Phóng sự - Ký sự
Ngành Công an bứt phá 3 nhiệm vụ lớn - Bài 2: Toàn tâm, toàn lực cấp căn cước công dân
(CMO) Tận dụng lực lượng, phương tiện, phát huy hết công suất, không kể ngày hay đêm, ngày nghỉ hay lễ, Tết, gần 7 tháng qua, lực lượng làm nhiệm vụ cấp căn cước công dân (CCCD) trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã nỗ lực làm việc với chất lượng, hiệu quả cao nhất song song với nhiệm vụ đảm bảo an toàn, hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch Covid-19…
Ngành Công an bứt phá 3 nhiệm vụ lớn
(CMO) LTS: Vừa nỗ lực tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19, vừa tiếp tục nỗ lực cấp 977.882 lượt căn cước công dân (CCCD) cho bà con trên địa bàn tỉnh theo chỉ tiêu Bộ Công an đề ra gắn với đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh; lực lượng Công an tỉnh Cà Mau còn xuất sắc lập nhiều chiến công trong công tác đấu tranh, bài trừ tệ nạn ma tuý… Ðây là 3 trong rất nhiều nhiệm vụ được lực lượng Công an tỉnh Cà Mau nỗ lực bứt phá và “ghi điểm” giữa mùa dịch.
Gỡ điểm nghẽn thu hút đầu tư - Bài cuối: Mạnh dạn “lột xác”
(CMO) Cà Mau là tỉnh được đánh giá có rất nhiều tiềm năng, lợi thế thu hút nhà đầu tư, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều bất lợi từ điều kiện tự nhiên. Do đó, việc khắc phục, chấn chỉnh những hạn chế, tồn tại, cải tiến, đổi mới cơ chế chính sách, phương pháp quản lý là giải pháp hữu hiệu nhất để lấp đi những bất lợi của điều kiện tự nhiên nhằm thu hút, mời gọi được nhiều nhà đầu tư đến với Cà Mau.
Gỡ điểm nghẽn thu hút đầu tư - Bài 2: Vướng mắc từ sự... trông chờ
(CMO) Chính yếu tố trông chờ, ỷ lại của một bộ phận cán bộ các cơ quan Nhà nước nên trong giải quyết công việc không kiên trì, thiếu kiên quyết, không sáng tạo, gặp khó là chùn bước, chờ đợi…, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thu hút đầu tư, là tác nhân khiến nhiều dự án đang triển khai chậm tiến độ dù chỉ còn một vài vướng mắc rất nhỏ.
Gỡ điểm nghẽn thu hút đầu tư
(CMO) Tổng giá trị khoảng 50.000 tỷ đồng là con số cho thấy quy mô nền kinh tế của tỉnh còn rất hạn chế so với nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực. Ðể tăng trưởng nhanh về quy mô, đầu tư công và mời gọi đầu tư từ các doanh nghiệp là 2 lĩnh vực rất cần và rất quan trọng hiện nay. Tuy nhiên, để 2 lĩnh vực này thu hút được đầu tư cao, việc cải cách toàn diện từ cơ chế chính sách cho đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước là giải pháp cần được tiến hành đầu tiên.
Vi phạm về môi trường diễn biến phức tạp
(CMO) Ðó là một trong những nhận định quan trọng của Ðại tá Phạm Minh Luỹ, Phó giám đốc Công an tỉnh Cà Mau khi trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Cà Mau về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường và những dự báo.
Phát triển không đánh đổi môi trường - Bài cuối: Cần giải pháp khoa học
(CMO) Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời có đến 2/3 dân cư cất nhà sinh sống ven sông. Vấn đề rác sinh hoạt và những hệ luỵ đi kèm là bài toán khó chưa có lời giải. Ðây cũng là thực trạng chung của nhiều địa phương trong tỉnh.
Phát triển không đánh đổi môi trường - Bài 2: Huê lợi và “lỗ hổng” quản lý
(CMO) Với cái nhìn tổng thể, đã qua, công tác quản lý Nhà nước đối với một số ngành nghề cho lợi nhuận cao chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng hành nghề tự phát, không theo quy hoạch, thậm chí gây ỗ nhiễm môi trường. Từ đó, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xử lý sau này cũng như tạo dư luận không tốt, gây nhiều bức xúc trong Nhân dân. Nuôi chim yến và những hệ luỵ đi kèm là góc nhìn rõ nhất về vấn đề này.
Phát triển không đánh đổi môi trường
(CMO) LTS: Tuy công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển; song, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ đô thị hoá nhanh, tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, một số nơi có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến đời sống người dân và sự phát triển bền vững của tỉnh. Loạt bài "Phát triển không đánh đổi môi trường" góp thêm góc nhìn về thực trạng môi trường từ thành thị đến nông thôn; từ sản xuất, nuôi trồng đến chế biến... trên địa bàn tỉnh và hướng khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, với quyết tâm "không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế".
