ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-10-24 09:19:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phụ nữ Ðất Mới với mô hình mới

Báo Cà Mau Hiện nay, nghề đan đát đang được các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện Năm Căn triển khai rộng rãi cho hội viên, thông qua các lớp dạy nghề. Sản phẩm chủ yếu là giỏ, túi xách được làm bằng dây nhựa. Tuy nhiên, đối với sản phẩm sịa nhựa của phụ nữ xã Ðất Mới, chị em đã tự tìm nguyên liệu và mày mò, học nghề lẫn nhau mà vẫn đan thành thục.

Xuất phát từ việc bảo vệ môi trường, trong hoạt động ra quân thu gom chai nhựa, dọn vệ sinh, phân loại rác tại nguồn, nhiều chị em phụ nữ ấp Láng Chiếu, xã Ðất Mới, đã phát hiện dây đai nhựa PET buộc gạch, đá của các công trình có thể mang về tái chế thành sản phẩm sịa nhựa để dùng trong gia đình. Từ suy nghĩ đó, một số chị em đã cùng nhau mày mò, tìm cách bắc khung, đan dây, siết mối nối... cho ra thành phẩm là những chiếc sịa nhựa vừa đẹp, bền, vừa có tính hữu dụng cao.

Chị Nguyễn Thị Viên, Chủ tịch Hội LHPN xã Ðất Mới, cho biết: “Ðầu tiên các chị tự học hỏi lẫn nhau, sau đó thành lập mô hình chứ không qua lớp đào tạo nghề nào. Sản phẩm của mô hình này có chất lượng tốt, độ bền cao hơn so với sản phẩm bằng tre”.

Sản phẩm từ dây nhựa PET có độ bền cao hơn so với sản phẩm bằng tre.Sản phẩm từ dây nhựa PET có độ bền cao hơn so với sản phẩm bằng tre.

Trong quá trình sử dụng tại gia đình, nhận thấy dây đai nhựa PET có khả năng chịu lực tốt, độ bền và độ an toàn cao, không gây nguy hiểm khi dùng, dễ dàng thao tác, do đó, chị em đã dạy nghề cho nhau và xin ý kiến Hội LHPN xã thành lập Tổ phụ nữ đan sịa bằng dây nhựa tại ấp Láng Chiếu. Hiện tại, mô hình này đã thu hút gần 10 chị em tham gia. Vì là những sản phẩm đan đát, đòi hỏi sự tỉ mỉ và gia công bằng tay, ngày công bỏ ra nhiều nên giá thành tương đối cao, mỗi sản phẩm có giá từ 100-120 ngàn đồng, tuỳ kích cỡ.

Bà Nguyễn Thị Kim Yến, Tổ trưởng Tổ phụ nữ đan sịa bằng dây nhựa tại ấp Láng Chiếu, chia sẻ: “Dây nhựa có độ cứng nên đan sịa rất bền. Lúc mới học nghề, chúng tôi làm từ sịa nhỏ đến sịa lớn, rồi thúng, giỏ... Mình tái chế dây này, vừa bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa, vừa tạo được việc làm cho chị em lúc nhàn rỗi. Tuy nhiên, nỗi lo nhất của tổ hiện nay là đầu ra cho sản phẩm còn quá ít”.

Chị em phấn khởi khi mô hình “Ðan sịa bằng dây nhựa” được thành lập.Chị em phấn khởi khi mô hình “Ðan sịa bằng dây nhựa” được thành lập.

Tuy mô hình khá phát triển, thu hút nhiều chị em hội viên tham gia, sản phẩm làm ra chất lượng, đa dạng về mẫu mã, nhưng để sống được với nghề đan sịa nhựa thì còn nhiều khó khăn. Bởi để hoàn thiện sản phẩm, phải tốn nhiều thời gian, vì vậy giá cả hơn cao, đây là trở ngại lớn đối với đầu ra cho sản phẩm.

Chị Nguyễn Thị Viên cho biết thêm: “Hội LHPN xã đã nỗ lực tìm đầu ra cho sản phẩm, tuy nhiên tới thời điểm này vẫn chưa có tín hiệu tích cực. Thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục giúp mô hình tìm đầu ra như giới thiệu lên các trang Zalo, Faceboook và các đầu mối quen biết... Hiện tại, Hội cũng có gian hàng trưng bày tại xã, để giới thiệu tất cả các sản phẩm của chị em, trong đó có sản phẩm sịa nhựa đến với nhiều người”./.

 

Ngọc Bích

 

Biến pallet xanh thành chìa khoá mở cánh cửa toàn cầu

Giữa làn sóng khởi nghiệp của thế hệ trẻ Việt, hành trình của Bùi Phương Thảo, cô gái đến từ Phường 8, TP Cà Mau, như ngọn đuốc sáng dẫn đường. Ðảm nhận vai trò Giám đốc Phát triển chiến lược tại AirX Carbon và chiến thắng Startup Wheel 2024, Thảo không chỉ thành công nhờ bản lĩnh mà còn bởi tầm nhìn vượt trội, khởi tạo niềm tin về một Việt Nam xanh hơn, bền vững hơn.

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Không nên lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật

Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hiện nay đang trở nên đáng báo động khi số lượng và liều lượng thuốc sử dụng trong một vụ sản xuất ngày càng gia tăng. Điều này không chỉ làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người mà còn gây ô nhiễm đến môi trường đất và nước.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động

Ngày 27/9, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại chỗ và đối thoại với doanh nghiệp kết hợp thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) trên địa bàn tỉnh.

Giá lúa cao hơn cùng kỳ từ 500-2.000 đồng/kg

Nhiều bà con nông dân đang thu hoạch lúa hè thu cho biết, hiện thương lái cân lúa tươi cắt máy tại ruộng đối với giống OM18 dao động từ 7.500-7.800 đồng/kg, còn giống lúa OM5451 ở mức từ 7.000-7.300 đồng/kg, Đài Thơm 8 từ 9.000-9.500 đồng/kg, lúa ST24 và ST25 giá từ 9.700-10.500 đồng/kg. Với mức giá như trên thì bình quân giá lúa tươi được nông dân bán cao hơn từ 500-2.000 đồng/kg so với cùng kỳ.

Ngọc Hiển - Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực

Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Sinh kế mới từ vỏ hàu

Thời gian qua, nghề nuôi hàu lồng phát triển mạnh mẽ trên địa bàn huyện Ngọc Hiển. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp con hàu nơi đây lớn nhanh, đạt kích cỡ tốt, giàu dinh dưỡng, được thị trường ưa chuộng. Ruột hàu tách sẵn được bán với giá từ 130-140 ngàn đồng/kg. Còn những mảnh vỏ hàu tưởng chừng như bỏ đi, bà con đã tìm cách tái sử dụng để cung cấp cho thương lái, tạo thêm sinh kế mới, giúp tăng thu nhập.

Tạo giá trị gia tăng từ công nghiệp hoá

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau từng bước khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất công nghiệp. Qua đó, ngành công nghiệp có bước phát triển, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

Ðồng hành cùng thanh niên lập nghiệp

Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) khởi nghiệp, lập nghiệp; hỗ trợ thanh niên trong xây dựng mô hình phát triển kinh tế; xây dựng quỹ góp vốn xoay vòng, quỹ khởi nghiệp, giúp nhau lập nghiệp.