ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-12-24 19:08:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhiều khu "đất vàng" chưa được khai thác hiệu quả

Báo Cà Mau Việc quản lý, khai thác quỹ đất công trên địa bàn tỉnh thời gian qua luôn gặp nhiều khó khăn, chưa phát huy giá trị tiềm năng tài nguyên đất; nhất là những khu “đất vàng” có vị trí đắc địa, hiện tại trở nên hoang vắng, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, sự phát triển của địa phương...

Ông Nguyễn Chí Nhẫn, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh (Trung tâm), cho biết, hiện đơn vị đang được giao quản lý 32 khu đất trên địa bàn với tổng diện tích 276,07 ha. Trên cơ sở dự toán kinh phí quản lý các khu đất giao Trung tâm quản lý năm 2024, Trung tâm định kỳ kiểm tra các khu đất; phối hợp giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiếp nhận, quản lý; thuê phát cỏ, dọn vệ sinh; thuê người quản lý đất và tài sản trên đất; xin cung cấp thông tin quy hoạch...

Khu đất “Mỏ Ó - Sóc Trăng” tại xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, sau thu hồi có diện tích 1.380.218,4 m2, rất có tiềm năng trong kêu gọi đầu tư trên lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, khi nằm cận kề trục Ðông - Tây và cuối năm nay cầu Gành Hào sang huyện Ðông Hải (Bạc Liêu) hoàn thành.Khu đất “Mỏ Ó - Sóc Trăng” tại xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, sau thu hồi có diện tích 1.380.218,4 m2, rất có tiềm năng trong kêu gọi đầu tư trên lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, khi nằm cận kề trục Ðông - Tây và cuối năm nay cầu Gành Hào sang huyện Ðông Hải (Bạc Liêu) hoàn thành.

Theo ông Nhẫn, trong quá trình quản lý có phát sinh tăng, giảm một số khu đất theo ý kiến chỉ đạo của cấp thẩm quyền như: tiếp nhận thêm khu đất Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau (cơ sở 2), khu đất Trại giống cây Nông - Lâm nghiệp Khánh Lâm, Lô số 163, đường Trần Quang Khải và 5 lô phía sau đường Ngô Gia Tự - các thửa đất nằm ngoài giá trị doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Ðầu tư - Phát triển nhà Cà Mau; giảm khu đất Cây xăng dầu Phường 5 (cũ) và khu đất Nhà xuất bản Phương Ðông do bàn giao về Sở Tài chính quản lý, tổ chức đấu giá.

Trụ sở Ban Quản lý Kinh tế tỉnh (cũ) nằm ven đường Phan Ngọc Hiển (Phường 4, TP Cà Mau) đã di dời từ rất lâu nhưng chưa được tận dụng khai thác vào mục đích khác, rất lãng phí.Trụ sở Ban Quản lý Kinh tế tỉnh (cũ) nằm ven đường Phan Ngọc Hiển (Phường 4, TP Cà Mau) đã di dời từ rất lâu nhưng chưa được tận dụng khai thác vào mục đích khác, rất lãng phí.

 

Sau thu hồi khu đất của Công ty CP Văn hoá - Tổng hợp Cà Mau (Số 12, đường Phan Chu Trinh, Phường 2, TP Cà Mau) với phần diện tích 690 m2, rất nhiều năm qua, nơi đây chỉ là bãi đất trống.

Về khai thác quỹ đất công, có 18 khu đất được giao Trung tâm tổ chức đấu giá với tổng diện tích là 14,55 ha. Tuy nhiên, qua nhiều năm, hiện tại Trung tâm chưa thực hiện được nội dung này. Có nhiều nguyên nhân, theo ông Nhẫn, trước tiên là về mặt bằng sạch chưa đảm bảo, như khu đất chợ thị trấn Thới Bình tại thị trấn Thới Bình (huyện Thới Bình) hiện còn có các tiểu thương đang kinh doanh, buôn bán do chưa có mặt bằng để di dời; khu đất Trường Trung cấp Văn hoá, Thể thao và Du lịch (cũ) tại Phường 9, TP Cà Mau, trong khuôn viên hàng rào do Trung tâm tiếp nhận quản lý có nhà xe công của Trung tâm Dịch vụ tài chính công tỉnh đang quản lý, sử dụng...

