bá Phúc - Hình ảnh ðẹp trong lòng đồng đội

Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Trang Bá Phúc - Hình ảnh ðẹp trong lòng đồng đội

(CMO) Đợt I Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, với vai trò Ðại đội trưởng Ðại đội Thanh niên xung phong (TNXP) Nguyễn Việt Khái I Cà Mau (thuộc Liên đội 9, Tổng đội TNXP Giải phóng miền Nam), chỉ huy 1 trung đội phục vụ chiến đấu ở chiến trường miền Ðông Nam Bộ, ông Trang Bá Phúc thức trắng 7 đêm liền cùng đồng đội chăm sóc và chuyển 10 thương binh nặng từ Long Bình (ven đô Sài Gòn) về hậu cứ gần sông Tha La - Tây Ninh.

Ân tình với đất Cà Mau

Ân tình với đất Cà Mau

(CMO) Những ngày cuối năm 2022, ông Trương Thanh Nhã (Hai Nhã), nguyên Tổng biên tập báo Kiên Giang, liên hệ trao tặng lại Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau và báo Cà Mau những tờ báo Cà Mau Giải Phóng thời kháng chiến chống Mỹ vô cùng quý giá. Ông Hai Nhã có duyên với đất và người Cà Mau; tình cảm với đồng nghiệp, bạn bè báo chí lúc nào cũng đong đầy, trước sau trọn vẹn.

“Tiểu đoàn Rắn Hổ”

“Tiểu đoàn Rắn Hổ”

(CMO) Chuyện sản vật rừng U Minh trong kháng chiến “dữ dội”, tôi đã được nghe kể. Sau giải phóng, vào những năm 1980, trữ lượng này vẫn còn rất lớn. Qua lời kể của các cựu thanh niên xung phong (TNXP) khôi phục rừng U Minh Hạ về sự phong phú của rắn, rùa, chim, cá nơi đây, thêm một lần nữa gật gù: vậy là bác Ba Phi đâu có… nói dóc.

Người con đất Viên An

Người con đất Viên An

(CMO) Trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, tại Cà Mau, nổi bật với sự kiện khởi nghĩa Hòn Khoai. Tham gia cuộc khởi nghĩa này có chàng trai Bông Văn Dĩa (Hai Dĩa), quê ở làng biển nằm gần chót Mũi Cà Mau. Ông là người lái ghe đưa lực lượng khởi nghĩa từ đất liền ra đảo và trao chỉ thị khởi nghĩa của Tỉnh uỷ Bạc Liêu cho thầy giáo Hiển, lúc đó đang bí mật ở trên đảo.

Ðơn vị 3 lần anh hùng

Ðơn vị 3 lần anh hùng

(CMO) Ðó là Tiểu đoàn U Minh 1, được thành lập và đóng vai trò chủ công, làm nòng cốt cho phong trào chiến tranh Nhân dân ở Cà Mau trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những chiến công của Tiểu đoàn U Minh 1 đã góp phần làm nên bản hùng ca bất diệt của quân và dân tỉnh Cà Mau trong giai đoạn ác liệt của lịch sử.

Anh sống mãi với đất, với người Cà Mau

Anh sống mãi với đất, với người Cà Mau

(CMO) Sinh ra tại đất Cần Thơ, song cuộc đời hoạt động cách mạng của Anh hùng Phan Ngọc Hiển lại gắn liền với vùng đất Cà Mau. Anh đã cùng đồng đội làm nên mốc son của cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai, sự kiện lịch sử này trở thành ngày truyền thống cách mạng của Ðảng bộ và quân, dân tỉnh Cà Mau. 82 năm qua (13/12/1940-13/12/2022), tinh thần khởi nghĩa Hòn Khoai luôn bất diệt, và tên người Anh hùng Phan Ngọc Hiển luôn sống mãi với đất, với người Cà Mau.

