ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 30-12-24 21:32:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Gia tăng giá trị con tôm

Báo Cà Mau Huyện Ngọc Hiển có hơn 23.000 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, chủ lực là con tôm. Mỗi năm, huyện khai thác hơn 24 ngàn tấn tôm sạch cung ứng cho thị trường. Từ nguồn tôm nguyên liệu chất lượng, người dân đã khéo léo chế biến nên nhiều sản phẩm đặc sản, đặc trưng, được gắn sao OCOP, góp phần đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị, vị thế cho con tôm vùng rừng ngập mặn.

Toàn huyện có 22 sản phẩm OCOP, trong đó có đến 16 sản phẩm của 6 chủ thể được chế biến từ con tôm. Tôm Ngọc Hiển được nuôi tự nhiên dưới tán rừng ngập mặn, chất lượng hảo hạng, tươi ngon nổi tiếng. Từ thế mạnh nguồn nguyên liệu, các cơ sở, hộ làm nghề không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, phát triển chuỗi giá trị từ con tôm; đồng thời, chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm, ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại vào quy trình sản xuất, cải tiến bao bì, mẫu mã nên sản phẩm làm ra ngày càng khẳng định thương hiệu, uy tín, nhận được sự ủng hộ của thị trường trong nước, thậm chí được xuất ngoại sang các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản...

Các cơ sở sản xuất đầu tư thiết bị, máy móc hiện đại vào quá trình sản xuất để nâng cao sản phẩm (Ảnh chụp phơi bánh phồng tôm bằng nhà phơi năng lượng mặt trời ở HTX Tân Phát Lợi).

Ông Bùi Văn Chương, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tân Phát Lợi, ấp Tân Lập, xã Tân Ân Tây, là người tiên phong trong phát triển chuỗi giá trị sản phẩm, làm rạng danh con tôm vùng rừng ngập mặn. Ông Chương tâm tình, ngày đầu thành lập, HTX chỉ sản xuất duy nhất một mặt hàng tôm khô. Mong muốn tận dụng hết giá trị con tôm của xứ sở, quê hương mình, không để hoang phí nguồn phụ phẩm, ông quyết tâm sẽ chế biến thêm nhiều mặt hàng khác từ con tôm.

HTX Tân Phát Lợi đầu tư nồi hấp điện để tráng bánh phồng tôm.

HTX Tân Phát Lợi đầu tư nồi hấp điện để tráng bánh phồng tôm.

Nghĩ là làm, bên cạnh không ngừng tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu quy trình, kỹ thuật chế biến, ông Chương còn đầu tư dây chuyền, máy móc, thiết bị hiện đại, khép kín, tận dụng tối đa nguyên liệu từ tôm để tạo ra sản phẩm. Hơn 11 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, HTX đã chế biến, cung cấp cho thị trường 16 sản phẩm, trong đó có 12 sản phẩm được chế biến từ con tôm, gồm: tôm khô nguyên vỏ, tôm khô tách vỏ, chà bông tôm, bột tôm nêm canh, tôm ép lụi, mắm ruốc tôm, nước mắm tôm, mắm tôm chua, chả tôm, bánh phồng tôm sú, bánh phồng tôm đất và muối tôm cay. Trong số này có 7 sản phẩm đạt chứng nhận 3 sao, 1 sản phẩm đạt 4 sao OCOP, được phân phối tại 19 đại lý và các kênh phân phối lớn trên toàn quốc như: Saigon Co.op, Organica...

Gần 20 năm qua, Cơ sở sản xuất bánh phồng tôm Kim Tiền, xã Tân Ân Tây, giữ lửa nghề làm bánh phồng tôm. Tâm huyết với nghề truyền thống gia đình, cơ sở luôn chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra, tham gia vào “sân chơi” OCOP và đã đạt chứng nhận 3 sao. Nhờ lựa chọn con tôm nguyên liệu tươi ngon, kết hợp với hàm lượng tôm cao trong bánh nên bánh phồng tôm của cơ sở có màu đỏ au, dày dặn, vị thơm ngon đặc trưng, được thị trường đón nhận, góp mặt ở nhiều kệ hàng bán lẻ trên khắp cả nước.

