Phóng sự - Ký sự
Giảm nghèo nhìn từ đa chiều - Bài 1: "Thay áo mới" cho vùng quê nghèo
(CMO) LTS: Năm 2016 đánh dấu mốc quan trọng, tỉnh Cà Mau cùng với cả nước chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều, với mục tiêu không chỉ bảo đảm thu nhập tối thiểu mà còn hỗ trợ để cải thiện mức độ tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Sau hơn 5 năm, trải qua nhiều khó khăn, thách thức, bằng những giải pháp thiết thực, những cách làm hay, công tác giảm nghèo của tỉnh đã thu về quả ngọt. Đến nay, tiếp tục hành trình với chuẩn nghèo mới, Cà Mau đang xây dựng những bước đi, lộ trình giảm nghèo phù hợp.
Bẫy trên mạng... vẫn chưa hồi kết - Bài cuối: Khó khăn trong xử lý tội phạm công nghệ cao
(CMO) Mạng xã hội có những tiện ích nhất định, nhưng chúng đã và đang là phương tiện để các đối tượng lừa đảo lợi dụng tung nhiều chiêu trò dụ dỗ, lôi kéo mọi người tham gia rồi chiếm đoạt tài sản với các hình thức như mua bán Online; sàn tiền ảo; vay tiền qua app; hoặc có trường hợp cố tình đặt ra các tình huống xấu, đánh vào tâm lý để hăm doạ… Tuy nhiên, việc xử lý các đối tượng lừa đảo này rất khó khăn, dẫn đến thực tế gần như 99% vụ việc liên quan mất trắng tiền sau khi giao dịch chuyển khoản cho đối tượng lừa đảo.
Bẫy trên mạng... vẫn chưa hồi kết - Bài 1: Những đòn đau nhớ đời
(CMO) Mất số tiền vài chục triệu, vài trăm triệu đồng, thậm chí tiền tỷ vì nghe theo lời người chưa quen, chỉ trao đổi qua điện thoại, tin nhắn là sẽ nhận quà, tiền từ nước ngoài gửi về; tham gia sàn giao dịch tiền ảo; vay tiền qua app sau đó gánh nợ chồng chất, bị đối tượng hăm doạ, khủng bố qua điện thoại, Zalo, Facebook, làm phiền người thân, đồng nghiệp… Những câu chuyện nghe có vẻ vô lý, nhưng đã và đang xảy ra trong cuộc sống quanh ta. Sợ bị chê trách, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự cá nhân, gia đình và cơ quan nơi mình công tác, nhiều nạn nhân liên quan đến các vụ việc lừa đảo qua mạng ngậm đắng, âm thầm giấu nhẹm… Cách giải quyết như thế vô tình càng tạo cơ hội để các đối tượng lừa đảo qua mạng xã hội (tội phạm công nghệ cao) bày nhiều chiêu trò lừa gạt để giăng bẫy những con mồi tiếp theo.
Điểm tựa cho người lầm lỡ - Bài 2: Đoàn kết phòng, chống tệ nạn xã hội
(CMO) Thời gian qua, mô hình “Phòng ngừa tệ nạn mại dâm tại cộng đồng kết hợp thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm tác hại về phòng, chống HIV trong phòng, chống mại dâm” trên địa bàn thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời hoạt động rất hiệu quả, giúp đỡ rất nhiều người lầm lỡ quay về với cuộc sống, tránh xa tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững tình hình an ninh trật tự ở địa phương.
Điểm tựa cho người lầm lỡ - Bài 1: Giúp người nghiện làm lại cuộc đời
(CMO) LTS: Hiện nay, tình hình tệ nạn xã hội, nhất là các vụ nghiện ma túy ngày càng phức tạp, tinh vi, đối tượng ngày càng “trẻ hóa”, gây không ít khó khăn trong công tác quản lý, cũng như hệ lụy cho gia đình, xã hội. Song, bằng tấm lòng, trách nhiệm của những người làm công tác cai nghiện. Cùng với sự bao dung của cộng đồng đã giúp không ít người lầm lỡ quay về với gia đình, làm lại cuộc đời.
Ðịnh hình bản sắc du lịch Cà Mau - Bài cuối: Liên kết để phát triển
(CMO) Trong điều kiện hội nhập, liên kết du lịch là vấn đề tất yếu đặt ra đối với mỗi địa phương nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng, đưa ngành du lịch phát triển, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn. Việc nhìn nhận thế mạnh, chọn lọc, định vị sản phẩm đặc sắc cũng như đẩy mạnh liên kết trong và ngoài vùng để làm gia tăng giá trị điểm đến là những giải pháp cần được Cà Mau nhìn nhận đúng mức, quyết tâm thực hiện.
