ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 28-9-24 08:14:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Báo Cà Mau Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Toàn huyện hiện có khoảng 16 ha nuôi cá kèo, với trên 100 ao nuôi (diện tích bình quân từ 500-1.200 m2), có khoảng 60 hộ nuôi, tập trung nhiều ở các xã Tân Tiến, Tân Ðức, Nguyễn Huân... Ðặc biệt, thời điểm năm 2023, nếu có hộ nuôi trái vụ thì bán được giá rất cao, từ đó thu lợi nhuận lớn, đây là nguyên nhân bà con đầu tư cải tạo và mở rộng thêm diện tích nuôi cá kèo.

Thu hoạch cá kèo tại hộ ông Tô Minh Phong.

Thu hoạch cá kèo tại hộ ông Tô Minh Phong.

Một số hộ nuôi trên địa bàn xã Tân Tiến cho biết, khoảng 1 tháng trở lại đây, người nuôi cá kèo gặp nhiều khó khăn như về nguồn giống, tình trạng bệnh trên cá kèo, gây thiệt hại lớn trong quá trình nuôi.

Ông Liêu Thành Chỉnh, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Thuận Long A, xã Tân Tiến, là một trong những hộ nuôi cá kèo đầu tiên trên địa bàn ấp. Theo lời ông Chỉnh, ông học tập kinh nghiệm nuôi từ bà con, nghiên cứu thêm trên mạng xã hội và nuôi thử nghiệm từ năm 2018, với 2 ao, diện tích 3.200 m2. Những năm đầu nuôi rất thuận lợi, mang lại thu nhập đáng kể cho gia đình, riêng năm 2023 thu gần 7 tấn cá kèo, bán được giá 110-120 ngàn đồng/kg, lãi trên 350 triệu đồng. Năm nay ông mở rộng 3 ao nuôi lại gặp phải khó khăn như trên, khiến thất thoát khoảng 50% sản lượng.

Tại ấp Thuận Long A năm nay có 77 ao nuôi, hầu hết hộ nuôi đều gặp khó khăn ngay từ đầu vụ. "Thứ nhất là do khan hiếm nguồn giống, bà con tự đi tìm giống ở địa bàn Năm Căn, Ngọc Hiển, mua với giá cao (350-400 đồng/con), con giống chưa được qua kiểm dịch nên khi thả nuôi không đạt đầu con, đa số hộ nuôi bị thất thoát con giống ban đầu từ 40-70%. Thứ hai là gặp dịch bệnh trên cá trong quá trình nuôi, phổ biến nhất là bệnh ghẻ lở, cùng với nguồn nước ô nhiễm, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi", ông Chỉnh cho hay.

Cùng với việc hao hụt đầu con từ giống ban đầu, bệnh ghẻ lở gây thất thoát 40-70% lượng cá kèo nuôi của nhiều hộ trên địa bàn huyện Ðầm Dơi.

Cùng với việc hao hụt đầu con từ giống ban đầu, bệnh ghẻ lở gây thất thoát 40-70% lượng cá kèo nuôi của nhiều hộ trên địa bàn huyện Ðầm Dơi.

Thấy bà con trên địa bàn ấp nuôi hiệu quả, năm nay ông Tô Minh Phong, ấp Thuận Long, xã Tân Tiến, học tập kinh nghiệm, cải tạo nuôi 2 ao cá kèo. Ban đầu ông cũng gặp sự cố giống như các hộ nuôi khác về giống và cả dịch bệnh, nhưng may mắn xử lý bệnh ghẻ lở trên cá kịp thời, cá phát triển tốt trở lại. Sau 3 tháng 10 ngày nuôi, ngày 21/9 vừa qua, ông Phong thu hoạch ao cá kèo được 950 kg, loại 51 con/kg, bán giá 115 ngàn đồng/kg và ao còn lại dự kiến sẽ thu trong tháng tới. Nếu với giá như hiện tại, trừ chi phí, ông sẽ lãi khoảng 150 triệu đồng.

Ông Tô Minh Phong đang nỗ lực chăm sóc ao nuôi còn lại, hy vọng sẽ đạt kết quả như mong muốn.

Ông Liêu Thành Chỉnh, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Thuận Long A, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi.

