Phóng sự - Ký sự

Chăn nuôi cần hướng đi bền vững

(CMO) LTS: Cà Mau là tỉnh có diện tích lớn thứ nhì khu vực ÐBSCL, với trên 1,2 triệu dân, nguồn lao động dồi dào, nhu cầu tiêu thụ từ các sản phẩm chăn nuôi rất lớn. Nhưng với nhiều lý do khác nhau, ngành chăn nuôi chậm phát triển, sản xuất nội tỉnh chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu, phần còn lại phải nhập từ các tỉnh, thành trong khu vực. Trong khi đó, so với các tỉnh, thành này, Cà Mau có đầy đủ điều kiện để ngành chăn nuôi phát triển. Ðây là nghịch lý mà ngành chức năng chưa đưa ra câu trả lời thoả đáng, để rồi người dân tự bơi trong lúc khó khăn dịch bệnh, cung vượt cầu, giá cả xuống thấp như hiện nay.

Cải cách hành chính - 10 năm tạo dựng "thương hiệu" - Bài cuối: Những bước đi thận trọng và hiệu quả

(CMO) Như báo Cà Mau đã phân tích, phản ánh trước đó qua loạt bài 3 kỳ về cải cách hành chính (CCHC): 10 năm tạo dựng “thương hiệu”. Loạt bài đã đánh giá, phân tích về thành tựu đổi mới trong CCHC tỉnh Cà Mau 10 năm qua. Nhằm cô đọng hơn, tạo thành chuỗi hoạt động năng động, sáng tạo, khích lệ tiến đến thúc đẩy, nhân rộng sáng kiến mới, ông Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Ðảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, đã trả lời phỏng vấn phóng viên báo Cà Mau xoay quanh vấn đề này.

Cải cách hành chính - 10 năm tạo dựng "thương hiệu" - Bài 3: Hiện đại hoá nền hành chính phục vụ

(CMO) Hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang được ứng dụng rộng rãi, qua đó làm thay đổi cơ bản nhiều nền tảng phát triển của đời sống xã hội. Ðể thích ứng, bắt kịp với sự thay đổi đó, Cà Mau đẩy mạnh ứng dụng này trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành; góp phần tự động hoá, đơn giản hoá các quy trình giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), tăng hiệu quả làm việc của các cơ quan chính quyền, tăng tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan công quyền...

Cải cách hành chính - 10 năm tạo dựng "thương hiệu" - Bài 2: Những điểm sáng tích cực

(CMO) Qua nhiều phong trào thi đua đẩy mạnh hoạt động cải cách hành chính (CCHC), các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã quan tâm tập trung chỉ đạo, chủ động xây dựng nhiều chương trình hành động phù hợp với tình hình thực tế. Song song đó, mạnh dạn áp dụng những sáng kiến, cách làm hay. Qua đó, đóng góp quan trọng vào thành tích CCHC của tỉnh, tạo sự đồng thuận cao trong dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Cải cách hành chính - 10 năm tạo dựng "thương hiệu"

(CMO) LTS: Cùng với cả nước, Cà Mau đã bước qua nhiều giai đoạn quan trọng trong công cuộc đổi mới. Ðiểm nhấn là qua hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2011-2020. Ðó là kết quả của nhiều nỗ lực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CCHC được cấp uỷ, chính quyền các cấp trong tỉnh quan tâm, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ với nhiều cách làm mới, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả. Nền hành chính phục vụ đã bắt đầu chuyển mình rõ nét, góp phần tạo dựng lòng tin của người dân vào cơ quan công quyền, tạo nền tảng bứt phá nhiều nhiệm vụ quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Phụ nữ dân tộc Khmer thời 4.0 tự tin, bản lĩnh - Bài 2: Khẳng định vị thế phụ nữ Khmer

(CMO) Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh, năm 2021 cấp tỉnh có 78 nữ/123 cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang là người dân tộc Khmer; cấp huyện có 96 nữ/237 người. Ðây là minh chứng rõ nhất về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của chị em được nâng cao; họ có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần, tham gia ngày càng nhiều hơn vào công việc xã hội.

Phụ nữ dân tộc Khmer thời 4.0 tự tin, bản lĩnh

(CMO) LTS: Là tỉnh có gần 4% dân số là người dân tộc Khmer, những năm qua, cùng với việc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước về công tác dân tộc, Cà Mau rất chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực người dân tộc Khmer trong hệ thống chính trị; đồng thời, tạo mọi điều kiện để đội ngũ này yên tâm công tác, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị để hoàn thành nhiệm vụ, nhất là đối với nữ. Qua đó, xuất hiện nhiều phụ nữ người Khmer tiêu biểu, trở thành hạt nhân trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đoàn kết, thực hiện tốt chủ trương của Ðảng, chính sách của Nhà nước trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Ðể rừng mãi xanh - Bài cuối: Giải bài toán quy hoạch rừng

(CMO) Giá trị kinh tế và vai trò của rừng trong bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai đã được khẳng định. Tuy nhiên, do lịnh sử để lại, cụ thể là công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn hạn chế đã tạo ra một số khó khăn trong mời gọi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua.

