Một thời sống đẹp
31/10/2022
(CMO) Họ từng là những chàng trai, cô gái ở khắp nơi trên đất cực Nam sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào Ðảng, vào Bác Hồ, đã hiến dâng tuổi thanh xuân vì sự nghiệp giải phóng. 47 năm đất nước nở hoa độc lập, những đồng chí, đồng đội năm xưa giờ người mắt mờ, tai lãng, chân run… song, mỗi khi nhắc đến tháng ngày bom đạn, ký ức một thời gian lao mà anh dũng ấy lại ùa về trong đong đầy cảm xúc.
Bức tranh lịch sử ấn tượng bậc nhất Việt Nam
28/10/2022
(CMO) Bức tranh panorama - tái hiện Chiến dịch Ðiện Biên Phủ tại Bảo tàng Chiến thắng Ðiện Biên Phủ có chiều dài 132 m, cao hơn 9 m, tổng diện tích gồm 2.500 m2 tranh và 700 m2 sắp đặt với 4 trường đoạn liên hoàn. Bức tranh tròn tái hiện Chiến dịch Ðiện Biên Phủ là một trong những bức tranh tường lớn nhất thế giới.
Chuyến vượt sông ngoạn mục
28/10/2022
(CMO) Ông gọi cho tôi và nói nhanh qua điện thoại: “Việc sản xuất vũ khí của Xưởng Quân giới Cà Mau, cháu đã có viết, nhưng còn chuyện này mấy chú chưa kể…”.
Ngôi sao sáng phương Nam
14/10/2022
(CMO) Nếu đến Long Xuyên, hỏi thăm bất cứ người dân nào đường về cù lao Ông Hổ thì ai cũng sẵn lòng và rất tận tình chỉ đường cụ thể. Mặc dù ngày nay, nơi đây có tên hành chính hẳn hoi nhưng không chỉ người dân địa phương mà người dân khắp xứ Nam kỳ lục tỉnh vẫn quen gọi là cù lao Ông Hổ. Trên cù lao đầy huyền thoại ấy đã sản sinh ra một người con ưu tú và là ngôi sao sáng của đất phương Nam. Cũng trên cù lao ấy, người dân cùng chính quyền địa phương, với lòng tôn kính lẫn hãnh diện của mình đã dựng lên Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Ðức Thắng trong khuôn viên bốn mùa hoa trái sum suê.
Hành trình về địa chỉ đỏ
12/10/2022
(CMO) Nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, Huyện đoàn Ðầm Dơi vừa tổ chức hành trình giáo dục truyền thống, tìm hiểu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc.
Nữ kiện tướng Khe Sanh
23/09/2022
(CMO) Những năm 1968-1970, trên tuyến đường 1C, có cô gái thanh niên xung phong (TNXP) gùi hàng đến nỗi tổn thương dây thanh không còn nói chuyện được. Sự kiện này giờ vẫn còn nhiều người nhớ. Cô gái ấy là Phạm Thị Bang (Tư Bang), Trung đội trưởng Trung đội II, Ðại đội Nguyễn Việt Khái III (Cà Mau) và cũng là người được phong danh hiệu “Kiện tướng Khe Sanh”.
Vàm Lũng bến cuối huyền thoại
16/09/2022
(CMO) Dưới sự chỉ đạo của Bác Hồ và Trung ương Ðảng, tuyến đường huyền thoại “Hồ Chí Minh trên biển”, khơi mở năm 1961, là một trong những sáng tạo độc nhất vô nhị trong lịch sử thế giới, trở thành yếu tố quan trọng để xoay chuyển cục diện chiến trường miền Nam theo tinh thần Nghị quyết 15 (năm 1959): dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh, chiến thắng kẻ thù xâm lược và bè lũ tay sai.
Nhớ ngày Quốc khánh
01/09/2022
(CMO) Thấm thoát đã gần nửa thế kỷ trôi qua nhưng tôi không thể nào quên thời điểm mừng Quốc khánh đầu tiên sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng ở Ðài Truyền thanh tỉnh Cà Mau năm đó (tiền thân của Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau ngày nay).