Ông Lê Ngọc Thạnh, chủ cơ sở, cho hay: “Ðể bắt nhịp với xu thế thị trường, cơ sở đã đầu tư thêm thiết bị, máy móc như nhà phơi năng lượng mặt trời, máy cắt bánh, máy đánh bột, máy tráng bánh, máy hút chân không... Có máy móc hỗ trợ, bánh làm ra càng chất lượng, mẫu mã, bao bì bắt mắt, sản lượng tiêu thụ cũng tăng hơn trước. Trung bình mỗi ngày, gia đình tôi làm ra khoảng 30 kg bánh. So với việc xổ vuông rồi đem tôm tươi đi bán thì cái được lớn nhất từ nghề làm bánh phồng tôm là nhân đôi giá trị con tôm xứ rừng, nâng cao thu nhập, tạo công ăn chuyện làm cho gia đình. Chúng tôi tiếp tục phấn đấu nâng hạng sao OCOP, để sản phẩm của quê hương địa đầu cực Nam vươn tầm “xuất ngoại”".

Cơ sở kinh doanh Giang Loan chọn con tôm đất nuôi tự nhiên dưới tán rừng để chế biến sản phẩm tôm khô, được thị trường tiêu thụ mạnh.

Cơ sở kinh doanh Giang Loan chọn con tôm đất nuôi tự nhiên dưới tán rừng để chế biến sản phẩm tôm khô, được thị trường tiêu thụ mạnh.

Trong số 4 sản phẩm chế biến từ con tôm, cơ sở sản xuất kinh doanh Giang Loan ở ấp Ba Nhất, xã Tam Giang Tây, đã xây dựng được 1 sản phẩm là tôm đất khô tách vỏ đạt chuẩn 3 sao OCOP. Ông Nguyễn Trường Giang, chủ cơ sở, nhận định, tôm nuôi ở vùng Ngọc Hiển, nhất là loại tôm đất có chất lượng thịt thơm ngon, ngọt, dai tự nhiên, có màu đỏ gạch, đậm nét thương hiệu tôm Cà Mau nên được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn dù giá thành có cao hơn những loại tôm khác. Ông cho biết, cùng với tôm khô đất tách vỏ, sản phẩm tôm khô nguyên vỏ, mắm tôm chua, bánh phồng tôm của cơ sở được thị trường đón nhận mạnh mẽ, đầu ra khá ổn định, mỗi tháng cung ứng từ 300-400 kg, tiêu thụ qua nhiều kênh bán hàng từ truyền thống lẫn trực tuyến trên mạng xã hội.


Ông Lê Hoài Phương, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, thông tin, việc xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm tôm Ngọc Hiển là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Ðịa phương đang hình thành và phát triển vùng nuôi tôm sạch, an toàn, ứng dụng khoa học - kỹ thuật công nghệ tiên tiến để tạo ra nguồn tôm nguyên liệu đạt tiêu chuẩn, chứng nhận về chất lượng cung ứng cho thị trường xuất khẩu cũng như hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm đặc sản, OCOP của địa phương. Kỳ vọng trong thời gian tới, ngành tôm và các sản phẩm từ tôm của huyện Ngọc Hiển nâng cao sức cạnh tranh, thu hút khách hàng, mở rộng các hoạt động sản xuất, kinh doanh, được nhiều thị trường tìm đến.

 

Trúc Linh

 

Tăng tính bảo mật dịch vụ ngân hàng trực tuyến

Từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được phép ghi nhớ mật khẩu đăng nhập, theo quy định tại Thông tư 50/2024/TT-NHNN (Thông tư 50)do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. Quy định này là một phần trong nỗ lực nâng cao mức độ an toàn, bảo mật đối với các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, đồng thời đảm bảo sự bảo vệ tối đa cho thông tin cá nhân của khách hàng trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển.

