Phóng sự - Ký sự

Gác việc riêng đi vào chiến dịch

(CMO) LTS: Cà Mau, những ngày cuối tháng 9, không khí phòng chống dịch Covid-19 càng nóng lên. Chỉ có thể dùng từ “nóng” để miêu tả nhiệt huyết của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trong toàn tỉnh với chủ trương hướng đến trạng thái bình thường mới trong thời gian sớm nhất. Ðợt tổng sàng lọc cộng đồng lần này, Cà Mau hỗ trợ 100% chi phí xét nghiệm, test nhanh đối với 5.357 hộ/16.406 khẩu thuộc diện nghèo; 5.536 hộ/17.496 khẩu thuộc hộ cận nghèo và 43.496 đối tượng bảo trợ xã hội.

“Trồng người” thời đại dịch - Bài cuối: Thông thoáng thủ tục

(CMO) Trao đổi với phóng viên về các điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên, tân sinh viên, thầy Trịnh Huỳnh An, Phân hiệu phó Thường trực, Phân hiệu Ðại học Bình Dương tại Cà Mau, thông tin: “Nhà trường từng thực hiện giảm 15% học phí cho sinh viên trong cả học kỳ 3 năm học trước. Năm học mới 2021-2022, nhà trường tiếp tục hỗ trợ 50% chi phí cho tân sinh viên làm thủ tục nhập học và phân kỳ đóng học phí thành nhiều lần để giảm mối lo cho phụ huynh.

“Trồng người” thời đại dịch - Bài 2: Guồng máy đã vận hành

(CMO) Những chỉ đạo kịp thời cho năm học mới 2021-2022 của Bộ GD&ÐT về hỗ trợ học sinh, sinh viên bị ảnh hưởng dịch Covid-19; Quyết định chưa thu học phí năm học mới; sự điều chỉnh hình thức dạy và học trực tuyến từ bậc học THCS trở lên của ngành giáo dục Cà Mau… đã nhận được phản hồi tích cực của xã hội.

“Trồng người” thời đại dịch

(CMO) LTS: Một năm học đặc biệt đã diễn ra với biết bao tâm trạng của cả phụ huynh, giáo viên, học sinh, sinh viên và chính quyền các cấp. Ở Cà Mau, vẫn còn hơn 13.000 học sinh gặp khó trong học trực tuyến. Sau một tuần triển khai dạy và học trực tuyến, ngành giáo dục Cà Mau đã có điều chỉnh khi chỉ áp dụng hình thức này từ bậc THCS trở lên. Thực tế, việc triển khai dạy và học trực tuyến tại Cà Mau bước đầu đi vào nền nếp, ổn định. Ðồng hành cùng đó là nhiều cách làm hay, sáng tạo; sự vào cuộc của toàn xã hội, dần tháo bỏ những "nút thắt" khó khăn.

Cầm đôi bông tai đi tìm mộ đồng đội

(CMO) Chiến tranh qua đi. Nhiều người lính may mắn được sống, trở về. Tuy hưởng cảnh thanh bình, nhưng không ít người vẫn canh cánh nỗi lòng bởi đồng đội còn gửi thân nơi chiến tuyến. Ðó cũng là tâm trạng của bà Hồ Thanh Hồng (ấp Ðất Cháy, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời), nữ thanh niên xung phong (TNXP) tuyến đường 1C ngày nào giỏi tài bắn súng cối, được gọi biệt danh “Hồng Cối”, mà báo Cà Mau trước đây từng có bài viết.

Bông súng đồng

Ði phát ruộng

(CMO) Thằng bạn học cùng quê, hôm trước nhắn tin, gửi hình trên Zalo khoe vừa sưu tầm được mấy cây phảng rèn rất đẹp, kèm theo bộ cù nèo khá mới. Hồi thanh niên, nó là một trong những đứa phát ruộng rất cừ, hay rồi công sớm. Giờ đi làm, cũng ông này ông nọ như người ta, nhưng dáng dấp nông dân vẫn y nguyên, không lẫn vào đâu được. Ði công tác, đi chơi, thấy ở đâu có nông cụ xưa là hắn ta hỏi xin, hoặc tìm cách mua cho được. Trong nhà nó lỉnh kỉnh những bồ cào, nọc cấy, trang kéo lúa, vòng gặt, cối xay… hôm nay thì tới mấy cây phảng. Vợ nó hay cằn nhằn, mua chi mấy cái món linh tinh, không xài được. Nó chỉ cười hề hề, rồi cứ vài bữa là đem về món mới, treo lên, ngày ngày ra đứng ngắm nghía, lau chùi.