Khởi nghĩa Hòn Khoai trong tiến trình lịch sử cách mạng Cà Mau

Khởi nghĩa Hòn Khoai trong tiến trình lịch sử cách mạng Cà Mau

(CMO) Cà Mau là vùng đất mới, lịch sử vài trăm năm nhưng lại có những nét văn hoá đặc trưng riêng có. Cách ứng xử của con người với thiên nhiên trù phú nhưng hoang vu, nê địa; những lưu dân cố kết, nương tựa lẫn nhau trong cuộc mưu sinh đã tạo nên tính cách đặc trưng của con người nơi đây: can đảm, kiên cường, thẳng thắn, phóng khoáng, hào hiệp và giàu ước mơ sáng tạo. Chính tư thế, cốt cách của những người chủ vùng đất này đã viết nên lịch sử, kiến tạo nên văn hoá Cà Mau. Năm 1930, khi màu cờ Ðảng tung bay lần đầu tiên trên xứ sở này, một trang sử mới, một thời đại mới mở ra: Cà Mau hào hùng, kiên trung, anh dũng, chiến đấu và chiến thắng giặc thù, thuỷ chung trọn vẹn với sự nghiệp cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.

Nhớ những ngày miền Ðông gian khó

Nhớ những ngày miền Ðông gian khó

(CMO) Năm 1965, tôi công tác tại đơn vị du kích xã Phong Thạnh Tây, huyện Giá Rai, tỉnh Cà Mau. Gần cuối năm 1967, Xã đoàn vận động đoàn viên, thanh niên đi miền Ðông. Lúc bấy giờ tôi là đoàn viên nên xung phong đăng ký đi và vận động thêm đồng chí Hồng Nga đang công tác giao liên của xã cùng đi (nhưng cũng chưa biết đi làm những nhiệm vụ gì). Ði cùng chúng tôi còn có Nghĩa, Phượng và Minh Thu do Xã đoàn vận động.

Kỷ vật sống mãi với thời gian

Kỷ vật sống mãi với thời gian

(CMO) Ðối với nhiều gia đình có truyền thống cách mạng, kỷ vật thời chiến được xem là tài sản vô giá, chất chứa trong đó biết bao câu chuyện về một thời máu lửa. Song, với mong muốn để thế hệ đời sau hiểu được sự hy sinh gian khổ của bậc cha ông, nhiều gia đình đã không ngần ngại hiến tặng những kỷ vật có giá trị lịch sử cho Bảo tàng tỉnh để những hiện vật quý giá ấy sống mãi với thời gian.

Tự hào nghề giáo thời chiến

Tự hào nghề giáo thời chiến

(CMO) Tôi biết vợ chồng ông Tám từ trước nhưng mãi đến hôm nay mới có dịp nghe vợ chồng chú chia sẻ về những năm tháng gắn bó với nghề gõ đầu trẻ thời kháng chiến. Với lứa tuổi như tôi bây giờ thì khó có thể hình dung nổi những gian nan, vất vả, mất mát, hy sinh của thầy, cô giáo thời ấy để hoàn thành nhiệm vụ song hành là “vừa dạy học, vừa chống giặc”.

Cảm xúc văn nghệ kháng chiến

Cảm xúc văn nghệ kháng chiến

(CMO) Tuy không là nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp như lực lượng của Ðoàn Văn công, song những người lính có năng khiếu đờn, ca đã hoạt động sôi nổi thời bom đạn. Văn nghệ đối với người lính, khi là liều thuốc tinh thần giúp đồng đội vơi bớt gian lao, khổ cực, khi là vũ khí đấu tranh, kêu gọi địch quy hàng… Nay họ đã ngót nghét tuổi 70 vẫn đam mê truyền lửa dòng nhạc cách mạng, lan toả sức sống và giá trị theo thời gian của những ca khúc hào hùng.

Một thời sống đẹp

Một thời sống đẹp

(CMO) Họ từng là những chàng trai, cô gái ở khắp nơi trên đất cực Nam sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào Ðảng, vào Bác Hồ, đã hiến dâng tuổi thanh xuân vì sự nghiệp giải phóng. 47 năm đất nước nở hoa độc lập, những đồng chí, đồng đội năm xưa giờ người mắt mờ, tai lãng, chân run… song, mỗi khi nhắc đến tháng ngày bom đạn, ký ức một thời gian lao mà anh dũng ấy lại ùa về trong đong đầy cảm xúc.