Hào khí mùa thu từ rừng đước Viên An
19/08/2022
(CMO) Cà Mau là xứ sở của rừng, của biển, của những dòng sông và lớp lớp con người sống hào sảng, nghĩa tình. Chính ở vị trí biên thuỳ địa đầu cực Nam Tổ quốc này, những trang sử vàng chói lọi đầu tiên của quê hương trong thời đại Hồ Chí Minh đã được viết nên. Cách đây 77 năm, vùng đất của cây đước, cây mắm, của phù sa mới bồi lắng, khí thế của mùa thu lịch sử bừng lên, người người cùng nhau xông lên đạp đổ gông xiềng, áp bức, thoát khỏi cảnh đời nô lệ tối tăm, trở thành công dân của một đất nước hoàn toàn độc lập, tự do.
Lữ đoàn 962 viết tiếp trang sử anh hùng
18/08/2022
(CMO) Đoàn 962 anh hùng được thành lập ngày 19/9/1962 tại xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. đoàn 962 được giao nhiệm vụ xây dựng các bến (Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh, Bà Rịa) tiếp nhận vũ khí, hàng quân sự từ “Đoàn tàu không số”, cất giữ, vận chuyển cho các chiến trường nam bộ, góp phần vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Vàm Lũng - Bến cảng lòng dân
18/08/2022
(CMO) Nói về đường Hồ Chí Minh trên biển, phải kể đến những hy sinh thầm lặng của các cán bộ, chiến sĩ Đoàn 962 và người dân Tân Ân - Rạch Gốc. Chính tấm lòng sắt son, thuỷ chung, một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ của người dân nơi đây đã tạo nên một bến cảng vô cùng đặc biệt, bến cảng lòng dân.
Trên dòng Tam Giang huyền thoại
29/07/2022
(CMO) Những ngày đầu tháng 7, chúng tôi có dịp tháp tùng cùng anh Phan Thanh Giào, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tam Giang, huyện Năm Căn và các chú cựu chiến binh, thương binh trên địa bàn thăm lại chiến trường xưa - nơi diễn ra những trận đánh tàu lịch sử trên sông Tam Giang huyền thoại cách đây hơn 50 năm.
Ấm tình đồng đội
29/07/2022
(CMO) Mưa sớm. Cựu chiến binh Nguyễn Văn Nguyên (ấp Ông Bích, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời) đứng ngồi không yên. Vội mặc áo mưa, xách theo mớ trái cây, ông nhắn với vợ con rằng mình đi công việc quan trọng. Mưa ngày càng nặng hạt, vậy mà tuyến lộ nông thôn lại đông đúc. Trên đường, ông Nguyên gặp nhiều người quen, họ cùng hối hả đến trụ sở văn hoá ấp để chuẩn bị mâm cơm cúng đồng đội, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.
Tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ và vinh danh, tri ân người có công
27/07/2022
(CMO) Sáng ngày 27/7, hoà cùng cảm xúc tri ân chung của Nhân dân cả nước, tỉnh Cà Mau trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ và biểu dương người có công với cách mạng, với sự tham dự của gần 600 đại biểu là người có công và các cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho công tác đền ơn đáp nghĩa của địa phương.
Nghĩa tình tháng Bảy
27/07/2022
(CMO) Phát huy truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, những năm qua, các cấp, các ngành và toàn xã hội trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đặc biệt quan tâm, chăm lo gia đình chính sách, người có công bằng nhiều việc làm thiết thực, giúp các gia đình vươn lên trong cuộc sống.
Tuổi trẻ Cà Mau thắp nến tri ân các Anh hùng, liệt sĩ
24/07/2022
(CMO) Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022), tối 24/7, hơn 500 đoàn viên, thanh niên - đại diện cho tuổi trẻ Cà Mau đã tham gia Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh. Đêm tri ân nằm trong hoạt động "Tuổi trẻ Cà Mau - Viết tiếp câu chuyện hoà bình" do Tỉnh đoàn tổ chức, phát động.
