Phóng sự - Ký sự

Những ngày "sống chậm"

(CMO) Dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống. Thế nhưng, sau những tác động tiêu cực thì Covid-19 lại trở thành cơ hội để rất nhiều người sống chậm lại, sống trách nhiệm, yêu thương, tự điều chỉnh những suy nghĩ và hành động của mình theo hướng tích cực hơn.

Mùa dịch và ký ức tuổi thơ

(CMO) Mùa xuân, trời thật đẹp. Qua Tết, tháng ăn chơi bắt đầu chưa được bao lâu thì dịch “cô Vy” ập đến. Một con vi trùng mang cái tên của phụ nữ, tuy nhỏ bé mà thật ghê gớm, nó khuynh đảo cả thế giới này. Mọi hoạt động của đời sống bị đình trệ, sản xuất đóng băng, cho đến nhu cầu cơ bản nhất của con người là … thở mà cũng chẳng được tự do, tự tại. Có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử, người với người không được phép ở gần nhau, mà phải đứng cách xa ít nhất 2 m tại các nơi công cộng.

Quê nhà thay đổi

(CMO) Tôi sinh ra và lớn lên bên dòng sông Trẹm. Nhưng tính ra suốt cả chặng đường cuộc đời mình đã sống, thì thời gian tôi gắn bó với quê nhà bên bờ sông Trẹm chỉ bằng một nửa của khoảng thời gian tôi sống xa quê. Vì thế, tôi có một sự so sánh rất rõ về quê nhà qua suốt gần một đời người, từ thời tôi còn trai trẻ, lớn lên với dòng sông, với ruộng đồng, kênh rạch, với thị trấn Thới Bình nhỏ bé, hiền hoà của mấy mươi năm trước, và bây giờ thay đổi ra sao. Không chỉ là thay đổi diện mạo của một miền quê, mà trong cuộc sống bà con mình cũng có rất nhiều đổi thay...

Người mở đường ra phía biển

(CMO) Sinh ra bên làng biển Tân Thuận hiền hoà, nhưng lớn lên trong lúc chiến tranh ác liệt với “Chiến dịch Hạm đội nhỏ trên sông” của Mỹ tàn phá xóm làng, đốt nhà, gom dân vào ấp chiến lược nên Lê Hoàng Phước mới 12 tuổi phải rời mái ấm gia đình để vào Trường Thiếu sinh quân của Đoàn 962, đơn vị trực thuộc đường Hồ Chí Minh trên biển, khu vực Cà Mau để học chữ và học làm giao liên. Gia đình có truyền thống cách mạng (con Mẹ Việt Nam anh hùng, 2 anh là liệt sĩ), Lê Hoàng Phước có ý thức và không quên lời căn dặn của mẹ trước lúc lên đường: "Chỉ cần con làm tốt, làm đàng hoàng, chứ không cần con làm lớn!”. Trưởng thành từ môi trường quân đội, Lê Hoàng Phước luôn nhớ lời dạy của Bác Hồ mà các thầy, cô Trường Thiếu sinh quân nhắc nhở: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, để rồi sau này trở thành người đầu tiên mở đường ra phía biển, đảo!

Giữ rừng mùa nắng hạn

(CMO) Đầu tháng Tư, nắng đổ lửa, Phó giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Hạ Lê Thanh Dũng trầm ngâm: “Tình hình mùa hạn năm nay còn khốc liệt hơn năm 2015-2016. Khi đó, một tia sét đánh khiến rừng tràm ngún khói, may là lực lượng giữ rừng phát hiện và dập tắt kịp thời. Theo dự báo, mùa hạn năm nay còn kéo dài...”.

Khi rơm không là... rơm

(CMO) Mỗi khi có dịp về thăm nhà, Phạm Trang Thảo lại quấn theo chân cha bên những đống rơm. Có khi ngồi nhìn cha ủ rơm hay phụ cha thu hoạch nấm. Đối với cô gái đôi mươi, hiện đang là sinh viên năm nhất này, ký ức tuổi thơ gắn liền với những cánh đồng rơm rạ.

Ngày xưa có những con đường…

(CMO) 1. Hồi đó, có lần buổi trưa má làm bánh bột luộc, sai đem đi cho nhà chú. Nhà chú ở tuốt bên kia sông, phải qua cây cầu khỉ và đi thêm một đỗi.

"Hãy đứng thẳng như tràm xanh đó"

(CMO) 15 tuổi, lần đầu tiên tôi được đặt chân đến Cà Mau - thị xã tận cùng cực Nam của đất nước. Ấy là lần Tỉnh đoàn Minh Hải tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ IV, đầu tháng 9/1984. Sau những nghi lễ chính thức ở rạp Huê Tinh, Phường 2, chúng tôi được đi “trại bay”, vô tuốt tận rừng tràm U Minh. Tôi, một chàng trai mới lớn cầm dùi trống cái chỉ huy Đội trống thiếu nhi của Đại hội thiếu nhi, lơ ngơ láo ngáo giữa Cà Mau xa lạ.

