ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 16-5-24 20:29:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Người dân hưởng lợi từ Luật Ðất đai sửa đổi

Báo Cà Mau Ngày 16/1/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Ðất đai (sửa đổi), đây được coi là bước ngoặt quan trọng đối với thị trường bất động sản (BÐS) Việt Nam. Nhiều điểm mới của luật được đánh giá sẽ thuận lợi cho người dân, gỡ khó cho doanh nghiệp, làm tăng nguồn cung cho thị trường với giá hợp lý hơn. Từ đó, góp phần hạn chế tình trạng ghim đất, thổi giá, ảnh hưởng thị trường BÐS.

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3, Ðiều 159. Ðiều 190 và Ðiều 248 của luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2024.

Anh Nguyễn Hoàng Minh, chuyên gia đầu tư BÐS tại Cà Mau, cho biết: "Luật Ðất đai 2024 có những sửa đổi mới mà tôi thấy rất thuận tiện. Chẳng hạn như việc bỏ khung giá đất và xác định giá đất theo giá thị trường. Ðiều này thật sự rất có lợi cho người dân. Ví dụ như, khi đất thuộc diện đền bù thì sẽ xác định đền bù theo giá thị trường khu vực đó. Trước đây, giá đền bù thấp dẫn đến trường hợp khiếu nại, tranh chấp, thậm chí kiện tụng. Giờ, theo luật sửa đổi, giá đất đền bù sẽ cao hơn rất nhiều".

Luật sư Trần Viết Hà, Công ty Luật Nam Sơn, thông tin: “Việc sử dụng bảng giá đất xây dựng theo giá thị trường, tại Ðiều 159 quy định, theo từng vị trí, khu vực... khi đó, bảng giá sẽ phục vụ tốt cho người dân trong công tác thu hồi, tức là Nhà nước sử dụng bảng giá đất và bồi thường theo giá thị trường. Bảng giá đất này sẽ bắt đầu được xây dựng từ bây giờ cho đến trước ngày 31/12/2025, kể từ ngày 1/1/2026 sẽ bắt đầu được áp dụng”.

Việc sửa đổi Luật Ðất đai giúp tăng tính minh bạch, cạnh tranh trong việc tiếp cận đất đai của doanh nghiệp. (Ảnh chụp tại Khu đô thị Nhựt Hồng, xã Lý Văn Lâm, TP Cà  Mau).

“Trước đây, khi đất của người dân bị dính quy hoạch, được Nhà nước đền bù đất tái định cư, có rất nhiều trường hợp được phân vào vị trí đất không đẹp hoặc không tương đồng, hiểu nôm na là nó xấu hơn đất cũ. Bên cạnh đó, có những dự án chậm tiến độ phần lớn cũng do không thống nhất được đền bù và giải phóng mặt bằng. Theo Luật Ðất đai 2024, những gia đình có đất nằm trong quy hoạch, buộc phải di chuyển, sẽ được phân vào những vị trí thuận lợi nhất hoặc ít nhất là những nơi có điều kiện tương đồng. Bên cạnh đó, giá đất được xác định theo giá thị trường, việc đền bù sẽ không bị thiệt nữa, sẽ được những vị trí đẹp hơn, sạch hơn... Chắc chắn điều này sẽ giúp việc giải phóng mặt bằng nhanh, thuận lợi hơn. Những dự án cũng sẽ được triển khai nhanh hơn và hệ thống giao thông hạ tầng của Việt Nam chúng ta sau này cũng sẽ tốt hơn”, anh Minh phấn khởi.

Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật Ðất đai (sửa đổi) là việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu giúp tăng tính minh bạch, cạnh tranh trong việc tiếp cận đất đai của doanh nghiệp.

Trước đây, việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức thoả thuận giữa cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp. Ðiều này dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp có quan hệ với người của cơ quan Nhà nước được ưu tiên giao đất, cho thuê đất với giá rẻ, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, luật cũng quy định rõ về giá đất theo hướng sát với giá thị trường, giúp doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm BÐS một cách hợp lý, tránh tình trạng thổi giá.

Những điểm mới của Luật Ðất đai (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều tác động tích cực cho thị trường bất động sản Việt Nam. Cụ thể, thị trường sẽ có thêm nguồn cung, giá cả sẽ được bình ổn, hoạt động đầu tư kinh doanh BÐS sẽ trở nên minh bạch và hiệu quả hơn.