Ðịnh hình bản sắc du lịch Cà Mau - Bài 3: Từ tài nguyên đến bản sắc
(CMO) Tài nguyên du lịch Cà Mau là một tổng thể đa dạng bao gồm các thành tố thiên nhiên, con người và văn hoá. Tài nguyên du lịch có thể là khởi điểm, là vốn liếng, nhưng không phải là tất cả để định hình thương hiệu, bản sắc cho lĩnh vực du lịch. Đó cũng không phải là việc để làm cho du lịch Cà Mau trở nên khác biệt một cách máy móc, hay hô hào những thông điệp sáo rỗng. Bản sắc du lịch, thương hiệu du lịch đến từ sức mạnh nội lực, từ sự kế thừa, phát triển và sáng tạo của những người làm du lịch trên cơ sở tài nguyên sẵn có.
Ðịnh hình bản sắc du lịch Cà Mau - Bài 2: Những điểm nghẽn cần khơi thông
(CMO) Không thể phủ nhận sự chuyển mình của du lịch Cà Mau, nhất là trong giai đoạn 10 năm trở lại đây. Du lịch Cà Mau đã làm được, đạt được rất nhiều thành quả, song thách thức, khó khăn và hạn chế là vấn đề hiện hữu. Khát vọng lớn cần một tâm thế nhìn thẳng, nhìn thật, rốt ráo vấn đề, đó cũng là điều mà du lịch Cà Mau cần làm để thoát khỏi cái áo chật chội của chính mình.
Ðịnh hình bản sắc du lịch Cà Mau - Bài 1: Du lịch Cà Mau đang ở đâu?
(CMO) LTS: Lâu nay, khi nhắc đến Cà Mau, mệnh đề mặc nhiên được nói đến là địa phương giàu tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch. Quả thật, tài nguyên du lịch Cà Mau vừa phong phú, vừa có nét đặc trưng khác biệt. Du lịch được xác định là một trong những lĩnh vực chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương với tầm nhìn dài hạn. Tuy nhiên, trên thực tế, việc định hình bản sắc, thương hiệu và vị trí của du lịch Cà Mau trên bản đồ du lịch nội địa và quốc tế còn rất nhiều điều trăn trở. Du lịch Cà Mau đi tiếp theo hướng nào, cách nào và bằng nguồn lực nào để tìm cho mình một chỗ đứng xứng tầm là vấn đề không thể giải quyết trong ngày một, ngày hai. Loạt bài “Định hình bản sắc du lịch Cà Mau” với cách nhìn trực diện, đa chiều, tập trung gợi mở hướng đi, giải pháp trước mắt và những định hướng lâu dài, nhận diện cơ hội bứt phá, hầu góp thêm những ý tưởng cho khát vọng vươn tầm của du lịch Cà Mau.
Phát triển nghề nuôi hải sản trên biển - Bài cuối: Giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc
(CMO) Cà Mau có thể tận dụng Đề án phát triển nuôi thuỷ sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1664/QĐ-TTg, ngày 4/10/2021 để phát triển nghề nuôi hải sản trên biển theo hướng hiện đại, năng suất, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao. Đề án sẽ hướng tới việc từng bước khuyến khích ngư dân khai thác để chuyển sang nuôi biển, giảm áp lực khai thác thuỷ sản ven bờ; tăng quy mô, năng suất, sản lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tạo việc làm, thu nhập của cư dân ven biển.
Phát triển nghề nuôi hải sản trên biển - Bài 2: Cần được đầu tư đúng mức
(CMO) Để nghề nuôi hải sản trên biển phát triển, cần sự đầu tư công nghệ hiện đại, quy hoạch từng khu vực nuôi những loài hải sản phù hợp với điều kiện tự nhiên. Thế nhưng, thực tế nghề nuôi hải sản trên biển của tỉnh vẫn chưa có sự đầu tư đúng mức nhằm phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, chưa có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư.
Phát triển nghề nuôi hải sản trên biển - Bài 1: Đánh thức tiềm năng
(CMO) LTS: Cà Mau có diện tích ngư trường lớn, thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi hải sản trên biển (cả gần bờ và xa khơi, hải đảo). Việc khai thác, sử dụng tiềm năng mặt nước nuôi, phục vụ tái cơ cấu ngành thuỷ sản hợp lý, có hiệu quả và phát triển bền vững là hướng đi phù hợp, qua đó từng bước thúc đẩy nghề nuôi hải sản trên biển phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại. Đây cũng là hướng đi phù hợp nhằm hiện đại hoá ngành khai thác hải sản của tỉnh khi khuyến khích ngư dân chuyển đổi ngành nghề. Nếu có sự quy hoạch và hỗ trợ phát triển, nghề nuôi hải sản trên biển sẽ tạo ra sản phẩm có giá trị, đảm bảo chuỗi cung ứng và thị trường ổn định; góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết việc làm, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng biển và hải đảo.