Ðẩy mạnh xúc tiến, tìm kiếm cơ hội hợp tác

Tỉnh Cà Mau có tiềm năng lớn về khai thác, nuôi thuỷ sản. Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu (tôm, cua, cá...), tỉnh có trên 150 mặt hàng OCOP đa dạng về chủng loại. Ðể đưa các sản phẩm đến tay người tiêu dùng, tỉnh đang đẩy mạnh xúc tiến thương mại (XTTM), mở rộng đầu tư, phát triển chế biến, tiêu thụ sản phẩm OCOP chủ lực sang các thị trường mới, giàu tiềm năng.

Nâng cao đời sống đồng bào

Nhờ địa phương quan tâm triển khai, thực hiện nhiều chương trình, dự án, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức nên đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Ðầm Dơi được nâng lên, hộ nghèo trong đồng bào dân tộc hằng năm giảm từ 2% trở lên.

Họp hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

Tại cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2024, tổ chức ngày 25/12, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: “Các chủ thể cần phải nghiêm túc trong việc sản xuất sản phẩm để đảm bảo chất lượng. Hội đồng đánh giá sẽ chấm điểm một cách công bằng và nghiêm túc, với mục tiêu thúc đẩy các sản phẩm có tiềm năng phát triển từ lợi thế của địa phương”. 

Phân bổ dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025

Ông Châu Vĩnh Thuận, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, cho biết: “Ngay từ những tháng cuối năm 2024, ngành thuế đã căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh năm 2024, tình hình KT-XH trên đà hồi phục và tăng trưởng ổn định, để đề xuất xây dựng dự toán năm 2025. Mục tiêu chỉ đạo là đánh giá đúng, sát với thực tế khả năng thu năm 2024, để làm cơ sở xây dựng dự toán thu ngân sách năm 2025 tích cực, sát thực tế phát sinh, đảm bảo tính đúng, đủ từng khoản thu, sắc thuế, lĩnh vực thu đối với từng địa bàn, theo quy định pháp luật thuế, phí và lệ phí, thu khác NSNN hiện hành và các chính sách có hiệu lực thi hành từ năm 2025; tổng hợp đầy đủ các nguồn thu phát sinh trên địa bàn theo quy định của Luật NSNN và quy định pháp luật có liên quan”.

Ðồng bộ giải pháp, khai thác tốt nguồn thu

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền địa phương và những nỗ lực của ngành thuế, năm 2024, công tác thu ngân sách của huyện Ðầm Dơi đạt được những kết quả đáng khích lệ, vượt dự toán tỉnh giao.

Lợi ích từ... triều cường

Vào những ngày cao điểm của triều cường, mực nước các tuyến sông trên địa bàn huyện Cái Nước thường xuyên dâng cao, gây ngập úng cục bộ một số tuyến lộ trũng thấp, ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, triều cường cũng mang lại nhiều lợi ích cho nuôi thuỷ sản, giúp độ mặn tăng cao và bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên cho sò huyết nuôi xen canh trong vuông tôm phát triển.

Quyết tâm xoá nghèo

Năm 2024 là năm có nhiều biến động; thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi... ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác giảm nghèo của huyện U Minh. Tuy nhiên, với quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu giảm 1,5% hộ nghèo mỗi năm như nghị quyết đề ra, huyện U Minh đã dốc toàn lực và đạt được những kết quả ấn tượng trong công tác giảm nghèo bền vững năm 2024. Phóng viên Báo Cà Mau có buổi trao đổi với ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, về vấn đề này.

Chủ động giải pháp tăng trưởng tín dụng

Ông Liêu Chí Tài, Phó giám đốc Phụ trách Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Cà Mau, thông tin, đến ngày 30/11, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh đạt 71.673 tỷ đồng, tăng 3,34% so với đầu năm, tương đương với mức tăng 2.315 tỷ đồng. Dự báo đến hết năm 2024, dư nợ cho vay tại Cà Mau sẽ đạt 73.039 tỷ đồng, tương đương mức tăng 5,3% so với đầu năm.

Trúng mùa lúa trên đất nuôi tôm

Hiện nay, bà con nông dân ở các xã vùng chuyển đổi sản xuất của huyện Trần Văn Thời bắt đầu thu hoạch vụ lúa trên đất nuôi tôm. Vụ mùa năm nay thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất đạt khá cao nên người dân rất phấn khởi.