Theo đó, luật bổ sung một số quy định mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong việc triển khai dự án BÐS, bỏ quy định bắt buộc doanh nghiệp phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội. Bổ sung quy định về việc doanh nghiệp có thể thuê đất trả tiền thuê hằng năm để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội.

Luật sư Trần Viết Hà cho hay: “Việc tính thuế chuyển nhượng đất đai tính theo từng lần, hoàn toàn không tính thuế cao với người sở hữu từ BÐS thứ hai trở lên. Ðiểm mới khác chính là quy định, trong trường hợp khi thắng kiện về tranh chấp đất, người thắng kiện đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận lần đầu, thì thi hành án sẽ đề nghị cơ quan cấp có thẩm quyền thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người thắng kiện, ở Luật Ðất đai năm 2013 không quy định điều này”./.

 

Việt Mỹ

 

Sẽ quản lý chặt nguồn thuế thương mại điện tử

Hiện nay, thương mại điện tử (TMĐT) đang trở thành xu hướng kinh doanh phổ biến và ngày càng lớn rộng. Có thể nói, đây là lĩnh vực kinh tế quan trọng, góp phần vào phát triển kinh tế chung của tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý thuế.

Vướng mắc trong quản lý an toàn thực phẩm

Năm 2010, khi Luật An toàn thực phẩm (ATTP) ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/7/2011, phân công quản lý cho 3 ngành: Y tế, Công thương và Nông nghiệp.

Mua bán hoá đơn trái phép 130 tỷ đồng bị khởi tố

Ngày 29/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cà Mau thực hiện tống đạt quyết định khởi tố bị can và lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Đặng Quốc Việt (54 tuổi, ngụ Ấp 10, xã Khánh An, H.U Minh, Cà Mau) để điều tra về hành vi mua bán hoá đơn trái phép.

Thu hồi trên 1,1 tỷ đồng sau thanh tra về gói thầu mua sắm thiết bị dạy học

“Trong quá trình tổ chức thực hiện, Công ty TNHH Thẩm định giá Tầm Nhìn Mới thẩm định giá không chính xác theo Chứng thư thẩm định giá số 15.09/2021/CT-NEVI ngày 20/12/2021 dẫn đến chênh lệch giá trên 1,1 tỷ đồng”, Thông báo kết luận thanh tra của Thanh tra tỉnh về việc thực hiện các gói thầu mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học năm 2021, thuộc Đề án mua sắm trang thiết bị đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2025 tại Sở Giáo dục - Đào tạo Cà Mau.

Hiệu quả từ trợ giúp pháp lý ở cơ sở

Thời gian qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) tham mưu Sở Tư pháp thành lập Tổ đánh giá chất lượng hoàn thành vụ việc TGPL hằng năm, cũng như phân công, bố trí viên chức làm việc phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn... Qua đó đã nâng cao hiệu quả hoạt động TGPL ở cơ sở, trong đó có huyện U Minh.

Tình thân cứu người lầm lỡ

Tình thân vốn dĩ là sức mạnh vô hình giúp nhiều người vượt qua rào cản trong cuộc sống. Giá trị của tình thân lại càng thể hiện rõ hơn đối với những cuộc đời đã từng lầm đường lỡ bước dính vào “cái chết trắng” mang tên ma tuý nhưng có quyết tâm từ bỏ nó, chiến thắng bản thân, mở ra trang mới của cuộc đời.

Quản lý sau cai nghiện - Vẫn là bài toán khó

Tệ nạn ma tuý luôn là một trong những vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Mặc dù thời gian qua các ngành, các cấp, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt từng bước đưa người nghiện tái hoà nhập cộng đồng, thế nhưng, công tác quản lý đối tượng sau cai vẫn là bài toán nan giải. Trong đó, công tác quản lý người nghiện trở về địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, điều này đã và đang gia tăng tỷ lệ tái nghiện.

Gây án mạng chỉ vì sĩ diện

Ngày 17/4, Toà án Nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án “Giết người”. Sau thời gian nghị án xem xét, cân nhắc các tình tiết định khung, Hội đồng xét xử quyết định xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Phóng 10 năm tù.

Lãnh 4 năm tù vì hành vi quá khích

Chiều 16/4, Toà án Nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án “Cố ý làm hư hỏng tài sản” đối với bị cáo Huỳnh Quốc Nam, sinh năm 1984 (cư trú xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời).

Phát hiện thêm vụ vi phạm đất rừng

Ông Nguyễn Phương Nam, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ (Công ty), cho biết, gần đây, qua công tác tuần tra, đơn vị phát hiện 2 vụ vi phạm đất rừng thuộc đơn vị quản lý.