ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 1-6-24 06:48:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chung tay sửa chữa lộ sụt lún

Báo Cà Mau Mùa khô năm nay, ảnh hưởng nắng hạn kéo dài và gay gắt, trên địa bàn các xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời xảy ra nhiều điểm sạt lở, sụt lún đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tuyến lộ nông thôn. Trước tình hình trên, nhiều hộ dân tự nguyện hỗ trợ đất cho việc sửa chữa những đoạn lộ hư hỏng, giúp bà con lưu thông thuận lợi.

Theo thống kê, đến nay, trên địa bàn 9 xã, thị trấn vùng ngọt của huyện Trần Văn Thời đã xảy ra 707 vị trí sạt lở, sụt lún đất, tại 138 tuyến, với tổng chiều dài 18.617 m (trong đó, đường bê tông 14.502 m, đường đất đen 4.115 m), ước thiệt hại tài sản của Nhà nước và Nhân dân khoảng 28 tỷ đồng.

Thời gian qua, các ngành liên quan và chính quyền địa phương đã triển khai nhiều giải pháp phòng, chống sạt lở, sụt lún đất và tập trung khắc phục thiệt hại do hạn hán gây ra. Tuyên truyền, vận động người dân di dời các bãi chứa vật liệu xây dựng nằm cặp bờ sông, kênh, rạch; lắp đặt các biển cảnh báo hạn chế giao thông và giảm tải trọng tại các điểm, các tuyến đường có nguy sơ sạt lở, sụt lún để người dân nhận biết, chủ động lưu thông an toàn. Ðến thời điểm này, các địa phương đã dùng cây gỗ địa phương làm kè tạm được 105 điểm sạt lở, với tổng chiều dài 2.150 m; cắt tỉa cây xanh tại 170 tuyến đường, nhằm hạn chế tình trạng sạt lở, sụt lún đất.

Tuy nhiên, do tình hình sạt lở, sụt lún đất diễn biến phức tạp, số vụ và mức độ thiệt hại ngày càng gia tăng nên hiện tại vẫn còn nhiều tuyến lộ giao thông trên địa bàn huyện chưa được khắc phục, sửa chữa.

 Người dân tuyến kênh Quảng Hảo, ấp Bình Minh 2, xã Trần Hợi mong muốn sớm khắc phục, sửa chữa tuyến lộ này.

Tuyến lộ bê tông ngang 3 m, dài hơn 3 km tại kênh Quảng Hảo thuộc ấp Bình Minh 2, xã Trần Hợi, tuy mới đưa vào sử dụng hơn 1 năm, nhưng hiện tại bị sụt lún hơn 50%. Nhiều đoạn bị chia cắt giao thông nên việc đi lại của người dân và các em học sinh gặp khó khăn. Bà con ở đây mong muốn tuyến lộ sớm được khắc phục, sửa chữa và sẵn sàng góp phần cùng địa phương khắc phục thiệt hại.

Ông Lâm Văn Duyên, ấp Bình Minh 2, chia sẻ: "Từ ngày tuyến lộ này bị sụt lún, hàng nông sản của người dân nơi đây không bán được do không có đường vận chuyển. Chuối thì chín rục trên cây, còn dừa khô rụng xuống đầy gốc nhưng không có ai mua, thất thoát của nông dân dữ lắm. Việc đi lại của bà con gặp khó khăn, nhất là lúc đau ốm, bệnh hoạn. Vì vậy, bà con ở đây mong muốn Nhà nước sớm khắc phục tuyến lộ này, chúng tôi sẽ hiến đất để đắp mặt bằng những chỗ bị sụt lún, còn Nhà nước thì làm lại lộ bê tông".

Cùng ấp, ông Nguyễn Việt Trung chia sẻ: "Sau khi tuyến lộ này được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng, người dân ở đây rất phấn khởi, bởi việc đi lại, vận chuyển hàng hoá thuận lợi. Nhưng hiện tại, tuyến lộ này đã hư hỏng khá nhiều, việc đi lại, vận chuyển, mua bán không thực hiện được".

Thế nên, mặc dù đoạn lộ đi qua phần đất của gia đình mình không bị sụt lún nhưng ông Trung cho hay, ông sẵn sàng cho Nhà nước múc đất của gia đình mình để đắp làm mặt bằng cho những hộ lân cận bị sụt lún.

Ông Trác Văn Hùng, Bí thư Chi bộ ấp Bình Minh 2, thông tin: "Ðã qua, ấp có trao đổi với bà con về việc hỗ trợ đất để đắp nền nhằm khắc phục, sửa chữa tuyến lộ này, đa số bà con đều đồng tình. Ðối với những hộ bị sụt lún trước cửa nhà thì cho chở đất phía sau đem ra đắp mặt bằng, riêng một số hộ không có đất phía sau thì những hộ ở liền kề sẽ cho đất để Nhà nước làm mặt bằng. Nói chung, từ khi tuyến lộ này bị sụt lún đến nay, đời sống bà con gặp rất nhiều khó khăn nên ai cũng thống nhất với việc hiến đất để Nhà nước sớm sửa lộ".