Thăm, tặng quà gia đình chính sách tại huyện Đầm Dơi
22/07/2022
(CMO) Chiều 22/7, đoàn công tác do Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà tri ân gia đình chính sách, người có công trên địa bàn huyện Đầm Dơi nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022).
Quan tâm hơn nữa đời sống gia đình chính sách, người có công
21/07/2022
(CMO) Chiều 21/7, đến thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, người có công trên địa bàn huyện U Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi lưu ý, địa phương quan tâm hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần gia đình chính sách, người có công.
Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà tri ân người có công
20/07/2022
(CMO) Ngày 20/7, 2 đoàn công tác của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau, do Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt và Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử làm trưởng đoàn, đến thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công, thân nhân người có công tại huyện Ngọc Hiển và Năm Căn nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022).
Nét đẹp truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"
19/07/2022
(CMO) Tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, cứ vào dịp kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 hàng năm, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Cà Mau triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, thể hiện tấm lòng, trách nhiệm đối với người có công - thế hệ đã không tiếc xương máu, gian khổ vì độc lập, tự do của quê hương, đất nước.
Công trình tri ân
15/07/2022
(CMO) Nhằm đảm bảo sạch đẹp, tôn nghiêm và đáp ứng nhu cầu cho cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân và các cơ quan, đơn vị đến thăm viếng, dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đã quan tâm trùng tu, bảo dưỡng các công trình tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh, bao gồm: công trình Đài tưởng niệm, sửa chữa Nhà truyền thống, Bia ghi danh anh hùng liệt sĩ. Tổng kinh phí 490 triệu đồng, được sử dụng từ nguồn vốn đền ơn đáp nghĩa của tỉnh Cà Mau.
Tháng tri ân
11/07/2022
(CMO) Tháng 7, tháng tri ân trong dạt dào cảm xúc thiêng liêng. Đây là thời gian cao điểm của nhiều hoạt động hướng về các thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn ấy đã trở thành nét đẹp văn hoá trong đời sống của người dân Cà Mau đối với sự hy sinh cao cả của những người đã hiến dâng cuộc đời vì sự trường tồn của dân tộc.
Nhà của mẹ…
24/06/2022
(CMO) “Má làm ruộng, làm giao liên, nhà thì nuôi chứa cán bộ, bộ đội, thanh niên xung phong xuyên suốt. Nhà má có 20 công ruộng, mỗi năm làm được trăm ngoài giạ lúa, chủ yếu là để ăn và nuôi các lực lượng. Gạo của má, cá ngoài đồng của má, những năm 1968-1970, mỗi lần chúng tôi đi huấn luyện hay đi tải hàng về, có khoảng 15-20 người ăn ở nhà của má. Sau này giặc đóng đồn nhiều mới chuyển đi...”, ông Phan Văn Hùm, nguyên Đại đội phó Đại đội Thanh niên xung phong Quyết Thắng III, giới thiệu về Mẹ Việt Nam anh hùng Mai Thị Điểu, khi chúng tôi trên đường đến thăm mẹ.
Một lòng theo Ðảng
07/06/2022
(CMO) Vừa qua, được cơ quan phân công, tôi có chuyến theo đoàn cán bộ do đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, làm trưởng đoàn, đưa tin đoàn đến trao Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho đảng viên cao niên Vũ Khắc Trung (Tư Trung) đợt 19/5. Một buổi lễ trang trọng, đầy cảm xúc và ý nghĩa. Ai nấy lặng mình nghe ông Tư Trung kể về cuộc đời binh nghiệp đầy máu lửa. Ông tham gia kháng Pháp, chống Mỹ và có mặt trong đoàn quân làm nghĩa vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia. Còn vợ ông, bà Nguyễn Thị Dư cũng đã 63 năm tuổi Đảng, dâng hết tuổi xuân cho ngày giải phóng.