Ðừng để những chính sách kinh tế biển “yểu mệnh” - Bài cuối: Để ngư dân không đơn độc
(CMO) Những chính sách hỗ trợ khai thác thuỷ sản được ví như “chiếc phao” cùng ngư dân vượt trùng khơi ra biển cả. Không chỉ hỗ trợ thêm điều kiện để phát triển khai thác thuỷ sản theo hướng hiện đại, bền vững hơn mà những chính sách ấy còn mang lại niềm tin vững chắc để ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển, khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của đất nước.
Ðừng để những chính sách kinh tế biển “yểu mệnh” - Bài 2: Nhiều chính sách chưa sát thực tiễn
(CMO) Cùng với Nghị định 67/2014, hơn 10 năm trở lại đây, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách trên lĩnh vực thuỷ sản, trong đó có những chính sách đặc thù cho lĩnh vực khai thác thuỷ sản (một số chính sách hỗ trợ chung). Số lượng chính sách ra đời đã hạn chế, việc tiếp cận, thực hiện, phát huy của ngư dân đối với những chính sách này còn là câu chuyện khó hơn.
Ðừng để những chính sách kinh tế biển “yểu mệnh” - Bài 1: Nỗi buồn “tàu 67”
(CMO) LTS: Cà Mau với 3 mặt giáp biển, ngư trường khai thác rộng lớn. Ðây là điều kiện quan trọng để địa phương đẩy mạnh khai thác, đánh bắt thuỷ sản trên biển. Theo đó, hơn 10 năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác, đánh bắt thuỷ sản. Một số chính sách mang lại hiệu quả, niềm tin cho bà con ngư dân Cà Mau. Tuy nhiên, việc tiếp cận, thực hiện các chính sách trên lĩnh vực này đối với ngư dân Cà Mau vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, bất cập, nguyên nhân xuất phát từ nhiều phía.
Ký ức đường bộ Cà Mau
(CMO) Cà Mau thời xa xưa, ngoài trục lộ Ðông Dương, tức Quốc lộ 4 cũ, nay là Quốc lộ 1, còn có một số tuyến lộ Cà Mau - Tân Lộc, Thới Bình - Huyện Sử, Tân Duyệt - Tân Ðức, Cái Nước - Ông Phụng - Chà Là… Hầu hết các tuyến đường bộ ở Cà Mau đều bị chiến tranh tàn phá…
Thổn thức với nghề
(CMO) Tôi đã đi qua một đoạn đường hơn 10 năm với nghề báo, chẳng là gì so với các đấng bậc dạn dày. Nhớ lúc mới vô nghề, về quê, ai cũng ngó mình rồi đọc “thần chú”: “Nhà văn nói láo. Nhà báo nói thêm”. Thôi cũng kệ. Nhớ có lần gặp một chú người quen, nguyên là Phó chủ tịch UBND một huyện bị kỷ luật vì bị báo chí phanh phui vi phạm, ông nhìn tôi bằng cái cười cợt chua cay: “Con tao, tao không bao giờ cho đi làm nghề báo. Toàn đút củi, móc lò”. Ờ, thôi cũng kệ, chớ biết sao giờ. Nghề nào không là một nghề. Vả lại, nghề báo có đâu như những cách nhìn đời chỉ qua một bên lỗ tai và một bên con mắt.
Khi rừng được "cởi trói" - Bài cuối: Khi rừng trở thành... vàng
(CMO) Sự thay đổi cơ chế cùng nhiều chính sách khuyến lâm, khuyến nông của Nhà nước giúp người dân trong lâm phần rừng U Minh Hạ đẩy lùi cái nghèo để vươn lên khá giàu. Rừng U Minh giờ đây không còn là nơi nương náu của những người có hoàn khó khăn, không tư liệu sản xuất, mà đã tạo nên sức hút với cả doanh nghiệp, mở ra cơ hội làm giàu cho nhiều thành phần trong xã hội.
Khi rừng được "cởi trói" - Bài 2: Hiện thực hoá giấc mộng “rừng vàng”
(CMO) Khi tiềm năng được khai thác đúng hướng, khát vọng đổi đời được khơi dậy đúng lúc đã tạo nên sức mạnh giúp người dân trong lâm phần rừng U Minh thực hiện thắng lợi giấc mộng “rừng vàng”. Ðể giờ đây mỗi lần về lại U Minh, không ít người phải thốt lên trong sự ngỡ ngàng về những đổi thay mau chóng.
Khi rừng được "cởi trói" - Bài 1: Từ giấc mơ đổi đời
(CMO) “Túi nghèo”, “vùng trũng” hay như “rừng sâu nước độc”… là những từ mà mọi người từng nói về rừng U Minh Hạ. Xứ rừng U Minh Hạ trước đây là nơi mà hàng ngàn hộ dân nghèo, không đất, không tư liệu sản xuất từ nhiều nơi khác chọn làm chốn nương náu tìm kế mưu sinh. Chính lẽ đó, không quá khó để lý giải vì sao nơi đây từng được biết đến là vùng đất của sự nghèo khó. Tuy nhiên, tất cả những khó khăn ấy giờ chỉ còn là ký ức, những quyết sách mới của Nhà nước đã "cởi trói" cho người dân sống dưới tán rừng U Minh Hạ, giúp những hộ dân nơi đây đẩy lùi cái nghèo, vươn lên khá giàu.