Phóng sự - Ký sự
Tạo động lực phát triển đô thị ven biển - Bài cuối: Hướng tới phát triển “xanh”
(CMO) Hoà cùng xu thế phát triển của cả nước cũng như trên thế giới, phát triển kinh tế biển theo hướng “xanh” đang là hướng đi mà tỉnh Cà Mau đang tập trung nguồn lực để thực hiện. Trong đó, bên cạnh chuyển đổi các loại hình khai thác biển thì tập trung đầu tư, chỉnh trang các đô thị ven biển, phát triển các dịch vụ du lịch, kinh tế - xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường.
Tạo động lực phát triển đô thị ven biển - Bài 2: Phát sinh nhiều bất cập
(CMO) Xuất phát điểm thấp, lại thiếu định hướng phát triển ngay từ đầu nên dù đã có nhiều bước tiến vượt bậc, nhưng trong nội tại những đô thị ven biển của tỉnh còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa khai thác được tiềm năng, thế mạnh.
Tạo động lực phát triển đô thị ven biển - Bài 1: Hành trình khó nhọc
(CMO) LTS: Cà Mau với 3 mặt giáp biển cùng hàng trăm cửa sông thông ra biển đã hình thành nên nhiều khu vực đô thị sầm uất. Sông Đốc, Cái Đôi Vàm, Rạch Gốc, Khánh Hội… từ lâu đã trở thành những điểm nhấn độc đáo trong bức tranh tổng thể của mảnh đất cuối trời cực Nam. Ở đó, biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của người dân nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung. Việc tập trung khai thác, kết nối để các đô thị ven biển phát triển nhanh, bền vững và độc đáo đang được tỉnh đặc biệt quan tâm triển khai.
Nâng cao giá trị nông sản - Bài cuối: Đầu tư cho công nghiệp chế biến
(CMO) Phát triển công nghiệp chế biến, nhất là chế biến nông, thuỷ sản là thế mạnh của tỉnh Cà Mau nói riêng, của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Ngành chế biến nông, lâm, thuỷ sản của Cà Mau thời gian qua (đặc biệt là chế biến xuất khẩu tôm) đạt kết quả rất khả quan. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt bình quân 1 tỷ USD. Hiện nay, nguồn lực đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương còn hạn chế, tập trung ưu tiên cho các hạ tầng kết nối vùng. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng cơ chế, chính sách, định hướng phát triển để thu hút các nguồn lực xã hội. Trong đó, ngành chế biến nông sản cần được quan tâm, tạo điều kiện phát triển nhiều hơn nhằm khai thác hết thế mạnh ngành sản xuất nông sản của tỉnh.
Nâng cao giá trị nông sản - Bài 2: Vùng nguyên liệu chưa phát huy giá trị
(CMO) Vấn đề quan trọng nhất khi quy hoạch vùng nguyên liệu chính là phải giải quyết được bài toán đầu ra sản phẩm. Thực tế, sản phẩm nông sản được tiêu thụ trong tỉnh chiếm tỷ lệ rất thấp, chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường ngoài tỉnh. Đây là nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng được mùa, mất giá diễn ra thường xuyên. Nông sản Cà Mau hiện đang thua ngay trên sân nhà khi rất ít sản phẩm vào được các siêu thị lớn. Các sản phẩm như nước ép, sấy khô được chế biến từ các loại nông sản phần lớn đều của các thương hiệu ngoài tỉnh. Gần như chúng ta đang bỏ quên việc tự tiêu thụ được nông sản cho nông dân trong tỉnh, mà chỉ tập trung tăng diện tích, sau đó là bán sản phẩm thô.