Hiện tại, các ngành liên quan đang tập trung rà soát cụ thể những đoạn lộ bị sạt lở, sụt lún để có phương án khắc phục, sửa chữa. Chính quyền các địa phương tập trung tuyên truyền, vận động người dân góp công, góp của cùng với Nhà nước khắc phục thiệt hại do hạn hán gây ra.

Với sự quan tâm của các ngành liên quan và chính quyền địa phương, sự đồng thuận của người dân, việc sửa chữa các đoạn lộ bị sạt lở, sụt lún sẽ sớm được triển khai thực hiện, nhằm sớm đưa cuộc sống của người dân trở lại bình thường và góp phần tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội địa phương phát triển./.

 

Anh Quốc

 

Chủ động ứng phó lúc chuyển mùa

Do đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện sinh thái tự nhiên và cơ cấu các vùng sản xuất, bên cạnh các mặt tích cực, huyện Trần Văn Thời được đánh giá là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai.

Nỗi lo sạt lở tiếp diễn

Tại huyện Ðầm Dơi, tình trạng sạt lở, sụt lún không chỉ xảy ra ở các xã ven biển (Nguyễn Huân, Tân Thuận và Tân Tiến), mà còn diễn biến khá phức tạp ở các xã nội địa như: Thanh Tùng, Ngọc Chánh, Tân Ðức, Tân Dân và thị trấn Ðầm Dơi.

Dự báo phải kịp thời, chính xác để giảm thiệt hại

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những năm gần đây thiên tai diễn ra ngày càng bất thường, khốc liệt và không theo quy luật. Ðể chủ động phòng, chống hiệu quả, việc dự báo từ sớm, từ xa các hình thái của thiên tai có ý nghĩa rất quan trọng để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

Chung tay sửa chữa lộ sụt lún

Mùa khô năm nay, ảnh hưởng nắng hạn kéo dài và gay gắt, trên địa bàn các xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời xảy ra nhiều điểm sạt lở, sụt lún đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tuyến lộ nông thôn. Trước tình hình trên, nhiều hộ dân tự nguyện hỗ trợ đất cho việc sửa chữa những đoạn lộ hư hỏng, giúp bà con lưu thông thuận lợi.

Gia tăng nguồn lực phòng, chống thiên tai

Huyện Ngọc Hiển nằm ở phía Nam của tỉnh Cà Mau, có 3 mặt giáp biển; tổng chiều dài bờ biển hơn 98 km, chiếm 39% chiều dài bờ biển toàn tỉnh; có 281 sông rạch lớn nhỏ, trong đó 23 cửa sông thông ra biển. Với địa hình trên, Ngọc Hiển là địa phương chịu tác động, ảnh hưởng của thiên tai rất lớn.

Giải pháp nước ngọt cho Hòn Chuối

Ở đảo Hòn Chuối, do đặc thù địa hình, lượng nước ngọt sử dụng trên đảo phụ thuộc vào nguồn dự trữ nước mưa. Vì thế, thời điểm mùa khô này, đời sống sinh hoạt của các lực lượng làm nhiệm vụ và người dân sinh sống trên đảo càng khó khăn do thiếu nước ngọt. Nhiều giải pháp lâu dài đang được các ngành chức năng tiến hành khảo sát và thực hiện trong thời gian tới.

Chủ động ứng phó mưa dông chuyển mùa

Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT, TKCN&PTDS) tỉnh, cho biết, trong những ngày qua đã xảy ra dông lốc và gió giật mạnh ở nhiều địa phương trên cả nước, gây thiệt hại về người, tài sản. Trong đó, xảy ra một một số vụ lật, chìm phương tiện giao thông thuỷ, làm thiệt hại đáng tiếc về người.

Thiệt hại do hạn hán vẫn còn tiếp diễn

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, theo dự báo, thời gian chuyển từ mùa khô sang mùa mưa trong nửa đầu tháng 5, mùa mưa có khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 5. Do vậy, thời gian tới, tại nhiều địa phương trong tỉnh vẫn còn thiếu nước ngọt phục vụ đời sống của người dân, khả năng còn tiếp tục xuất hiện thêm các điểm sụt lún đất, sạt lở bờ kênh, đường lộ giao thông trong vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời và U Minh, làm hư hỏng kết cấu, mặt đường lộ giao thông, gây khó khăn cho giao thương hàng hoá và đi lại của người dân.

Bảo vệ rừng cụm đảo Hòn Khoai

Hạt Kiểm lâm cụm đảo Hòn Khoai làm nhiệm vụ quan lý, bảo vệ rừng trên 2 cụm đảo, Hòn Khoai và Hòn Chuối. Những năm qua, mặc dù điều kiện để đảm bảo cho công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) còn nhiều khó khăn nhưng đơn vị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác phối hợp giữa các đơn vị đứng chân trên đảo luôn được thực hiện hiệu quả, vì thế rừng được bảo vệ tốt, nhiều năm liền không để xảy ra cháy.

Ðề phòng thời tiết dị thường

Mùa khô năm nay đã được dự báo từ trước, theo đó, công tác chuẩn bị ứng phó đã được các cấp, các ngành, địa phương triển khai từ sớm, nên những thiệt hại do thiên tai đã giảm đến mức thấp nhất.