Ði xem chiếu bóng thời chiến
11/03/2016
Kể từ ngày 5/8/1964, khi đế quốc Mỹ tiến hành ném bom, bắn phá miền Bắc thì chiến tranh chính thức lan rộng ra cả nước. Cuộc sống hoà bình của người dân nhanh chóng được chuyển qua cuộc sống thời chiến. Hệ thống hầm hào trú ẩn như mạng nhện được thiết lập nơi nơi để mọi người có nơi ẩn nấp an toàn khi gặp máy bay Mỹ đánh phá.
Bác sĩ Trần Duy Hưng: Một trí thức hết lòng vì đất nước
25/02/2016
Bác sĩ Trần Duy Hưng sinh ngày 16/1/1912, tại phố Hàng Bông Thợ Nhuộm; quê nội tại thôn Hoè Thị, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội, trong một gia đình trung lưu. Ông học cùng thời với các bác sĩ: Tôn Thất Tùng, Ðặng Văn Ngữ…
Thời kháng chiến, tác phẩm văn học là vũ khí sắc bén
19/02/2016
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, sau tổng khởi nghĩa 1945, tỉnh Bạc Liêu (nay là tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu), lực lượng thông tin, báo chí, văn nghệ, công nhân Nhà in Sao Vàng… đều quy tụ vào đầu mối là Ty Thông tin. Ty Thông tin Bạc Liêu từ khi thành lập đến ngày ký kết Hiệp định Geneva, phần lớn thời gian do ông Huỳnh Ngọc Thái làm Trưởng ty, với không tới 25 cán bộ, công nhân.
Những ngọn đuốc bừng sáng giữa bóng đêm
31/01/2016
Ngày 20/1/2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân (LLVTND) cho các Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau các thời kỳ: Tiền khởi nghĩa trong kháng chiến chống Pháp và trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài phát xít Mỹ - Diệm: Đó là: Trần Văn Thời, Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu (nay là hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu) 1939-1941; Châu Văn Đặng, Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu (nay là hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu) 1953-1955; Trần Văn Bỉnh - Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu (nay là hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu) 1957-1959.
Giữ trọn niềm tin vào Ðảng
15/01/2016
Thực tiễn qua 86 năm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam đã chứng minh vai trò to lớn, trọng đại của Đảng. Đảng ra đời gắn liền với vận mệnh dân tộc, dù con đường đi có lúc quanh co, phức tạp, có lúc phạm khuyết điểm, nhưng với bản lĩnh cách mạng, Đảng ta đã từng bước lãnh đạo vượt qua những khó khăn đó, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đã tạo nên một niềm tin vững chắc của Nhân dân đối với Đảng.
Những “nhà điêu khắc” thầm lặng
08/01/2016
Đến bây giờ, nhiều người vẫn chưa hiểu được hoạt động của một bộ phận “tuyệt đối bí mật” góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Cũng vì nó “quá bí mật” nên sau 40 năm kể từ ngày giải phóng, Viễn thông Cà Mau mới tổ chức sưu tầm và sự thật tuyệt vời về bộ phận này được hiện rõ dần. Chúng tôi gọi họ là những “nhà điêu khắc thầm lặng”, bởi họ đã khắc hoạ vào lịch sử dân tộc những đường nét hào hùng và độc đáo.
Người phụ nữ trung kiên
31/12/2015
Bà Nguyễn Thị Hồng (Nguyễn Thị Mỳ) sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở ấp Cái Rắn, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước. Cha bà là lớp cán bộ tiền bối thời kỳ chống Pháp. Sau Hiệp định Geneva năm 1954, bà được bố trí ở lại miền Nam.
“Cô gái hái bom” kể chuyện đánh giặc
18/12/2015
“Cô gái hái bom” là biệt danh của bà Võ Thị Xuân. Bà Xuân sinh năm 1939, quê quán xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời. Thời kỳ đánh Mỹ, bà lập nên những chiến công lừng lẫy. Ðịa phương nhiều lần viết bản thành tích, bản báo công đề nghị tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (AHLLVTND) cho bà nhưng đều bất thành. Vào năm 2010, tôi được phân công viết bản thành tích, bản báo công để tiếp tục đề nghị tuyên dương danh hiệu anh hùng cho bà.