Bức tranh lịch sử ấn tượng bậc nhất Việt Nam

Bức tranh lịch sử ấn tượng bậc nhất Việt Nam

(CMO) Bức tranh panorama - tái hiện Chiến dịch Ðiện Biên Phủ tại Bảo tàng Chiến thắng Ðiện Biên Phủ có chiều dài 132 m, cao hơn 9 m, tổng diện tích gồm 2.500 m2 tranh và 700 m2 sắp đặt với 4 trường đoạn liên hoàn. Bức tranh tròn tái hiện Chiến dịch Ðiện Biên Phủ là một trong những bức tranh tường lớn nhất thế giới.

Chuyến vượt sông ngoạn mục

Chuyến vượt sông ngoạn mục

(CMO) Ông gọi cho tôi và nói nhanh qua điện thoại: “Việc sản xuất vũ khí của Xưởng Quân giới Cà Mau, cháu đã có viết, nhưng còn chuyện này mấy chú chưa kể…”.

Ngôi sao sáng phương Nam

Ngôi sao sáng  phương Nam

(CMO) Nếu đến Long Xuyên, hỏi thăm bất cứ người dân nào đường về cù lao Ông Hổ thì ai cũng sẵn lòng và rất tận tình chỉ đường cụ thể. Mặc dù ngày nay, nơi đây có tên hành chính hẳn hoi nhưng không chỉ người dân địa phương mà người dân khắp xứ Nam kỳ lục tỉnh vẫn quen gọi là cù lao Ông Hổ. Trên cù lao đầy huyền thoại ấy đã sản sinh ra một người con ưu tú và là ngôi sao sáng của đất phương Nam. Cũng trên cù lao ấy, người dân cùng chính quyền địa phương, với lòng tôn kính lẫn hãnh diện của mình đã dựng lên Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Ðức Thắng trong khuôn viên bốn mùa hoa trái sum suê.

Hành trình về địa chỉ đỏ

Hành trình về địa chỉ đỏ

(CMO) Nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, Huyện đoàn Ðầm Dơi vừa tổ chức hành trình giáo dục truyền thống, tìm hiểu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc.

Nữ kiện tướng Khe Sanh

Nữ kiện tướng Khe Sanh

(CMO) Những năm 1968-1970, trên tuyến đường 1C, có cô gái thanh niên xung phong (TNXP) gùi hàng đến nỗi tổn thương dây thanh không còn nói chuyện được. Sự kiện này giờ vẫn còn nhiều người nhớ. Cô gái ấy là Phạm Thị Bang (Tư Bang), Trung đội trưởng Trung đội II, Ðại đội Nguyễn Việt Khái III (Cà Mau) và cũng là người được phong danh hiệu “Kiện tướng Khe Sanh”.

Vàm Lũng bến cuối huyền thoại

Vàm Lũng bến cuối huyền thoại

(CMO) Dưới sự chỉ đạo của Bác Hồ và Trung ương Ðảng, tuyến đường huyền thoại “Hồ Chí Minh trên biển”, khơi mở năm 1961, là một trong những sáng tạo độc nhất vô nhị trong lịch sử thế giới, trở thành yếu tố quan trọng để xoay chuyển cục diện chiến trường miền Nam theo tinh thần Nghị quyết 15 (năm 1959): dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh, chiến thắng kẻ thù xâm lược và bè lũ tay sai.

Nhớ ngày Quốc khánh

Nhớ ngày Quốc khánh

(CMO) Thấm thoát đã gần nửa thế kỷ trôi qua nhưng tôi không thể nào quên thời điểm mừng Quốc khánh đầu tiên sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng ở Ðài Truyền thanh tỉnh Cà Mau năm đó (tiền thân của Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau ngày nay).

Hào khí mùa thu từ rừng đước Viên An

Hào khí mùa thu từ rừng đước Viên An

(CMO) Cà Mau là xứ sở của rừng, của biển, của những dòng sông và lớp lớp con người sống hào sảng, nghĩa tình. Chính ở vị trí biên thuỳ địa đầu cực Nam Tổ quốc này, những trang sử vàng chói lọi đầu tiên của quê hương trong thời đại Hồ Chí Minh đã được viết nên. Cách đây 77 năm, vùng đất của cây đước, cây mắm, của phù sa mới bồi lắng, khí thế của mùa thu lịch sử bừng lên, người người cùng nhau xông lên đạp đổ gông xiềng, áp bức, thoát khỏi cảnh đời nô lệ tối tăm, trở thành công dân của một đất nước hoàn toàn độc lập, tự do.

