ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 25-9-24 18:10:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sinh kế mới từ vỏ hàu

Báo Cà Mau Thời gian qua, nghề nuôi hàu lồng phát triển mạnh mẽ trên địa bàn huyện Ngọc Hiển. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp con hàu nơi đây lớn nhanh, đạt kích cỡ tốt, giàu dinh dưỡng, được thị trường ưa chuộng. Ruột hàu tách sẵn được bán với giá từ 130-140 ngàn đồng/kg. Còn những mảnh vỏ hàu tưởng chừng như bỏ đi, bà con đã tìm cách tái sử dụng để cung cấp cho thương lái, tạo thêm sinh kế mới, giúp tăng thu nhập.

Thiếu đất sản xuất, hơn 5 năm qua, gia đình anh Trần Minh Tiến, ấp Dinh Hạn, xã Tân Ân, đã thu mua hàu tươi về tách vỏ, cung cấp hàu thịt cho thị trường. Sau khi tách lấy ruột, gia đình thường gom vỏ hàu đổ bỏ hoặc cho bà con lân cận đem về tận dụng lại để bó nền nhà, nền lối đi, nhằm tiết kiệm chi phí xây dựng. Lâu dần, bà con ít cần dùng tới, vỏ hàu tích tụ ngày càng nhiều, thấy vậy, anh Tiến lên mạng tìm hiểu cách xử lý để tránh ảnh hưởng tới môi trường và bà con xung quanh. Ðầu năm nay, tình cờ anh biết được, ở những tỉnh trên, vỏ hàu được tái sử dụng, thả xuống lồng để nuôi ấu trùng hàu. Cách làm này đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa giúp tăng hiệu suất sản xuất con hàu, vừa giảm lãng phí tài nguyên vỏ hàu. Thầm nghĩ đây chính là cơ hội giúp gia đình giải bài toán về vỏ hàu, anh Tiến đã tìm mọi cách liên hệ để tìm đầu ra và nhanh chóng bắt tay thực hiện.

Vợ chồng anh Trần Minh Tiến thu gom vỏ hàu.Vợ chồng anh Trần Minh Tiến thu gom vỏ hàu.

Anh Tiến cho biết: “Lúc đầu, gia đình còn bán tính bán nghi bởi sợ làm ra không ai mua. Tuy nhiên, do thương lái chuyển cọc trước nên cũng yên tâm làm”. Ðể cung cấp vỏ hàu cho thương lái, anh Tiến dùng búa và đinh đục một lỗ nhỏ xuyên qua vỏ hàu và dùng dây gân xâu lại thành từng chuỗi, mỗi chuỗi dài từ 1-1,2 m với khoảng hơn 100 vỏ hàu kết lại với nhau. Sau khi đủ số lượng thì có thương lái ở TP Hồ Chí Minh, Khánh Hoà, Ninh Thuận... đến tận nơi thu mua, với giá 23-25 ngàn đồng/chuỗi.

Ông Trần Anh Tuấn, cha anh Tiến, cho biết: “Lúc đầu chưa biết cách làm nên làm hơi lâu, vừa mất thời gian, công sức mà hiệu quả lại không cao. Sau này gia đình nghiên cứu, dùng cây xà beng nhỏ, chỉ cần kê vỏ hàu lên cục gạch ống, gõ nhẹ xuống là xỏ dây được”. Cách 2-3 ngày, 5 thành viên trong gia đình cùng nhau thu gom, đục vỏ hàu để bán. Mỗi người một việc, người đục, người xâu, công việc khá dễ lại không mấy nặng nhọc, đem lại nguồn thu nhập cho mỗi thành viên từ 150-200 ngàn đồng/ngày.

Việc gia công vỏ hàu mang về thu nhập vài trăm ngàn đồng/ngày cho hộ gia đình.

Việc gia công vỏ hàu mang về thu nhập vài trăm ngàn đồng/ngày cho hộ gia đình.

Sau khi những đợt hàng đầu tiên được thương lái thu mua, anh Tiến đã chia sẻ cho bà con lân cận trong ấp cùng nhau thực hiện mô hình. Hiện tại, có khoảng 10 hộ ở ấp Dinh Hạn thực hiện, thu nhập khá ổn. Bà Hồ Thị Nhi tâm tình: “Lúc trước, gia đình tách ruột hàu xong toàn đem vỏ đổ bỏ, nay nhờ cháu Tiến mà nhà tôi biết được công việc này. Lúc đầu làm chưa quen nên hơi chậm, thu nhập không bao nhiêu. Nhưng giờ thì quen tay, thu nhập cũng ổn lắm. Nếu có vỏ nhiều thì 1 ngày 3 người trong nhà cùng nhau làm cũng được vài trăm ngàn đồng, có thêm đồng ra đồng vô trang trải sinh hoạt”.