Vườn rau sạch của bà chủ nhà hàng

(CMO) “Rau ngoài chợ bán đầy, khi cần đi mua là có, nhưng tại sao tôi lại đầu tư làm hệ thống trồng rau sạch phục vụ nhà hàng, khi mà tính ra, giá thành sản phẩm còn cao hơn mua rau bên ngoài? Tất cả vì muốn bảo vệ sức khoẻ cho khách hàng”, chị phân trần sau những tò mò, thắc mắc của tôi.

Mưu sinh trên dòng kênh Cơi Ba

(CMO) Đã quá trưa ngày đầu tháng 2, ông Phù Tấn Chiến vẫn mặc chiếc quần đùi ướt sũng ngồi trên mũi vỏ composite thở hổn hển sau một hồi xếp lại chồng lú quế để chuẩn bị chuyến bắt cá vào chiều tối nay. Phía bên mé bờ kênh Cơi Ba, người con dâu thứ ba của ông đang loay hoay chắc nước cơm chuẩn bị bữa sáng.

Nghề gác kèo ong

(CMO) Cùng với nghề muối ba khía của vùng nước mặn, nghề gác kèo ong của người dân U Minh vừa được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch công nhận là văn hoá phi vật thể. Hoà với niềm vui chung ấy, người dân càng thêm gắn bó với nghề hơn, bởi đây không chỉ là nghề truyền thống mà còn là nguồn sống đã và đang nuôi sống nhiều thế hệ người dân gắn bó với đồng đất U Minh này.

Giữ lửa nghề rèn

(CMO) Dọc theo mé kênh xáng Minh Hà, mỗi khi mặt trời vừa thức dậy, tiếng mài, tiếng đập chan chát của thợ rèn Hai Ngọc đều đặn vang lên, làm khuấy động nhịp sống bình dị nơi miền quê. Trong căn chòi lá cũ kỹ, đã trải qua 6 lần “thay áo mới", lò rèn Hai Ngọc vẫn tồn tại nơi vùng đất phèn dù trải qua bao năm tháng.

Những người bám rừng

(CMO) “Nghề giữ rừng rất buồn tẻ và thiếu thốn về tinh thần, nhất là ngày tết. Nhưng được làm đúng với ngành mình đã học và vì yêu nghề nên anh em mới bám trụ, gắn bó với rừng”, Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) Vườn Quốc gia U Minh Hạ Nguyễn Văn Liêm tâm tình.

Những chuyến thư “đại hoả tốc”

(CMO) Làm sao có thể nhớ hết những gì đã diễn ra trong những ngày chiến tranh khói lửa, khi mình là người trực tiếp làm giao liên, công việc vô cùng nguy hiểm và gian khổ.

Chỉ một nẻo hướng về…

(CMO) Mấy bận lên TP Hồ Chí Minh để họp mặt đồng hương dịp cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ tình cảm nồng nàn của dân Minh Hải (nay là Cà Mau và Bạc Liêu) đối với quê hương.

Đội biệt động thị xã Cà Mau Gặp người trong cuộc sau hơn 40 năm - Bài cuối: Đội trưởng biệt động giữa đời thường

(CMO) Sau giải phóng, ông Lâm Anh Lữ được phân công giữ chức vụ Thị đội phó Thị đội Cà Mau. Năm 1979, ông được điều sang làm kinh tế. Năm 1994 ông về hưu. 

Đội biệt động thị xã Cà Mau gặp người trong cuộc sau hơn 40 năm- Bài 2: Chuyện ít biết về Hồ Thị Kỷ và gia đình

(CMO) Đội trưởng Lâm Anh Lữ cho biết, Hồ Thị Kỷ không chỉ đánh một vài trận mà có đến hàng chục trận. “Kỷ gan dạ, dũng cảm lắm”, là lời ông nhận xét về người đồng đội, cấp dưới của mình.

Đội biệt động thị xã Cà Mau gặp người trong cuộc sau hơn 40 năm - Bài 1: Chuyện “đánh trong lòng địch”

(CMO) Đội Biệt động thị xã Cà Mau ra đời đầu năm 1968, hoạt động xuyên suốt đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước. Gan dạ, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo…, các chiến sĩ biệt động từng gây tiếng vang lớn bởi những trận đánh táo bạo làm quân thù khiếp sợ.

Mùa gặt

(CMO) Tôi may mắn được lớn lên và tưới mát tâm hồn bên dòng sông quê thanh bình, bên những cánh đồng quanh năm lộng gió. Ký ức tuổi thơ đẹp đẽ trong ngần bởi tiếng chim hót vui trên những đồng lúa vàng óng ánh vào mùa gặt. 

Ký ức vùng len trâu

(CMO) Những ngày cuối năm, tiết trời bắt đầu se lạnh và những cơn mưa bất chợt mang cho chúng ta một chút nhớ nhung về những kỷ niệm đã qua. Trên "con ngựa sắt”, tôi rong ruổi về vùng lúa - tôm của huyện Thới Bình để thực hiện đề tài báo xuân mà Ban Biên tập phân công.