Lữ đoàn 962 viết tiếp trang sử anh hùng

Lữ đoàn 962 viết tiếp trang sử anh hùng

(CMO) Đoàn 962 anh hùng được thành lập ngày 19/9/1962 tại xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. đoàn 962 được giao nhiệm vụ xây dựng các bến (Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh, Bà Rịa) tiếp nhận vũ khí, hàng quân sự từ “Đoàn tàu không số”, cất giữ, vận chuyển cho các chiến trường nam bộ, góp phần vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Vàm Lũng - Bến cảng lòng dân

Vàm Lũng - Bến cảng lòng dân

(CMO) Nói về đường Hồ Chí Minh trên biển, phải kể đến những hy sinh thầm lặng của các cán bộ, chiến sĩ Đoàn 962 và người dân Tân Ân - Rạch Gốc. Chính tấm lòng sắt son, thuỷ chung, một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ của người dân nơi đây đã tạo nên một bến cảng vô cùng đặc biệt, bến cảng lòng dân.

Công tác tuyên huấn thời chiến

Công tác tuyên huấn thời chiến

Trên dòng Tam Giang huyền thoại

Trên dòng Tam Giang huyền thoại

(CMO) Những ngày đầu tháng 7, chúng tôi có dịp tháp tùng cùng anh Phan Thanh Giào, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tam Giang, huyện Năm Căn và các chú cựu chiến binh, thương binh trên địa bàn thăm lại chiến trường xưa - nơi diễn ra những trận đánh tàu lịch sử trên sông Tam Giang huyền thoại cách đây hơn 50 năm.

Ấm tình đồng đội

Ấm tình đồng đội

(CMO) Mưa sớm. Cựu chiến binh Nguyễn Văn Nguyên (ấp Ông Bích, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời) đứng ngồi không yên. Vội mặc áo mưa, xách theo mớ trái cây, ông nhắn với vợ con rằng mình đi công việc quan trọng. Mưa ngày càng nặng hạt, vậy mà tuyến lộ nông thôn lại đông đúc. Trên đường, ông Nguyên gặp nhiều người quen, họ cùng hối hả đến trụ sở văn hoá ấp để chuẩn bị mâm cơm cúng đồng đội, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ và vinh danh, tri ân người có công

Tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ và vinh danh, tri ân người có công

(CMO) Sáng ngày 27/7, hoà cùng cảm xúc tri ân chung của Nhân dân cả nước, tỉnh Cà Mau trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ và biểu dương người có công với cách mạng, với sự tham dự của gần 600 đại biểu là người có công và các cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho công tác đền ơn đáp nghĩa của địa phương.

Nghĩa tình tháng Bảy

Nghĩa tình tháng Bảy

(CMO) Phát huy truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, những năm qua, các cấp, các ngành và toàn xã hội trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đặc biệt quan tâm, chăm lo gia đình chính sách, người có công bằng nhiều việc làm thiết thực, giúp các gia đình vươn lên trong cuộc sống.

Tuổi trẻ Cà Mau thắp nến tri ân các Anh hùng, liệt sĩ

Tuổi trẻ Cà Mau thắp nến tri ân các Anh hùng, liệt sĩ

(CMO) Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022), tối 24/7, hơn 500 đoàn viên, thanh niên - đại diện cho tuổi trẻ Cà Mau đã tham gia Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh. Đêm tri ân nằm trong hoạt động "Tuổi trẻ Cà Mau - Viết tiếp câu chuyện hoà bình" do Tỉnh đoàn tổ chức, phát động.

Thăm, tặng quà gia đình chính sách tại huyện Đầm Dơi

Thăm, tặng quà gia đình chính sách tại huyện Đầm Dơi

(CMO) Chiều 22/7, đoàn công tác do Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà tri ân gia đình chính sách, người có công trên địa bàn huyện Đầm Dơi nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022).

Quan tâm hơn nữa đời sống gia đình chính sách, người có công

Quan tâm hơn nữa đời sống gia đình chính sách, người có công

(CMO) Chiều 21/7, đến thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, người có công trên địa bàn huyện U Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi lưu ý, địa phương quan tâm hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần gia đình chính sách, người có công.