Phóng sự - Ký sự

Nước sạch mùa khô vẫn là bài toán khó - Bài 2: Cần giải pháp căn cơ

(CMO) Nước sạch là nhu cầu cơ bản trong cuộc sống hàng ngày, đòi hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khoẻ và cải thiện sinh hoạt cho người dân. Ðồng thời còn là một trong những chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, đến nay nước sinh hoạt vẫn đang là nỗi trăn trở của người dân ở vùng sâu, hẻo lánh, nhất là trong thời điểm nắng hạn cao điểm và kéo dài như hiện nay.

Nước sạch mùa khô vẫn là bài toán khó - Bài 1: Trăn trở vùng “khát”

(CMO) LTS: Mùa hạn năm nay được dự báo ngắn hơn so với mọi năm và mức độ thiệt hại mùa vụ, công trình giao thông, ảnh hưởng đời sống, sản xuất của người dân cũng thấp hơn. Song, vấn đề thiếu nước ngọt như điệp khúc buồn mỗi khi vào mùa hạn. Trong khi người dân vùng nông thôn Cà Mau đang chờ giải pháp mang tính bền vững, căn cơ để giải bài toán thiếu nước ngọt mùa hạn thì họ vẫn đang gồng mình với thử thách mang tên "khát nước".

Giải phóng thị xã Cà Mau - Chuyện kể từ người trong cuộc

(CMO) Hồi nhỏ, mỗi lần nghe ba má kể về chuyện “tiếp thu”, tôi rất tò mò lắng nghe. Mãi về sau này, khi lớn lên, đi học, tôi mới hiểu “tiếp thu” là ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất. May mắn hơn, khi về làm phóng viên báo Cà Mau, tôi được lãnh đạo phân công viết nhiều bài nhân dịp 30/4 hàng năm. Ðó cũng là cơ hội mà tôi được gặp các thế hệ cách mạng tiền bối, những người trong cuộc kể về thời khắc thiêng liêng ấy.

Những "anh hùng da cam" - Bài cuối: Hiên ngang thời chiến, sống đẹp thời bình

(CMO) Ông Tư Việt (Nguyễn Quốc Việt, ấp Hải An, xã Nguyễn Huân, huyện Ðầm Dơi) có lẽ không còn xa lạ với báo đài trong tỉnh và cả nước. Ông xuất hiện ở nhiều buổi tuyên dương cấp tỉnh và Trung ương dành cho đối tượng thương binh tiêu biểu, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, NNCÐDC/Dioxin tiêu biểu, đến các giải thưởng nông dân sáng tạo kỹ thuật… Và nay ông vẫn giữ phong độ ấy, cùng với phương châm sống “Còn hơi thở là còn lao động và cống hiến”.

Những "anh hùng da cam" - Bài 2: "Phong Cụt" thoát nghèo

(CMO) Qua lời giới thiệu của Chủ tịch Hội NNCÐDC/Dioxin xã Trí Phải, huyện Thới Bình Nguyễn Văn Chiến, anh Ðặng Thanh Phong (Phong cụt) là NNCÐDC/Dioxin khá tiêu biểu và đặc biệt... Tôi tò mò và quyết định tìm gặp anh.

Những "anh hùng da cam" - Bài 1: “Ðệ nhất tôm” ở làng rừng Năm Căn

(CMO) LTS: Tỉnh Cà Mau hiện có 17.939 nạn nhân chất độc da cam (NNCÐDC)/Dioxin, trong số đó có 5.644 người khuyết tật đặc biệt nặng; 5.282 người đang được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước; số hộ nghèo, cận nghèo còn trên 300 hộ và trên 1.000 hộ khó khăn... Thế nhưng, họ trở nên phi thường giữa cuộc sống đời thường, làm được việc ngay cả người lành lặn, khoẻ mạnh chưa hẳn làm được; họ đã chiến thắng số phận, vực dậy và vươn lên, trở thành những tấm gương tiêu biểu trong lao động, sản xuất và cuộc sống… Xin được gọi họ là những “anh hùng da cam”!