Nhịp cầu quê hương

(CMO) Sống ở vùng quê sông nước, mấy ai còn lạ với những nhịp cầu, đủ loại, từ cầu dừa bắc qua mương liếp; cầu khỉ, cầu ván bắc qua kênh, rạch; cầu lớn bắc qua sông… Những cây cầu theo năm tháng chứng kiến bao bận đổi thay ở những miền quê. Ngoài gắn kết đôi bờ trong hiện tại, nhịp cầu còn “bắc” qua được tới một vùng nhớ thương, với nhiều mảnh ghép kỷ niệm, ký ức vui buồn… trên vùng quê cách mạng, nơi có Di tích lịch sử quốc gia đình Tân Hưng (xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau).

“Chạy chợ” nhớ đồng

(CMO) Tôi sinh ra ở Xóm Ruộng, xứ Ðầm. Tình thiệt, đất đai vườn tược đã chuyển dịch sang nuôi tôm hơn 20 năm, mà lòng tôi cứ nhớ tuổi nhỏ với đồng ruộng, bưng biền. Nghĩ mà ngộ, ba má tôi làm ruộng gần như cả đời, nhưng nghề nghiệp hiện tại ghi trong lý lịch giấy trắng mực đen để chữ “làm vuông” to đùng. Nhưng cuộc đời thì vậy, thay đổi là quy luật, chỉ có nỗi nhớ là vô chừng. Như sớm nay, cầm tờ giấy đi chợ của phường cấp theo lịch 3 ngày/lần trong thời gian giãn cách xã hội chống dịch, ghé chợ mà tính đâu lộn chỗ, đi chợ mà nhớ chợ quá chừng.

Lạt mềm buộc chặt

Tôi đi học

Ký ức miền quê

(CMO) Miền quê hay nông thôn Cà Mau xưa là nơi có diện tích rộng lớn, cảnh quan thiên nhiên đẹp, không bị đô thị hoá. Ở Cà Mau, vùng đồng quê thường là những khu vực đồng bằng có những cánh rừng, đồng cỏ, ruộng lúa mênh mông thẳng cánh cò bay.

Thân quen ván ngựa

(CMO) Mỗi lần về thăm má dưới quê, tôi thường tranh thủ ngả lưng trên bộ ván gõ trước nhà, làm một giấc trưa nhè nhẹ. Bộ ván đặt sát hai cửa sổ, một phía trước mặt gió và một bên hông nhà, gió thổi vào lồng lộng. Ván gõ mát lạnh, nằm rất thích, lại dễ ngủ. Và quan trọng hơn, bộ ván ấy gắn liền với nhiều kỷ niệm của gia đình tôi, đã nhiều năm rồi vẫn chưa phai nhạt.

Cà Mau với mục tiêu bình thường mới - Bài cuối: Sẵn sàng cho phương án “vùng xanh” toàn tỉnh

(CMO) Những địa bàn vùng đệm như Cái Nước, Trần Văn Thời, Năm Căn và các địa bàn còn lại của Cà Mau, được Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt yêu cầu chuẩn bị phương án sẵn sàng, khắc phục ngay những khó khăn, hạn chế để thiết lập “vùng xanh” ngay khi đủ điều kiện. Theo tinh thần chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Ðức Ðam, các tỉnh Nam sông Hậu, bao gồm Cà Mau, phải thiết lập “vùng xanh” làm hậu cứ cho công tác phòng, chống dịch, đồng thời tạo ra cực tăng trưởng kinh tế - xã hội, thì đây là kịch bản hết sức phù hợp, linh động.

