Phóng sự - Ký sự
Nan giải bài toán định canh - định cư - Bài 1: Cung chưa đủ cầu
(CMO) LTS: Ðịnh canh, định cư (ÐCÐC) là chính sách lớn của Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có nơi ở ổn định, có đủ điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giảm nghèo tại địa phương. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách này trên địa bàn tỉnh Cà Mau vẫn còn có một số khó khăn, hạn chế. Ðó là hầu hết các dự án ÐCÐC chậm tiến độ, số hộ dân chuyển đến điểm ÐCÐC thấp; các điểm ÐCÐC chưa vững chắc, chưa bảo đảm định cư ổn định lâu dài. Ða số điểm ÐCÐC mới chỉ bố trí được đất ở mà chưa bố trí được đất sản xuất. Do đó, hiện nay các hộ dân vẫn phải đi làm thuê để kiếm sống, một số hạng mục công trình đầu tư không hiệu quả, nhất là công trình an sinh xã hội; việc bố trí vốn hàng năm còn thiếu tập trung, chưa đồng bộ nên nhiều dự án và công trình thực hiện còn dở dang, dẫn đến khó khăn trong sinh hoạt cho người dân.
“Trái ngọt” từ cuộc cách mạng số - Bài cuối: Tăng tốc hoàn thành mục tiêu
(CMO) Ðề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CÐS quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Ðề án 06) là đề án quan trọng, mang lại lợi ích thiết thực, hiệu quả, phục vụ chuyển đổi số (CÐS) quốc gia, phục vụ Nhân dân, nhưng cũng là nhiệm vụ rất khó. Song, dù khó đến đâu, chúng tôi cũng quyết tâm hoàn thành 8/11 dịch vụ công trực tuyến theo đề án, đồng thời mở rộng thực hiện 187/224 nhóm dịch vụ công khác của lực lượng Công an Nhân dân. Trên tinh thần đó, Công an tỉnh sẽ là lực lượng đi đầu, chỉ đạo toàn ngành cùng vào cuộc, thấy khó, thấy còn nghẽn ở điểm nào thì tìm giải pháp khai thông, tháo gỡ ngay. Kết quả trong thực hiện Ðề án 06 sẽ gắn với kết quả thi đua hoàn thành nhiệm vụ hàng năm, làm thước đo và động lực để lực lượng toàn ngành phát huy tối đa hiệu quả, góp phần phục vụ công tác CÐS cho tỉnh nhà”, Ðại tá Trần Văn Thi, Phó giám đốc Công an tỉnh, kỳ quyết.
“Trái ngọt” từ cuộc cách mạng số - Bài 2: Tuổi trẻ Công an Nhân dân tiên phong
(CMO) Phát huy cao độ tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện trên tất cả các mặt công tác, tuổi trẻ Công an Cà Mau tiếp tục khẳng định vai trò, lực lượng tiên phong, nhanh nhạy trong nắm bắt công nghệ thông tin và quyết liệt hành động trong triển khai Ðề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số (CÐS) quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Ðề án 06). Lực lượng đoàn viên công tác tại cơ sở, đặc biệt là công an xã, thị trấn thực sự làm nòng cốt trong các mặt công tác, đóng góp tích cực vào việc xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ở các địa phương.
“Trái ngọt” từ cuộc cách mạng số - Bài 1: Theo chân chiến sĩ công an về cơ sở
(CMO) LTS: Thực hiện Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng, mục tiêu đến năm 2023 xây dựng lực lượng Công an Nhân dân “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, Bộ Công an đã xác định tăng cường phát triển, ứng dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong các mặt công tác, nhất là công nghệ số, tự động hoá, trí tuệ nhân tạo và chủ động, tích cực tham gia lộ trình thực hiện mục tiêu chuyển đổi số (CÐS) quốc gia.
Tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp - Bài cuối: Đa dạng sinh kế, phong phú nguồn thu
(CMO) Ðược dự báo sẽ tiếp tục khó khăn trong đầu ra sản phẩm gỗ, do đó việc triển khai nhiều mô hình kết hợp dưới tán rừng để đa dạng sinh kế, tạo ra nhiều nguồn thu đang là hướng đi có thể giúp người dân trong lâm phần vượt qua khó khăn, yên tâm bám đất, giữ rừng.
Tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp - Bài 2: Sống trên "đống vàng" vẫn khó
(CMO) Nhiều tiềm năng, lợi thế, nhưng người dân sống trong lâm phần vẫn là nơi đang gặp nhiều khó khăn so với địa phương khác. Ðặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi giá sản phẩm gỗ giảm thấp, nhiều hộ dân đứng ngồi không yên.
Tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp - Bài 1: Rừng vàng
(CMO) LTS: Có tiềm năng, thế mạnh cả về đất đai lẫn lao động để phát triển kinh tế lâm nghiệp, tuy nhiên, nhiều năm qua lâm sản vẫn trong vòng luẩn quẩn của tình trạng cung - cầu, giá gỗ khi tăng cao, lúc xuống thấp, thậm chí không bán được. Ðiều tất nhiên, thực trạng ấy sẽ làm đời sống người dân lâm phần gặp không ít khó khăn. Những hạn chế và tồn tại đã thách thức các cơ quan chức năng cũng như người dân mấy mươi năm qua. Ðâu là động lực để kinh tế rừng ở tỉnh cực Nam Tổ quốc đột phá, phát triển, là bài toán cần sớm có lời giải.
Kênh dẫn vốn hiệu quả - Bài cuối: Hiện đại hoá chất lượng tín dụng
(CMO) Những năm qua, nguồn vốn cho vay trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng trưởng, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người vay trên địa bàn. Ðể hỗ trợ quản lý hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (NHCSXH) chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ. Từ đó, đảm bảo các giao dịch được thực hiện chính xác, an toàn, bảo mật, tối ưu hoá khả năng xử lý các yêu cầu, tạo tiền đề cho việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng ngân hàng số, nâng cao chất lượng phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Kênh dẫn vốn hiệu quả - Bài 2: Gần dân, sát dân để củng cố lòng tin
(CMO) Cùng sát cánh với người dân trực tiếp tuyên truyền chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước về tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách, giám sát người vay sử dụng vốn đúng mục đích, các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) không chỉ là cầu nối, kênh dẫn vốn quan trọng mà còn góp phần nâng cao chất lượng chương trình cho vay tín dụng chính sách.
Kênh dẫn vốn hiệu quả - Bài 1: "Chìa khoá" thoát nghèo
(CMO) Là cầu nối chuyển tải nguồn vốn tín dụng đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, sau 20 năm hình thành và phát triển, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Cà Mau đã khẳng định vai trò, sứ mệnh của mô hình quản lý vốn tín dụng chính sách đặc thù, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh.
Mạnh về biển, giàu lên từ biển - Bài cuối: Tăng sản lượng nuôi thuỷ sản biển
(CMO) Mạnh về biển, giàu lên từ biển không chỉ là khát vọng của những ngư dân qua bao đời gắn bó với biển, mà còn là trăn trở của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Cà Mau, nhằm tìm ra hướng khai thác tiềm năng từ biển cả.
Mạnh về biển, giàu lên từ biển - Bài 2: Giảm cường lực khai thác
(CMO) Trước nguy cơ nguồn lợi thuỷ sản đang cạn kiệt nhanh, ngành thuỷ sản đưa ra mục tiêu duy trì ổn định tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó, điều chỉnh giảm dần sản lượng khai thác, đánh bắt, tăng sản lượng nuôi trồng biển và triển khai nhanh các giải pháp gia tăng giá trị đối với các sản phẩm thuỷ sản, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Mạnh về biển, giàu lên từ biển - Bài 1: Nguồn lợi thuỷ sản suy giảm
(CMO) LTS: Thuỷ sản được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, cường độ khai thác cao, nguồn lợi thuỷ sản đang suy giảm nhanh về trữ lượng, đặc biệt là cá ở tầng đáy. Nếu không kịp thời triển khai các giải pháp phục hồi, tái tạo, bảo tồn để khai thác bền vững thì tương lai không xa, nguồn lợi thuỷ, hải sản sẽ cạn kiệt. Ðã đến lúc chúng ta cần phải có một chương trình, đề án cấp quốc gia để bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản mang tính chất tổng thể từ biển, ven biển đến đầm phá và nội đồng với mục tiêu đưa ngành thuỷ sản phát triển bền vững, tạo sinh kế cho ngư dân.