Sau di dời, khu đất và trụ sở Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trở thành “công xưởng”.Sau di dời, khu đất và trụ sở Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trở thành “công xưởng”.

Ðối với vướng mắc về quy hoạch, tại khu đất chợ nổi Phường 7 (TP Cà Mau); khu đất chợ nông sản thực phẩm cũ thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn) đang điều chỉnh quy hoạch; khu đất Chi cục Quản lý thị trường (nay là Cục Quản lý thị trường, trụ sở cũ) tại Phường 7, TP Cà Mau, theo quy hoạch xây dựng thì khu đất này là đất xây dựng trụ sở cơ quan, mà loại đất “xây dựng trụ sở cơ quan” không thuộc trường hợp bán đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Ðất đai 2013; khu đất trụ sở cũ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện U Minh và phần đất dôi dư do điều chỉnh quy hoạch lộ giới; khu đất nằm giữa trụ sở Liên cơ quan và Liên đoàn Lao động huyện U Minh tại thị trấn U Minh (huyện U Minh) hiện chưa có quy hoạch xây dựng phù hợp...

“Ðã qua, Trung tâm đã tổ chức thực hiện đấu giá tài sản công vào mục đích cho thuê tài sản đối với 2 khu đất theo Ðề án đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2308/QÐ-UBND, ngày 7/9/2022, đúng trình tự, thủ tục quy định. Tuy nhiên, đã thông báo 2 lần nhưng không có người đăng ký tham gia đấu giá”, ông Nhẫn chia sẻ thực tế.

Ðối với thửa đất số 18, đường Quang Trung, Khóm 2, Phường 7, TP Cà Mau, đang lập hồ sơ đề nghị bán tài sản công; Trụ sở UBND Phường 5 (cũ) và Cây xăng dầu Cà Mau (cũ) được điều chuyển tài sản công là khu đất thu hồi của Công ty Xăng dầu Cà Mau sang Sở Tài chính quản lý để hợp thửa; lô đất số 7, xã Viên An Ðông (huyện Ngọc Hiển) đã xác định được ranh giới, mốc giới khu đất, tiến hành đo đạc hiện trạng và xin cung cấp lại thông tin quy hoạch khu đất làm cơ sở triển khai thực hiện các bước tiếp theo.

Trụ sở UBND Phường 5 (cũ) và Cây xăng dầu Cà Mau (cũ) được điều chuyển tài sản công là khu đất thu hồi của Công ty Xăng dầu Cà Mau sang Sở Tài chính quản lý để hợp thửa.Trụ sở UBND Phường 5 (cũ) và Cây xăng dầu Cà Mau (cũ) được điều chuyển tài sản công là khu đất thu hồi của Công ty Xăng dầu Cà Mau sang Sở Tài chính quản lý để hợp thửa.

 

Dãy đất công này thuộc các cơ quan cũ trước đây: Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch... có vị trí “đắc địa” nằm ngay tuyến đường Phan Ngọc Hiển (Phường 6, TP Cà Mau) nhưng chưa được khai thác hiệu quả, hoang hoá nhiều năm, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Theo đề án sắp sếp các cơ quan, quy hoạch xây dựng, tới đây sẽ có thêm nhiều khu đất công tại những vị trí “đắc địa”, trung tâm thành phố... sẽ được di dời, trở thành mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư thuê, mua theo quy định. Theo đó, việc quản lý đất công cần gắn liền với khai thác hiệu quả, tiềm năng và lợi thế đất đai, đó còn là sự phát triển, tránh lãng phí tài nguyên đất đai, đặc biệt tại trung tâm thành phố theo tiêu chí xây dựng, phát triển đô thị.