Cà Mau với mục tiêu bình thường mới - Bài 2: “Xanh” để phát triển

(CMO) “Vùng xanh” được coi là vành đai đặc biệt, thực hiện song song 2 nhiệm vụ là ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh từ bên ngoài, an toàn bên trong và nhiệm vụ quan trọng khác là duy trì, khôi phục, phát triển sản xuất, tạo nguồn lực phục vụ ngược lại cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

Cà Mau với mục tiêu bình thường mới

(CMO) LTS: Trong chuyến kiểm tra tình hình phòng, chống dịch Covid-19 tại tỉnh Cà Mau mới đây, Phó thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 Vũ Ðức Ðam đã biểu dương những kết quả quan trọng mà Cà Mau đạt được trong việc thực hiện mục tiêu kép là an toàn trước dịch bệnh và duy trì phát triển kinh tế - xã hội. Ðồng thời nhấn mạnh, Cà Mau phải thiết lập, giữ vững và mở rộng “vùng xanh” an toàn trước đại dịch, tiến tới xây dựng “tỉnh xanh” và sẵn sàng cho điều kiện bình thường mới. Loạt bài “Cà Mau với mục tiêu bình thường mới” ghi nhận công tác chuẩn bị, triển khai thiết lập “vùng xanh” của các địa phương trong tỉnh. Việc thực hiện thành công chiến lược “vùng xanh” được Cà Mau xác định là chìa khoá để địa phương quay trở lại quỹ đạo phát triển nhanh, bền vững trong điều kiện bình thường mới. Xanh để an toàn, xanh để ổn định và phát triển.

Hương lúa

Trung tâm Văn hoá: Góc nhìn từ thực tiễn đầu tư - Bài cuối: Ðể Trung tâm Văn hoá hoạt động hiệu quả

(CMO) Trung tâm Văn hoá - Thể thao - Học tập cộng đồng (Trung tâm Văn hoá) được xem là cơ sở “3 trong 1”, vừa là hội trường đa năng, vừa là trung tâm học tập cộng đồng, vừa là trung tâm văn hoá - thể thao, thì phải thu hút được đa dạng tầng lớp Nhân dân đến dự hội nghị, hội thảo, hội thi, sinh hoạt câu lạc bộ, học tập cộng đồng… Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, đa phần các trung tâm văn hoá (TTVH) phục vụ nhiệm vụ chính trị, chứ chưa thật sự quan tâm việc người dân đến sinh hoạt văn hoá cộng đồng.

Trung tâm văn hoá: Góc nhìn từ thực tiễn đầu tư - Bài 2: Xây dựng trung tâm để đủ điều kiện công nhận nông thôn mới

(CMO) Trong 19 tiêu chí để một địa phương được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) có tiêu chí số 6: trung tâm văn hoá (TTVH) phải đạt chuẩn của Bộ VH-TT&DL. Tiêu chí này, một mặt góp phần thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, mặt khác tạo điều kiện giúp người dân nông thôn nâng cao mức thụ hưởng văn hoá, tinh thần, khắc phục tình trạng chênh lệch mức hưởng thụ văn hoá của người dân thành thị với nông thôn. Tuy nhiên, nhiều công trình sau khi được xây dựng chưa phát huy hiệu quả, dường như chỉ để đảm bảo đủ tiêu chí xây dựng NTM.

Trung tâm văn hoá: Góc nhìn từ thực tiễn đầu tư

(CMO) LTS: Khi số lượng trung tâm văn hoá - thể thao - học tập cộng đồng (gọi tắt là trung tâm văn hoá) tăng lên thì hiệu quả hoạt động lại có phần đi xuống. Việc xây dựng và vận hành các thiết chế văn hoá mới chỉ đáp ứng được phần bên ngoài, nên nhiều công trình có vốn đầu tư hàng tỷ đồng xây lên chỉ để đủ điều kiện đạt chuẩn xã nông thôn mới, gây lãng phí cùng nhiều ý kiến trái chiều trong Nhân dân. Ðiều đặc biệt quan tâm, nhiều trung tâm văn hoá xếp hạng trung bình và yếu nhiều năm liền nhưng chưa có giải pháp khắc phục. Ban chủ nhiệm lại chưa thể hiện hết vai trò, trách nhiệm trong việc điều hành, tổ chức trung tâm với nhiều lý do khác nhau. Phóng viên báo Cà Mau đã có nhiều cuộc phỏng vấn và trao đổi với lãnh đạo địa phương, ngành chức năng về góc nhìn từ thực tế đầu tư các trung tâm văn hoá trong toàn tỉnh.