Anh hùng Quách Văn Phẩm
11/12/2015
Với lịch sử, từ cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ đến nay, chưa lâu lắm. Nhưng với đời người, thì đã lâu. Bà cụ Quách Thị Ðẩu ngồi trước mặt tôi vui vẻ cho biết về người anh trai của cụ, đồng chí Quách Văn Phẩm, nổi tiếng trong cuộc khởi nghĩa năm 1940 mà chúng ta thương tiếc và kính trọng, là Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ Bạc Liêu khi mới 19 tuổi.
Hào khí khởi nghĩa Hòn Khoai và tư tưởng cách mạng Phan Ngọc Hiển: Ngọn đuốc thiêng sáng mãi!
11/12/2015
Tháng 6/1940, Tỉnh uỷ Bạc Liêu (nay là Cà Mau và Bạc Liêu) phân công Phan Ngọc Hiển ra Hòn Khoai hoạt động cách mạng. Công việc đầu tiên của Phan Ngọc Hiển là thâm nhập, giáo dục nội dung cách mạng và nắm bắt tâm tư những gia đình người lao động, các gia đình phụ huynh học sinh. Chỉ trong một thời gian ngắn gặp trực tiếp tên sếp đảo Olivie và hắn cho phép Phan Ngọc Hiển mở lớp dạy học cho con em trên đảo.
Hào khí khởi nghĩa Nam Kỳ vẫn còn vang mãi
10/12/2015
Cách nay 75 năm, trên vùng đất tận cùng phía Nam của Tổ quốc, mặc dù xa sự chỉ đạo của Trung ương, nhưng Đảng bộ Bạc Liêu (trong đó có quận Cà Mau) chấp hành một cách nghiêm túc, triệt để lệnh khởi nghĩa của Trung ương.
Người Bí thư Côn Ðảo đầu tiên
04/12/2015
Chiều xuống, chúng tôi rủ nhau dạo quanh Côn Ðảo, qua những con đường dưới những hàng cây xanh, gió biển mát lạnh, cảm nhận được cuộc sống an bình của người dân Côn Ðảo bây giờ. Bất chợt, nhìn thấy con đường mang tên Hồ Thanh Tòng chạy dài thẳng tắp, tôi dừng lại quan sát và cảm thấy tên đường sao quen quen… Cùng đi, có chị Hồ Thị Thanh Bé, thấy tôi có vẻ suy tư, chị liền nói: “Tên của ba mình đó…”.
Ðại đội 6 anh hùng
19/11/2015
Với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Ðại đội 6 là: chuẩn bị chiến trường như trinh sát địa hình, nắm vị trí bố phòng và quy luật hoạt động của địch, hiệp đồng chiến đấu, phục vụ cho các LLVT đánh địch và độc lập chiến đấu, phá huỷ các mục tiêu quan trọng, các loại phương tiện chiến tranh của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chiến đấu của cấp trên, góp phần làm thất bại các chiến lược, chiến dịch, chiến thuật của địch.
Từ kịch bản phim càng tự hào về “Anh hùng của biển”
13/11/2015
Tôi biết tác giả Tiết Văn Dũng gần 20 năm, khi tác giả viết bài ca vọng cổ Máu chảy ruột mềm để kêu gọi những tấm lòng từ thiện cứu trợ nạn nhân do cơn bão số 5 năm 1997 gây ra. Sau đó, Tiết Văn Dũng viết bản vọng cổ Lãng mạn Cà Mau hưởng ứng cuộc thi do UBND tỉnh Cà Mau phát động vào năm 2000.
