Cuối con đường
22/01/2015
Lần lựa mãi, tôi, Hoàng Văn Một (điện báo viên) và Nguyễn Thanh Vũ (cơ công), mới có chuyến về Ðập Ðá. 30 năm hoà bình, cộng với 10 năm trước đó, tính ra chúng tôi đã xa Ðập Ðá 40 năm chẵn. Dấu vết đã chìm sâu vào biến đổi của thời gian, phải tinh ý lắm mới bắt gặp một vài chi tiết vụn vặt, như cái mương ranh có gốc bình bát già cỗi, cái bàn thờ thông thiên giữa sân được bao bọc bởi chòm bông trang đỏ ối.
Nghị lực vượt khó của người nữ du kích năm xưa
16/01/2015
Tham gia đội du kích xã, làm công tác chuyển thương, sau ngày hoà bình, bà Nguyễn Thị Liễu, cựu chiến binh xã Khánh Thuận, huyện U Minh trở về địa phương bắt tay vào “cuộc chiến” mới, cuộc chiến chống lại đói nghèo. Tại đây bà Liễu có hơn 5 công đất nông nghiệp nhưng việc canh tác lúa của gia đình bà cũng không mấy thuận lợi.
Thầy tiếc cây kim máy hơn những giọt máu
09/01/2015
Cách đây 40 năm, đó là những ngày cuối của năm 1974, tại lớp học của cô Bình ở Bào Dừa, hai chị em của em là Huỳnh Lê và Huỳnh Ðào nhập học. Do vào trường những ngày gần Tết nên khi thầy, cô may đồ Tết cho các bạn, 2 em không có phần vải. Nghe cô Bình bàn với thầy Trung: “Sẽ tận dụng vải bên hông, cắt ống hẹp lại để mót cho Huỳnh Lê, Huỳnh Ðào đứa một cái quần”, em mừng vô cùng! Ðồ Tết của tụi em là một cái quần ni-lông đen.
Có một hội bạn học như thế!
09/01/2015
Ðó cũng là lý do tại sao nơi chót mũi Cà Mau này vẫn lặng lẽ, âm thầm mà cháy bỏng một tình bạn HSMN trong “Hội Cựu học sinh miền Nam Cà Mau”. Những năm sống xa nhà, cút côi ở các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc đã gắn kết chúng tôi lại với nhau như những người con của một gia đình.
Suýt bị kỷ luật vì ham đánh giặc
01/01/2015
Hồi đó đơn vị mình sản xuất vũ khí, nhưng ham đánh giặc lắm. Thấy tụi nó càn quét, hoành hành, gây nhiều tội ác mình rất tức tối. Nhưng nhiệm vụ mình là sản xuất vũ khí thì phải lo làm, đâu được trực tiếp ra chiến trường. Vậy chớ tôi cũng được 1 lần “lén” đi đánh giặc.
Nhà văn Anh Động: Người “chắp cánh”truyện cười bác Ba Phi
01/01/2015
Bác Ba Phi tên thật là Trần Long Phi, sinh năm 1884, tại Đồng Tháp, thời loạn lạc ông chạy về phía rừng U Minh để mưu sinh và mất vào ngày 3/11/1964 trên quê hương thứ 2 này tại ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời. Nơi đây hiện đã trở thành Khu Di tích Nghệ nhân dân gian Trần Long Phi, tức bác Ba Phi. Tên tuổi của ông gắn liền với biết bao giai thoại và trở thành biểu tượng lạc quan, niềm tự hào của vùng đất U Minh.