Thời xem phim nhựa chiếu màn bạc

Ðể rừng mãi xanh

LTS: Với hơn 164.600 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó hơn 95.400 ha có rừng, Cà Mau từ lâu đã trở thành một mảnh ghép không thể thiếu trong bản đồ lá phổi xanh của cả nước và trên thế giới. Rừng đã trở thành điểm rất đặc trưng mà hầu như ai cũng biết mỗi khi nhắc đến vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Bởi, Cà Mau không chỉ có diện tích rừng lớn mà còn đa dạng về sinh thái rừng, từ ngập mặn cho đến ngập ngọt. Ðể có được những thành quả trong công tác bảo vệ và phát triển rừng như hôm nay, nhiều lực lượng đã phải vượt qua những khó khăn, thách thức và hiểm nguy.

Thích ứng để phát triển trong tình hình mới - Bài cuối: Sức mạnh của cộng đồng doanh nghiệp

Từ đầu năm đến nay, Cà Mau có 300 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký 3.754,5 tỷ đồng (tăng trên 1.000 tỷ đồng so cùng kỳ). Riêng trong tháng 9 vừa qua, khi địa phương cùng cả nước tiếp tục thực hiện giãn cách toàn xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 cũng đã có 24 doanh nghiệp được thành lập mới, tổng số vốn đăng ký tăng trên 50% so cùng kỳ với trên 1.000 tỷ đồng.

Thích ứng để phát triển trong tình hình mới - Bài 2: Bên trong bệnh viện dã chiến

(CMO) Cùng đội ngũ nhân sự như trước đến nay, giờ phải chia thực hiện 3 nhóm việc; chuyển hoàn toàn trạng thái từ khám, điều trị bệnh cho người dân sang công tác thu dung điều trị Covid-19. Ðó là hiện trạng ở các bệnh viện dã chiến, trung tâm y tế đang thực hiện công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Công việc mới nhưng không còn lạ lẫm.

Chuyện ở bến cảng giữa rừng

(CMO) Lẽ ra tôi phải đặt tựa là “Chuyện của ông Sáu Quạng và ông Hai Tây” cho phải đạo, vì hai ông đã ngoài chín mươi và đã về nơi yên nghỉ cuối cùng hết rồi, nhưng muốn viết cho hóm hỉnh như tâm hồn lạc quan của hai ông lúc sinh thời. Dù vậy, xin hãy coi đây là nén nhang thắp lên từ lòng tôi và con cháu của những người đã xả thân mình đi giữ nước.

Thích ứng để phát triển trong tình hình mới. Bài 1: Chống dịch ở thế chủ động

(CMO) LTS: Sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt để phòng, chống dịch Covid-19, Cà Mau đã ban hành các quy định để thích ứng an toàn với đại dịch, hướng tới mục tiêu bình thường mới. Cả hệ thống chính trị đang kề vai chung sức hiện thực hoá cuộc sống bình thường mới, quán triệt phương châm “An toàn mới mở cửa”, “Mở cửa phải an toàn”. Trong đó, điểm tựa vững chắc nhất chính là những chuyển biến mạnh mẽ trong cách ứng phó của các cấp uỷ Ðảng, chính quyền; là sự cống hiến của các lực lượng tuyến đầu; sự chia sẻ trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp; là ý thức của mỗi người dân.

Bến đợi

Chuyện ở những ấp “5 không” - Bài 2: Khởi sắc ấp “nhiều có”

(CMO) Nơi chúng tôi đi qua và trở lại có điểm chung là có những đầu tàu bí thư chi bộ và trưởng ấp luôn song hành, đồng thuận trong các mặt công tác tại địa phương. Họ chính là những nhân tố tích cực mang nhiều cái có về cho những ấp “5 không” ngày nào.

Chuyện ở những ấp “5 không”

(CMO) LTS: 5 năm, hành trình không quá dài nhưng cũng đủ để nhìn nhận và khẳng định vai trò lãnh đạo của Ðảng trong việc làm thay đổi diện mạo của những ấp, khóm; đặc biệt là khi nơi đây đã khoác lên mình chiếc áo mới. Ở nơi đó, vai trò của các tổ chức Ðảng luôn được khẳng định, với sự tiên phong của đảng viên. Trở lại những ấp “5 không” của 5 năm trước để cảm nhận sự chuyển mình của quê hương trong thời nông thôn mới (NTM).

Cầu xưa lắt lẻo đôi bờ

(CMO) Không biết mấy cây cầu khỉ nối đôi bờ kênh Hoạ Ðồ có mặt tự lúc nào, mà khi tôi lớn lên, bắt đầu biết nhớ đã thấy nó nằm chênh vênh, vắt vẻo nối liền đôi bờ để mọi người thuận tiện qua lại. Trẻ em đến trường, tụ tập vui chơi; người lớn đi chợ, đám tiệc, thăm đồng… đều đặt chân qua những cây cầu giản dị mà thân thương ấy.

Nổ súng giết giặc trên đất Thới Bình

(CMO) Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1945 về Việt Nam ký chưa ráo mực thì giặc phản bội. Chúng thành lập quân đội (Việt Nam cộng hoà), truất phế Bảo Ðại, ông vua cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn, lập Ngô Ðình Diệm làm tổng thống.

Gác việc riêng đi vào chiến dịch - Bài 2: Gõ cửa từng nhà ở lâm phần

(CMO) Chỉ vào can xăng 20 lít đã cạn đến đáy, Trung tá Nguyễn Ðức Duy, Trưởng công an xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, cho hay: “Khi thực hiện giãn cách, để thuận tiện và chủ động đi lại địa bàn ấp, tôi đã mua trữ 20 lít xăng, giờ đã gần hết”.