Mãi vang vọng một thời hoa lửa
13/11/2015
Nếu bộ đội Phòng không Không quân đánh thắng “giặc trời” bằng sức mạnh tiêm kích của pháo phòng không, bộ đội Bộ binh tiêu diệt địch trên địa hình rừng núi, thì có một đội quân chuyên biệt tiêu diệt địch ở chiến trường sông, biển. Đó là cán bộ chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam - những người được mệnh danh là “rái cá” trên mọi vùng biển đảo của Tổ quốc.
Người Trưởng Tiểu ban Giáo dục huyện Tư Kháng ngày ấy
06/11/2015
Xứ dừa - xã Bình Khánh, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre - là nơi cậu bé Trần Minh Chánh cất tiếng khóc chào đời trong gia đình có truyền thống yêu nước. Sau Hiệp định Genève, chính quyền tay sai Ngô Ðình Diệm ra sức khủng bố những người kháng chiến cũ, gia đình anh vì thế phải "điều lắng" về xã Tân Thuận, để tránh sự khủng bố của giặc.
Những kỹ năng sống thời chiến
30/10/2015
Ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc “chiến tranh phá hoại” bằng không quân, hải quân đối với miền Bắc xã hội chủ nghĩa hòng ngăn chặn sự chi viện sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam.
Một thời về Tư Kháng
23/10/2015
Đầm Dơi ngày nay, suốt thời kháng chiến là huyện Ngọc Hiển, mật danh Tư Kháng. Với tôi, xứ sở này là “vùng đất nhớ”, kỷ niệm lần đầu tiên đặt bước chân về đây từ “mùa hè đỏ lửa” năm 1972…
Ngọn đuốc sống Lê Văn Tám bất diệt
19/10/2015
70 năm trước đây giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp trên chiến trường Nam Bộ bước sang tuần lễ thứ tư, các trận đánh giữa ta và liên quân Anh - Pháp diễn ra ác liệt ở thành phố Sài Gòn, ngày 17/10/1945, từ tỉnh lỵ Mỹ Tho - nơi đóng cơ quan sơ tán của Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ, đã phát đi một mẩu tin chiến sự: “Mỹ-tho, 17.10 - Một chiến sĩ Việt Nam tẩm dầu vào mình, tự làm mồi lửa hy sinh thân mình,chạy vào khodầu Simon Piétri của địch. Lập tức, kho dầu bị bắt lửa. Và lửa đã bốc cháy dữ dội suốt hai ngày đêm”.
Hướng tới kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 20/10: Những kỳ nữ tuyệt vời
15/10/2015
Về Đầm Dơi, sừng sững trước mắt du khách là bức tượng Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân (LLVTND), Nữ kiện tướng chiến hào Dương Thị Cẩm Vân. Sau bức tượng là phù điêu ghi dấu chiến công của “Đội quân tóc dài” từng gây hoang mang, khiếp sợ đối với quân thù trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chiến tích phi thường của những liệt nữ anh hùng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bao thế hệ.
Chị Tám Kiềng
15/10/2015
Người phụ nữ tật nguyền với một chân giả, lặng thầm vui sống với bà con ở đoạn cuối kinh Công Nghiệp - cầu Chữ Y. Tôi biết chị từ thời chiến tranh ác liệt và gọi bằng hai tiếng thân thương “Chế Tám” như cách gọi chị ruột của người Cà Mau, đó là chị Tám Kiềng.
Nhớ Nguyễn Xuân Bắc - người anh đồng nghiệp tài hoa, chân thật, dễ thương
09/10/2015
Vào khoảng giữa năm 1960, tôi làm cán bộ thông tin của xã Trần Thới, huyện Cái Nước. Cơ quan tôi đóng tại nhà má Ba (mẹ chiến sĩ), ấp Kinh Dân Quân, xã Trần Thới. Nhà má Ba là nút giao liên tiếp nhận, rước đưa cán bộ liên tục cả ngày lẫn đêm. Ở đây, tình cờ tôi được một anh cán bộ không quen tặng một tập văn nghệ. Bìa trước tập văn nghệ là bức tranh khắc gỗ một cô gái có suối tóc mượt mà, đôi mắt to sáng, gương mặt ngây thơ, hiền hậu, dễ thương. Ðó là bức tranh minh hoạ nội dung bài biết “Ký ức tuổi thơ” của Nhà văn Bùi Ðức Ái. Càng nhìn bức tranh tôi càng yêu thích, ấn tượng mạnh mẽ. Tôi và nhiều bạn bè hết lời khen ngợi tài năng người hoạ sĩ đã tạo ra nó.