Lao động nông thôn - Góc nhìn từ thực tiễn - Bài 2: Bài toán níu chân người lao động

(CMO) Số người trong độ tuổi tuổi lao động tỉnh Cà Mau khá dồi dào, tập trung nhiều ở khu vực nông thôn, lao động chủ yếu tham gia trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, chiếm trên 50%. Thời gian qua, dù đã có nhiều dự án, chương trình nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn (LÐNT), thế nhưng, giải pháp đó vẫn chưa mang tính đồng bộ, nguồn đầu tư giải quyết việc làm vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của lao động địa phương.

Lao động nông thôn - Góc nhìn từ thực tiễn - Bài 1: Khai thác tiềm năng

(CMO) Thời gian qua, cùng với quá trình đổi mới đất nước, tỉnh Cà Mau đã xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện nhiều giải pháp trong vấn đề đào tạo nguồn lao động nông thôn (LÐNT). Những hiệu ứng tốt từ nguồn LÐNT đã tác động sâu rộng, giúp bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống Nhân dân ngày càng phát triển, tạo động lực khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, đóng góp tích cực cho nền kinh tế tỉnh nhà.

Cần phân cấp quản lý lĩnh vực đường thuỷ

(CMO) Qua loạt bài 2 kỳ: “Từ chuyện "lùm xùm" bến khách ngang sông”, ra ngày 12, 13/4/2021, báo Cà Mau phản ánh về thực trạng quản lý, kiểm tra và cấp phép bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Cà Mau vốn còn nhiều bất cập do sự thay đổi các quy định trong khoảng thời gian ngắn.

Từ chuyện “lùm xùm” bến khách ngang sông - Bài 2: Vén màn khuất tất phà Chệt Hậu

(CMO) Ðầu năm 2021, tập thể 9 cán bộ hưu trí có hộ khẩu thường trú xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau (có người nguyên là Bí thư Ðảng uỷ, nguyên Chủ tịch UBND xã Ðịnh Bình, có người nguyên là cán bộ hưu trí ở các ban, ngành cấp thành phố, cấp tỉnh) cùng đệ đơn tố cáo ông Ðặng Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Ðịnh Bình đương nhiệm về các vấn đề liên quan đến cho thuê, di dời bến phà Chệt Hậu ngang kênh xáng Cà Mau - Bạc Liêu.

Từ chuyện “lùm xùm” bến khách ngang sông - Bài 1: Ðò mục nhưng "phép" vẫn "tắc"

(CMO) Một bến khách nhiều năm vẫn chưa xác định được vị trí đối lưu từ ngành chức năng và chính quyền địa phương. Trong khi đó, một bến khác lại bị kiện tụng về người có trách nhiệm liên đới. Tất cả đều có những lá đơn gởi khắp các cơ quan từ xã đến huyện, thành phố và Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau.

Phố chợ nơi ngã ba sông

(CMO) Khi tôi lớn lên, những ngày đầu tiên đến trường trên chiếc xuồng ba lá theo má đi chợ vào mỗi sớm mai, là đã thấy hai dãy phố chợ Thới Bình nằm dưới tán những cây còng mới lớn đã có từ bao giờ rồi. Sau này, khi tìm đọc các tài liệu ghi lại việc hình thành phố chợ Thới Bình, tôi mới biết rõ hơn chiều dài lịch sử hàng trăm năm của dãy phố nằm bên ngã ba sông Trẹm.

Kỷ vật của ba

(CMO) Biết tôi mê đồ xưa, đồ “độc lạ”, mỗi lần sắp xếp đồ đạc, má tôi hay để ý có cái gì để dành cho tôi hay không. Hôm về thanh minh, má đưa cho tôi một cuốn sổ ố vàng, vài chỗ bị mối ăn, nhưng vẫn còn khá tươm tất. Mở ra coi mới biết đó là cuốn sổ… ghi tiền, ghi lúa của ba tôi hồi xưa.