Gỡ “nút thắt” cho lao động xa quê - Bài 2: Tìm hướng đi bền vững
(CMO) Trong bối cảnh các doanh nghiệp sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, Chính phủ đã có nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp từng bước phục hồi và phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho người lao động ổn định đời sống. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn bộ phận không nhỏ lao động bị ảnh hưởng do một số doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động.
Gỡ “nút thắt” cho lao động xa quê - Bài 1: Đi không nỡ, ở không đành!
(CMO) LTS: Ða phần những lao động chấp nhận xa quê là do ở địa phương họ không có đủ điều kiện để phát triển kinh tế, nuôi sống bản thân và gia đình. Có những người chọn đi lao động vài tháng, có người may mắn được làm việc ổn định, dài hạn. Song, họ vẫn mong có công ăn việc làm tại quê nhà. Vấn đề giới thiệu việc làm, tạo công ăn việc làm cho lao động hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân - Bài 2: Nhiều giải pháp căn cơ
(CMO) Cà Mau đang phấn đấu hướng tới bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân. Ðể sớm đạt mục tiêu, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp căn cơ. Ðặc biệt, nhằm bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT, thời gian qua chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn trên địa bàn tỉnh luôn nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT, qua đó tạo sự tin tưởng, đồng thuận trong Nhân dân.
Hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân - Bài 1: Bảo hiểm y tế cho ngư dân
(CMO) Thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân là chủ trương lớn của Ðảng và Nhà nước, có ý nghĩa an sinh đối với đời sống cộng đồng, góp phần hoàn thiện chính sách an sinh xã hội, mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc và giúp chăm sóc tốt hơn sức khoẻ Nhân dân. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy còn bộ phận người dân vẫn chưa mặn mà với BHYT, trong đó một số người còn lo lắng về chất lượng dịch vụ y tế, số khác do còn nhiều khó khăn trong cuộc sống nên chưa tham gia BHYT.
Nhớ nhà báo “nghệ sĩ”
(CMO) Khi những dòng nhớ này được chắp lên thì Nhà báo Nguyễn Chiến đã nhẹ nhàng xếp lại trang báo cuộc đời. Một sáng hương xuân còn rất đậm đà, chiếc quan tài đưa người về nằm bên góc vườn nhỏ cạnh song thân. Những giọt nước mắt của người vợ hiền, hai con trai, thân bằng quyến thuộc cùng nhiều thế hệ đồng nghiệp ở khắp mọi nơi… đã trở thành những nốt nhạc trầm nối nhau tấu lên bài ca buồn tiễn bước chân người về cõi thiên thu...
Tình đất, lòng người
(CMO) Sếp tôi chưa già nhưng thích hoài cổ, anh thường tìm những đề tài “xưa xưa” một chút để mỗi người cùng hoài niệm, nhớ nhung về một thời gian khó nhưng thấm đẫm nghĩa tình. Anh hỏi: “Chú Hai là người U Minh chắc rành chuyện cân, đong, đo, đếm ngày xưa lắm hen?! Viết một bài báo cho vui!”. Tôi cười và tự nói với lòng: “Mình có biết chút đỉnh, chắc tuổi cũng sắp già rồi!”.
Một thời để nhớ
(CMO) “Có biết bao con người tha phương có thể quên cả tiếng mẹ đẻ hay mang trong mình một nỗi đau đớn nào đó nơi cố hương, nhưng mỗi khi Tết đến là họ lại muốn trở về cố hương cho dù chỉ trở về bằng con đường trong những giấc mơ đầy thương nhớ và thổn thức của mình” - (Nguyễn Quang Thiều). Tôi - kẻ tha phương, Quý Mão - 2023 này là bốn mươi tư mùa nấu bánh chưng, bánh tét ở miền đất phương Nam nắng gió, đang nhớ lại những cái Tết Minh Hải - Cà Mau, một thời chưa xa.