Nâng cao giá trị nông sản- Bài 1: Chưa thể làm giàu từ nông sản
(CMO) LTS: Nâng cao giá trị sản phẩm nông sản thông qua phát triển ngành chế biến, tạo ra sự đa dạng sản phẩm là giải pháp căn cơ để không còn tình trạng “được mùa, mất giá”, “trồng - chặt” như đã qua. Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 là cơ hội lớn để Cà Mau tận dụng được nguồn vốn, chính sách đầu tư cho ngành chế biến nông sản của tỉnh phát triển. Đề án đặt mục tiêu phát triển bền vững ngành chế biến rau quả phải dựa trên nhu cầu thị trường tiêu thụ gắn với khả năng cung cấp nguyên liệu; tập trung khai thác và tận dụng các lợi thế sản xuất của từng vùng, từng địa phương. Thu hút các nguồn lực của xã hội để phục vụ phát triển ngành chế biến rau quả phù hợp với đặc thù của từng địa phương thông qua các định hướng, giải pháp, cơ chế chính sách, tháo gỡ những điểm nghẽn, tạo điều kiện môi trường thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư phát triển…
Ðiểm sáng công tác hội đặc thù - Bài cuối: Đúng tính chất đặc thù
(CMO) Với những đặc thù từ công việc cho đến quá trình công tác, những vị chủ tịch hội đặc thù đa phần đã ngoài tuổi nghỉ hưu. Một thực tế đáng quan tâm là hiện nay một số hội đặc thù cấp xã vướng nhiều khó khăn, đặc biệt là khó tìm người kế nhiệm trong các nhiệm kỳ tiếp theo, với thực tế là người đứng đầu hội tuổi cao, sức yếu.
Ðiểm sáng công tác hội đặc thù - Bài 2: Những người tiên phong
(CMO) Những người đứng đầu trong các hội đặc thù cấp xã đa phần là cán bộ nghỉ hưu. Hăng hái tham gia công tác hội bằng tinh thần tự nguyện và trách nhiệm, các vị chủ tịch hội đã tạo được nhiều dấu ấn, mang đến niềm vui, làm cầu nối cho các bậc tiền bối, lão thành ở tuổi nghỉ hưu trong tổ hội, nhất là những hoàn cảnh yếu thế trong xã hội.
Ðiểm sáng công tác hội đặc thù. Bài 1:Góp sức vì an sinh xã hội
(CMO) LTS: Theo Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên phạm cả nước có 28 hội có tính chất đặc thù. Trên cơ sở xác định hội có tính chất đặc thù sẽ được phân theo 3 nhóm gồm: tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế; tổ chức xã hội. Căn cứ quy định của quyết định này và điều kiện ngân sách địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định danh sách hội có tính chất đặc thù tuỳ vào tình hình, điều kiện ở mỗi địa phương, tỉnh Cà Mau đã quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ về mọi mặt để hội đặc thù phát huy tốt nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.
Nơi phù sa thiếu ngọt - Bài cuối: Trách nhiệm trong sử dụng nguồn nước
(CMO) "Việc tiếp nước ngọt về cho tỉnh Cà Mau, không chỉ là khát vọng của nền nông nghiệp mà là của cộng đồng dân cư vùng đất này", ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi (Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau), chia sẻ. Theo ông Hoai, đưa nước ngọt về Cà Mau được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của tỉnh.
Nơi phù sa thiếu ngọt - Bài 2: Theo dòng Chắc Băng
(CMO) Không phải đến tận bây giờ, khi mà tác động của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng thất thường của thời tiết ngày càng lộ rõ, nhất là những gì xảy ra đến mức khốc liệt ở mùa khô 2016 và 2020, khát vọng tìm ngọt cho vùng bán đảo Cà Mau nói chung và Cà Mau nói riêng mới trỗi dậy, mà khát vọng này đã hiện hữu từ rất lâu.
Nơi phù sa thiếu ngọt. Bài 1: Nắng - Hạn, Mưa - Ngập
(CMO) LTS: Cà Mau được hình thành nên từ sự bồi lắng phù sa ven biển với hệ sinh thái “đất mặn, đồng chua”, bạt ngàn rừng ngập mặn, ngập lợ. Qua ngàn năm giữ rừng, lấn biển để mở mang bờ cõi, bao lớp người tiếp nối cải tạo đất đai trở thành đồng bằng trù phú, vượt qua bao khó khăn, đưa nền nông nghiệp phát triển để gầy dựng sự ấm no, sung túc... Trong nông nghiệp, nước là yếu tố hàng đầu. Tuy nhiên, trong suốt hành trình ấy, chưa bao giờ Cà Mau được tận hưởng vị ngọt của nền nông nghiệp trong “đại gia đình” 9 nhánh Cửu Long từ “dòng sữa mẹ” Mê Kông. Vì thế, tìm ngọt luôn là khát vọng lớn lao qua bao thế hệ của vùng đất này, cũng như bán đảo Cà Mau. Hơn lúc nào hết, khi tác động của biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, thì khát vọng ấy thêm cháy bỏng...