Chị Bảy “Hào Sai”
08/10/2015
Chị là nhân vật chính trong bức ảnh trắng đen ở trang 108 tập sách ảnh tư liệu - nghệ thuật “Quê tôi thời chiến” của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Khánh, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau xuất bản năm 2003.
Nỗi lòng người lính phương xa
01/10/2015
Trong suốt những năm tháng chiến đấu xa quê hương, xa Tổ quốc, những người con của quê hương Minh Hải ngày nào vừa mới đi qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chưa được hưởng trọn niềm vui khi đất nước hoà bình, thống nhất, nhiều đồng chí chưa dám nghĩ đến việc lập gia đình và tạo lập cuộc sống riêng tư, thậm chí chưa có dịp về thăm lại quê hương xứ sở, thăm lại bạn bè.
Người giữ gìn kỷ vật kháng chiến 52 năm
17/09/2015
Năm 1953, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang bước vào giai đoạn quyết liệt nhất trên tất cả các mặt trận. Thực hiện chủ trương của Ðảng và Bác Hồ, miền Nam phải cùng với các chiến trường khác tổ chức đánh mạnh hơn nữa, nhằm thu hút và căng kéo địch ra khỏi các cứ điểm phòng ngự để tiêu diệt, nhằm phục vụ cho ý đồ chiến lược của ta là đập tan tập đoàn cứ điểm Ðiện Biên Phủ của thực dân Pháp.
Nhớ lại một thời làm phát thanh
11/09/2015
Thuở ấy, tôi còn rất trẻ, được bổ sung về Ðài Tiếng nói Nam Bộ để làm công tác xướng ngôn viên. Lúc này đài đóng quân tại Cây Gừa, sâu trong rừng, rất ít nhà dân. Từ Phòng A (Văn phòng Sở) đến Phòng F (Ðài Phát thanh) độ chừng 3 cây số, nhưng tôi cảm thấy xa vì đường khó đi. Lau, sậy, cỏ gai mọc um tùm che khuất hết lối đi, đôi lúc lại đâm vào chân đau điếng.
“Anh hùng của biển”
04/09/2015
Cuộc thi sáng tác văn học - nghệ thuật, phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước giai đoạn 1930-1975, tác giả Tiết Văn Dũng (Cà Mau) với kịch bản phim truyền hình “Anh hùng của biển” được Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam trao giải năm 2015.
Tự hào Ðài Tiếng nói Nam Bộ
04/09/2015
Theo ông Mai Văn Bộ, nguyên Trưởng Ðài TNNB, thực dân Pháp có thể đàn áp các phong trào báo chí, bỏ tù các ký giả yêu nước, đập phá các nhà in nhưng chúng không thể nào kiểm duyệt hay ngăn chặn được tiếng nói của đài phát thanh nước ta, tức tờ báo nói của kháng chiến đến với đồng bào, kể cả vùng bị địch tạm chiếm.
Phát huy hào khí cách mạng mùa Thu lịch sử
28/08/2015
Đã 70 mùa Thu trôi qua, cứ đến những ngày mùa Thu lịch sử thì trong lòng mỗi người Việt Nam đều bồi hồi xúc động.
Âm vang những ngày thu tháng Tám
28/08/2015
Dù đã 70 năm trôi qua nhưng âm ba của những ngày mùa Thu tháng Tám năm 1945 như vẫn còn vang vọng trong tiềm thức biết bao người Việt Nam. Làm thế nào trong khi cả nước chỉ có hơn 5.000 đảng viên mà chúng ta giành được chính quyền từ tay phát xít Nhật? Sức mạnh đoàn kết vô song nào đã giúp dân tộc ta làm nên điều kỳ diệu đó?