Về mảnh đất cưu mang

(CMO) Tôi ra Hà Nội, vừa mới vào họp thì có điện thoại của anh Tư Dương - Thiếu tướng Trần Triều Dương, nguyên Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy TP Hồ Chí Minh: "Bác Ba gái, mẹ của Năm Vinh vừa mới mất, đang trên đường đưa về quê ở Tân Hoà, Ðầm Dơi, Cà Mau". Tư Dương và Năm Vinh vốn là phóng viên Thông tấn xã Giải phóng, sau này là Thông tấn xã Việt Nam. Họ từng gắn bó nhau đi khắp chiến trường Tây Nam Bộ. Lần đi chiến trường trọng điểm Long Mỹ, Cần Thơ, Tư Dương sốt rét lên cơn giựt văng xuống sông, Năm Vinh vớt bạn lên lo thuốc thang, rau cháo. Vừa qua cơn sốt, họ lại theo chân bộ đội ra chiến trường. Giờ mẹ Vinh mất thì cũng như mẹ của Dương nên Dương phải về Tân Hoà ngay dự đám tang. Biết vậy, tôi nói anh chờ tôi với, họp xong tôi đổi vé bay đêm chuyến cuối về TP Hồ Chí Minh để sáng đi cùng anh Tư về dưới.

Cánh diều và tuổi thơ

(CMO) Tuần trước về quê, ghé dọc đường mua vài thứ lặt vặt, nhìn bên kia đường thấy dãy cửa hàng bán những con diều xanh xanh, đỏ đỏ… chợt nhớ tới hai đứa cháu ở quê, tôi tạt qua mua cho mỗi đứa một con diều. Hai con diều, kèm hai cuộn dây thả mà chưa tới 200.000 đồng, cũng khá dễ mua.

Nhà ba gian ở Cà Mau

(CMO) Sau những vụ mùa khấm khá, chị Năm Lệ quyết định đầu tư hơn 300 triệu đồng nâng cấp, mở rộng căn nhà đang ở. Với một gia đình thuần nông, đất đai không có bao nhiêu thì đó là khoản tiền rất lớn. Trước đó, chị cũng bỏ ra một số tiền kha khá để sửa lại căn nhà ba gian của ba má chị để lại.

Cần sự đồng hành

(CMO) Như báo Cà Mau đã đăng tải loạt bài “Thời hoàng kim của sản phẩm sinh thái”. Bài viết đã đánh giá, phân tích về thời cơ cũng như thuận lợi, khó khăn mà Cà Mau đang nỗ lực vượt qua để hướng đến phát triển nền “kinh tế xanh”. Vừa đảm bảo nhu cầu cung ứng, vừa chủ động trong nguồn giống, vùng nuôi cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

Thời hoàng kim của sản phẩm sinh thái - Bài cuối: Gợi mở nguồn giống, khu nuôi an toàn

(CMO) Nhìn lại các dòng sản phẩm sạch như: tôm sú rừng ngập mặn của Cà Mau; lúa sạch hữu cơ đồng đất Thới Bình; trái cây xứ U Minh đã được chứng nhận bởi một số tiêu chuẩn quốc tế như Naturland, EU Organics và các tiêu chuẩn khác... để thấy sự sinh động trong sản xuất sạch ở Cà Mau. Song, điều đó đồng nghĩa với nhu cầu thiết yếu đặt ra là cung ứng nguồn giống và quy hoạch vùng sản xuất hợp lý.

Thời hoàng kim của sản phẩm sinh thái - Bài 2: Từ sản phẩm sinh thái đến hữu cơ

(CMO) Trong 10 năm qua, khái niệm sản phẩm hữu cơ đang dần trở nên phổ biến với người tiêu dùng không riêng ở Cà Mau. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường luôn được quan tâm. Song song đó, vùng đất Cà Mau đã và đang hình thành nhiều mô hình sản xuất sản phẩm sinh thái, an toàn sinh học và sản phẫm hữu cơ.

Thời hoàng kim của sản phẩm sinh thái - Bài 1: Tiềm năng từ du lịch

(CMO) LTS: Nghị quyết của Ban Chấp hành Tỉnh uỷ Cà Mau khoá XVI nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm 5 năm tới. Ðó là phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế và ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số. Xây dựng các giải pháp để tạo đột phá những lĩnh vực tỉnh có thế mạnh như kinh tế biển, thuỷ sản, lâm nghiệp, năng lượng tái tạo, dịch vụ, du lịch... Xét bình diện tổng thể, Cà Mau rất giàu tiềm năng phát triển nông nghiệp, thuỷ sản công nghệ cao và du lịch khi có vị trí địa lý 3 mặt giáp biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn, ngập ngọt với nhiều dự án, sản phẩm sạch, hữu cơ, mang tính bền vững ở thị trường trong nước và quốc tế.