 

Trần Nguyên

 

Giảm sức người, tăng hiệu quả

Những năm qua, các công ty, xí nghiệp và nông dân trong tỉnh quan tâm thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất ở nhiều lĩnh vực, nhằm giải phóng sức lao động ở công việc nặng nhọc, ảnh hưởng sức khoẻ. Ðây cũng là một trong những giải pháp góp phần đảm bảo an toàn lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Tâm huyết với nghề làm bánh phồng

Có hơn 20 năm gắn bó với công việc chế biến và kinh doanh bánh phồng tôm, hộ bà Dương Thị Quyết (Ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong quá trình chế biến, để đưa nhiều sản phẩm chất lượng đến với khách hàng.

Giải pháp tài chính hay “bẫy nợ” tiềm ẩn?

Thẻ tín dụng hiện nay trở thành công cụ tài chính phổ biến, mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự gia tăng sử dụng thẻ tín dụng cũng kéo theo những mối nguy không thể xem nhẹ.

Mùa gặt thuê trên đất lúa – tôm

Thời điểm này, các cánh đồng lúa trên đất nuôi tôm ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, đang vào mùa chín rộ, người dân tranh thủ thuê nhân công gặt lúa. Ðây là dịp để những người gặt lúa thuê bắt đầu công việc mưu sinh theo thời vụ, có thêm thu nhập.

Khô cá bổi vào vụ Tết

Thời điểm này, tại làng nghề làm khô cá bổi ở ấp Ðá Bạc A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời nhộn nhịp không khí sản xuất phục vụ thị trường tết Nguyên đán.

Vốn tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh đã và đang chung tay thực hiện hiệu quả Nghị định số 28/2022/NÐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) (Chương trình). Về vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có trao đổi cụ thể cùng ông Nguyễn Thanh Ðồng, Phó giám đốc NHCSXH tỉnh.

Thay đổi tư duy sản xuất

Huyện Năm Căn có thế mạnh nuôi thuỷ sản, tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều hộ dân trên địa bàn nuôi tôm quảng canh truyền thống, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật còn hạn chế; cùng với đó, loại hình nuôi này đang chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nên năng suất không cao. Nhằm từng bước thay đổi phương thức sản xuất cho người dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn, UBND xã Ðất Mới tổ chức lớp học hiện trường ứng dụng công nghệ vi sinh trong nuôi tôm sú quảng cảnh cải tiến (QCCT).

Hiệu quả từ gỡ khó cho đối tượng nộp thuế

Năm 2024, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) tỉnh giao cho TP Cà Mau là 530 tỷ đồng. Tính đến ngày 8/12, tổng thu NSNN trên địa bàn thành phố được 518,018 tỷ đồng, đạt 97,74% dự toán tỉnh giao; có 3/7 nguồn thu và 13/16 đơn vị xã, phường đạt dự toán pháp lệnh năm 2024.

Tiềm năng phát triển bất động sản vùng ven

Trong vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản (BÐS) tại các khu vực ngoại thành đã trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư và người dân. Từ những khu vực từng được xem là ít giá trị, nay vùng ven đô dần nổi lên như một “vùng đất hứa” nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông, các dự án quy hoạch đô thị và sự dịch chuyển dân cư. Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội là không ít thách thức cần giải quyết để biến tiềm năng thành hiện thực.

Cách nào giữ được cây tràm?

Mỗi khi có chuyến về huyện U Minh công tác, lòng tôi chợt bồi hồi mỗi khi xe lăn bánh trên những cung đường quen thuộc, bởi không còn cảm nhận được mùi hương quen thuộc của bông tràm - giống cây đặc trưng của vùng đất U Minh. Giờ đây, chiếm ưu thế ở xứ này là cây keo lai, bởi cho giá trị kinh tế cao theo nhu cầu thị trường. Diện tích trồng tràm vì thế dần bị thu hẹp, cây tràm sẽ về đâu đang là nỗi băn khoăn của nhiều người.