Nhọc nhằn quy hoạch và quản lý đất đai - Bài cuối: Cần chủ động và định hướng chiến lược
(CMO) Công tác phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện còn chậm, do phải chờ cấp trên phân bổ chỉ tiêu và thực hiện quy trình trình phê duyệt theo quy định, nhiều địa phương đến tháng 5, tháng 6 năm sau mới được tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất, ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai của địa phương.
Nhọc nhằn quy hoạch và quản lý đất đai - Bài 4: Vi phạm kéo dài
(CMO) Tại Thông báo Kết luận thanh tra về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý đất đai; các loại thủ tục hành chính về đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân; việc quản lý quy hoạch đất đai, xây dựng tại TP Cà Mau (tháng 7/2020) của Thanh tra tỉnh cho thấy, việc quản lý đất công trên địa bàn TP Cà Mau còn chưa chặt chẽ, diện tích bị lấn chiếm là 28.069 m2.
Nhọc nhằn quy hoạch và quản lý đất đai - Bài 3: Hụt hơi chạy theo quy hoạch
(CMO) Theo tiến trình phát triển nhanh của kinh tế - xã hội mang tính hội nhập toàn diện, xu hướng quy hoạch chuyển mục đích đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp luôn theo chiều hướng tăng nhanh qua các năm, đây là thực tế tất yếu. Tuy nhiên, theo thông tin từ các địa phương, tất cả đều không đạt theo quy hoạch và đang có dấu hiệu "hụt hơi".
Nhọc nhằn quy hoạch và quản lý đất đai - Bài 2: Giao chỉ tiêu lệch so với thực tế
(CMO) Là địa phương ven biển, diện tích đất chủ yếu là đất lâm nghiệp, với tốc độ phát triển nhanh của xã hội, nhất là áp lực dân cư, chuyển đổi sản xuất, cũng như chịu tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, đã làm thay đổi nhanh hiện trạng đất đai. Việc giao chỉ tiêu thực hiện, cùng với chậm cập nhật về biến động đất đai để điều chỉnh cho phù hợp so với thực tế xã hội không những làm mất cơ hội phát triển, mà còn ảnh hưởng đến chiến lược quy hoạch và sử dụng đất…
Nhọc nhằn quy hoạch và quản lý đất đai - Bài 1: Quy hoạch chưa sát thực tế
(CMO) LTS: Quản lý đất đai là công việc rất khó khăn, phức tạp... bởi liên tục có nhiều thay đổi, nhất là trong giai đoạn hiện hay, khi nhu cầu sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất rất lớn nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Việc quản lý đất đai phải dựa vào nhiều yếu tố tác động, về pháp lý và điều kiện tự nhiên của xã hội, kể cả yếu tố lịch sử. Tại Cà Mau, công tác quản lý đất đai những năm gần đây ngày càng chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, vẫn còn đó những nhọc nhằn, cần quyết tâm hành động mạnh mẽ hơn, thể hiện tính chuyên nghiệp, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao, mang tính hội nhập nhanh cùng cả nước.
Tâm tình nhà báo xa quê
(CMO) Tôi thường đọc và cộng tác với báo Cà Mau vì nhiều lẽ: mong muốn nắm bắt thông tin, tìm hiểu những chuyển mình của xứ sở; được trải lòng, gửi gắm chút tình yêu về một góc quê hương. Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6), tôi viết vội đôi dòng gửi gắm chút niềm riêng.
Nghề để học suốt đời
(CMO) Nghề báo đến với tôi như một cơ duyên. Hồi còn trên giảng đường đại học, tôi đã may mắn được hoà mình trong không gian báo chí dù học ở Khoa Văn học. Đó là những người thầy của tôi với nghề văn, nghề báo song hành. Những anh chị khoá trên đã ra trường, nhiều người chọn nghề báo để dấn thân. Cũng quãng thời gian ấy, tôi được học môn vỡ lòng về báo chí với PGS. TS Dương Xuân Sơn trong chương trình đại cương. Và cuộc gặp gỡ với người sau này hướng dẫn bậc cao học báo chí cho tôi, PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái.
Nỗ lực cho diện mạo mới của giáo dục - Bài cuối: Tìm giải pháp căn cơ
(CMO) Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đã tạo ra môi trường chủ động, rộng mở để từng địa phương, từng đơn vị trường học có thể áp dụng với sự sáng tạo, linh động, bám sát và phù hợp với điều kiện thực tế. Tại Cà Mau, tâm thế của ngành giáo dục là vừa làm, vừa tháo gỡ khó khăn, từ đó đúc rút những bài học kinh nghiệm, giúp chương trình GDPT mới thật sự mới, mang lại hiệu quả thực chất.