Chị Hứa Minh Quang, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Ân, thông tin: “Xã đã vận động bà con thành lập tổ hợp tác để phát triển mô hình. Xã cũng tăng cường kết nối, quảng bá sản phẩm hàu thịt của địa phương. Chỉ khi hàu thịt tiêu thụ mạnh thì bà con mới có vỏ hàu để làm. Ðồng thời, chúng tôi cũng chia sẻ cách làm này với những địa phương đang phát triển nghề nuôi hàu trên sông, tiến tới nhân rộng mô hình, tạo việc làm và thu nhập cho bà con trên địa bàn”./.

 

Trúc Linh - Huỳnh Tứ

 

“Bà Năm rau mầm” truyền nghề

“Bà Năm rau mầm” là tên gọi quen thuộc mà mọi người dành cho bà Ðoàn Thị Duyên ở Phường 1, TP Cà Mau. Gia đình bà đã có 16 năm thành công với mô hình trồng rau mầm và sản phẩm đã vào được hệ thống siêu thị Co.opmart từ năm 2013.

Phát huy lợi thế nông sản sạch

Sản xuất nông sản sạch, hữu cơ và đạt những tiêu chuẩn quốc tế, là hướng phát triển được huyện Thới Bình hoạch định. Việc duy trì, thúc đẩy phát triển theo hướng này mở ra vận hội mới cho nông dân, tạo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.

Ða cây, đa con, cho thu nhập khá

Hiện nay, việc áp dụng mô hình đa cây, đa con đã góp phần giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Thới Bình tăng nguồn thu nhập cho gia đình từ 150-700 triệu đồng.

Ðáp án cho nông nghiệp bền vững

Nhiều năm trở lại đây, ngành nông nghiệp áp dụng cơ giới hoá, công nghệ hoá trên đồng ruộng từ khâu làm đất, gieo sạ, phun xịt thuốc đến thu hoạch..., góp phần giảm sức lao động và chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

49 dự án tham gia vòng sơ tuyển CamaUP’24

Chiều 19/9, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) chủ trì vòng sơ tuyển Cuộc thi Khởi nghiệp Cà Mau 2024 (CamaUP’24 - Think green for sustainable startup).

Khơi dậy tính cần cù, yêu lao động

Năm 2011, Huyện uỷ Phú Tân ban hành Nghị quyết chuyên đề số 03 về vận động đảng viên, cán bộ, Nhân dân tận dụng đất trống trồng hoa màu, cây ăn trái tăng thu nhập. Qua 13 năm, nghị quyết đã đi vào cuộc sống một cách thiết thực, trở thành việc làm tự giác của cán bộ và người dân.

Lan toả ý chí thoát nghèo

Cùng với các chính sách giảm nghèo được thực hiện tốt, điều đáng mừng là ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân ở các địa phương, trong đó có xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.

Sò huyết - Vật nuôi phù hợp và bền vững

Về ấp Cái Su, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, nghe bà con bàn chuyện nuôi sò huyết trong vuông tôm với vẻ đầy phấn khởi. Nhiều hộ dân tăng thu nhập từ mô hình kinh tế phụ này.

Hướng dẫn kỹ năng bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Sáng ngày 18/9, Sở Công thương phối hợp với Học viện Chuyển đổi số IM Group (thuộc thành viên Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam) tổ chức Hội nghị tập huấn thương mại điện tử năm 2024.

Kêu gọi đầu tư những dự án trọng điểm

Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai (cụm đảo Hòn Khoai, xã Tân Ân,huyện Ngọc Hiển) được UBND tỉnh kêu gọi đầu tư với mục tiêu xây dựng Bến cảng tổng hợp thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam có khả năng đón tàu có tải trọng đến 250 ngàn tấn hoạt động, tạo thuận lợi cho xuất, nhập khẩu đi các nước bằng đường biển, nhất là đối với các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản của các tỉnh, thành Nam sông Hậu.