Nghĩa tình ngày ấy...
21/05/2022
(CMO) Từ năm 1966-1968, Tỉnh đoàn Cà Mau thành lập 6 đại đội thanh niên xung phong (TNXP) với gần 2.000 người. Các Đại đội TNXP Nguyễn Việt Khái I, II, III sau khi thành lập, huấn luyện một thời gian thì từ giã quê hương lên đường làm nhiệm vụ, gọi là TNXP tập trung (Nguyễn Việt Khái I tham gia chiến trường miền Đông; Nguyễn Việt Khái II, III tham gia tuyến đường 1C). Còn Quyết Thắng I, II, III đóng tại tỉnh nhà, khi cần phục vụ nơi đâu, việc gì, tỉnh sẽ điều động, xong việc lại trở về, gọi là TNXP thoát ly có thời hạn.
Thông qua đề cương, bản thảo sách “Nữ pháo binh tỉnh Cà Mau trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước”
13/05/2022
(CMO) Sách "Nữ pháo binh tỉnh Cà Mau trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước” giai đoạn 1964-1975 gồm 3 chương, xoay quanh các nội dung: Bối cảnh lịch sử và sự ra đời của nữ pháo binh tỉnh Cà Mau; quá trình khắc phục mọi khó khăn, trở ngại để hoàn thành thành nhiệm vụ của nữ pháo binh, với những tấm gương nữ pháo binh kiên trung, bất khuất, trung hậu, đảm đang trong chiến đấu và chiến thắng.
8 phát cạc-bin huyền thoại
09/05/2022
(CMO) Đầu năm 2022, nghe tin quê hương Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân, trang trọng đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Khu tưởng niệm Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Việt Khái (ấp Cái Bát), lòng chúng tôi chộn rộn nỗi vui chung. Tròn 60 năm, kể từ chiến công bắn rơi 4 máy bay CH47 (sâu rọm) với 8 phát súng cạc-bin của người anh hùng du kích, một lần nữa, sự ghi nhận, vinh danh của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã làm cho câu chuyện huyền thoại năm nào đi vào bất tử.
Chiến thắng mang tầm vóc thời đại
06/05/2022
(CMO) Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn ở phía Tây vùng rừng núi Tây Bắc, gần biên giới Lào - Việt, nằm trên ngã ba nhiều đường lớn và đường nhỏ quan trọng. Theo đánh giá của tướng viễn chinh Pháp H.Navarre và các nhà quân sự Pháp - Mỹ, Điện Biên Phủ là một vị trí chiến lược quan trọng đối với chiến trường Đông Dương và cả Đông Nam Á, nằm trên trục giao thông nối liền các miền biên giới của Lào, Thái Lan, Miến Điện (Myanmar) và Trung Quốc. Điện Biên Phủ là một cánh đồng rộng lớn nhất, đông dân và giàu có nhất vùng Tây Bắc. Từ Điện Biên Phủ, quân Pháp có thể bảo vệ được Lào, rồi từ đó đánh chiếm lại các vùng đã mất ở Tây Bắc trong những năm 1952-1953 và tạo điều kiện thuận lợi để tiêu diệt các sư đoàn chủ lực của Việt Nam.
Giá trị trường tồn của ngày toàn thắng
29/04/2022
(CMO) 10 giờ sáng 1/5/1975, cờ giải phóng tung bay trên nóc Toà Hành chính, Dinh tỉnh trưởng của giặc, lan dần khắp thị xã Cà Mau. Cả thị xã rực rỡ cờ hoa chiến thắng, tiếng hoan hô vang dậy, Cà Mau đã hoàn toàn giải phóng. Báo cáo Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (năm 1976) nêu rõ: “Thắng lợi của Nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta, một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 ở Cà Mau là một bộ phận, một phần máu thịt của thắng lợi vĩ đại chung đó.