Xứ tràm - đất xưa, người mới - Bài cuối: Tinh tuý từ tràm
(CMO) Nếu như bầy ong chắt chiu hương tràm qua từng giọt mật quý, thì người nông dân U Minh Hạ, bằng khả năng sáng tạo tuyệt vời và quyết tâm cao độ cũng đã thành công trong việc chưng cất tinh dầu từ lá tràm.
Xứ tràm - đất xưa, người mới - Bài 2: Nâng tầm nghề di sản
(CMO) Điểm Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng Mười Ngọt, Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời là điểm đến khó có thể bỏ qua của du khách khi về miệt rừng U Minh Hạ.
Xứ tràm - đất xưa, người mới
(CMO) LTS: U Minh Hạ (hệ sinh thái rừng tràm trải vắt ngang 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời) với thiên nhiên kỳ thú, những giai thoại nhuốm màu huyền tích, con người hồn hậu, bản lĩnh và hành trình phát triển diệu kỳ đã trở thành điểm đến hấp dẫn, đặc sắc của vùng đất Cà Mau. Đây là năm thứ 2 xứ sở cây tràm tổ chức chuỗi sự kiện “Hương rừng U Minh”, với nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, du lịch nhằm quảng bá, giới thiệu rộng rãi hơn nữa hình ảnh đất và người nơi đây với du khách khắp nơi. Trong niềm tự hào lớn lao về quê hương, có những người con máu thịt U Minh Hạ hôm nay, đã dám nghĩ, dám làm để làm giàu cho bản thân và mở ra hướng đi mới cho cộng đồng. Đất xưa, người mới, mỗi câu chuyện lại là một niềm cảm hứng để hương tràm thêm đượm, thêm nồng trong hành trình phát triển.
Thành phố Cà Mau năng động phát triển- Bài cuối: Quyết tâm đạt đô thị loại I
(CMO) Quyết tâm xây dựng TP Cà Mau đạt chuẩn đô thị loại I là lời khẳng định của ông Lê Tuấn Hải, Chủ tịch UBND TP Cà Mau, khi trả lời phỏng vấn phóng viên báo Cà Mau về định hướng phát triển của thành phố trong tương lai. Mục tiêu rõ ràng, thời cơ đã điểm, nhưng thách thức cho hành trình trở thành đô thị loại I cũng không ít. Cùng với ý chí tự lực tự cường, quyết tâm cao độ, sức mạnh đoàn kết, TP Cà Mau cần có sự quan tâm đúng mức, nguồn lực đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho hành trình phát triển.
Thành phố Cà Mau năng động phát triển- Bài 3: Chính quyền phục vụ Nhân dân
(CMO) Thế chân kiềng phát triển của TP Cà Mau là sự hoà quyện, song hành, tương hỗ của mục tiêu phát triển toàn diện trên nền tảng xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cấp uỷ Đảng, chính quyền.
Thành phố Cà Mau năng động phát triển - Bài 2: Sáng, đẹp vành đai
(CMO) TP Cà Mau có 17 đơn vị hành chính, trong đó có 7 xã vùng ven, tạo thành vành đai bao quanh nội thị. Năm 2021, TP Cà Mau được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM với những thành tựu đầy tự hào.
Thành phố Cà Mau năng động phát triển
(CMO) LTS: TP Cà Mau, trái tim của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang trên đà phát triển mạnh mẽ, toàn diện, hướng đến mục tiêu xây dựng đô thị loại I vào năm 2025. Loạt bài viết "Thành phố Cà Mau nặng động phát triển" sẽ là lát cắt sinh động, tiêu biểu về những thành tựu của TP Cà Mau trong quá trình dựng xây, phát triển; những hoạch định chiến lược cho hướng đi của TP Cà Mau trong tương lai; những câu chuyện còn nghĩ suy ở chặng đường phía trước... Trong đó, thế chân kiềng là chính quyền phục vụ - đô thị văn minh - nông thôn mới là hạt nhân cốt lõi để TP Cà Mau bứt phá, phát triển nhanh, bền vững.
Cơ hội mới cho nông thôn Cà Mau - Bài cuối: Để nông thôn Cà Mau bừng sáng
(CMO) Sau 10 năm xây dựng NTM, nông thôn Cà Mau đã có bước chuyển mình rõ rệt. Phong trào thi đua Cà Mau chung sức xây dựng NTM đã thu hút sự quan tâm, động viên, cổ vũ của toàn xã hội đối với nông dân, nông thôn.