Vụ nuôi cá kèo thường bắt đầu từ tháng 7 âm lịch, mật độ nuôi khoảng 80-100 con/m2, thời gian nuôi từ 3,5-4 tháng. Nếu ao nuôi 1.200-1.600 m2, mật độ nuôi 80-100 con/m2, nuôi đạt hiệu quả và bán với giá 120-130 ngàn đồng/kg thì người nuôi có lãi trên 200 triệu đồng/ao. Theo kinh nghiệm của người nuôi, thường thì vụ nuôi đầu tiên khả năng thành công lớn hơn, bởi môi trường mới, chưa bị ô nhiễm; vấn đề quan trọng quyết định hiệu quả nuôi đó là chất lượng con giống, nguồn nước, kinh nghiệm trong xử lý các dịch bệnh thường gặp trên cá kèo...

Bà Nguyễn Kim Ngưng, Phó trạm Khuyến nông huyện Ðầm Dơi, cho biết, gần đây cá kèo thường gặp nhiều bệnh như đốm trắng, tuột nhớt, bệnh gan, ghẻ... trong đó, phổ biến nhất là bệnh ghẻ, lây lan nhanh và gây thiệt hại lớn cho hộ nuôi. Trước tình hình trên, khuyến cáo bà con trước khi bắt tay vụ nuôi mới nên phơi đầm, cách vụ, có điều kiện thì xới, phơi đáy ao, tạo môi trường mới và thức ăn tự nhiên cho cá. Nên chọn mua con giống lớn từ 5-7 cm, sẽ giúp đạt đầu con, định kỳ 7-10 ngày dùng men vi sinh xử lý đáy ao, ổn định môi trường nước; khi cho cá ăn nên bổ sung thêm vitamin và men tiêu hoá giúp tăng sức đề kháng cho cá; quan sát hằng ngày, khi phát hiện cá biểu hiện bất thường thì xử lý kịp thời.

Bà Nguyễn Kim Ngưng, Phó trạm Khuyến nông huyện Ðầm Dơi.

Loan Phương - Minh Thừa

 

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

“Bà Năm rau mầm” truyền nghề

“Bà Năm rau mầm” là tên gọi quen thuộc mà mọi người dành cho bà Ðoàn Thị Duyên ở Phường 1, TP Cà Mau. Gia đình bà đã có 16 năm thành công với mô hình trồng rau mầm và sản phẩm đã vào được hệ thống siêu thị Co.opmart từ năm 2013.

Ðáp án cho nông nghiệp bền vững

Nhiều năm trở lại đây, ngành nông nghiệp áp dụng cơ giới hoá, công nghệ hoá trên đồng ruộng từ khâu làm đất, gieo sạ, phun xịt thuốc đến thu hoạch..., góp phần giảm sức lao động và chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

Ða cây, đa con, cho thu nhập khá

Hiện nay, việc áp dụng mô hình đa cây, đa con đã góp phần giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Thới Bình tăng nguồn thu nhập cho gia đình từ 150-700 triệu đồng.

Phát huy lợi thế nông sản sạch

Sản xuất nông sản sạch, hữu cơ và đạt những tiêu chuẩn quốc tế, là hướng phát triển được huyện Thới Bình hoạch định. Việc duy trì, thúc đẩy phát triển theo hướng này mở ra vận hội mới cho nông dân, tạo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.

Khơi dậy tính cần cù, yêu lao động

Năm 2011, Huyện uỷ Phú Tân ban hành Nghị quyết chuyên đề số 03 về vận động đảng viên, cán bộ, Nhân dân tận dụng đất trống trồng hoa màu, cây ăn trái tăng thu nhập. Qua 13 năm, nghị quyết đã đi vào cuộc sống một cách thiết thực, trở thành việc làm tự giác của cán bộ và người dân.

Sò huyết - Vật nuôi phù hợp và bền vững

Về ấp Cái Su, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, nghe bà con bàn chuyện nuôi sò huyết trong vuông tôm với vẻ đầy phấn khởi. Nhiều hộ dân tăng thu nhập từ mô hình kinh tế phụ này.

Lan toả ý chí thoát nghèo

Cùng với các chính sách giảm nghèo được thực hiện tốt, điều đáng mừng là ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân ở các địa phương, trong đó có xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.

Xây dựng mô hình nuôi tôm không xả thải

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) đang phát triển mạnh về diện tích và sản lượng. Sự thâm canh hoá trong nuôi tôm ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Chính điều này cũng dẫn đến hàm lượng chất thải cao, làm suy giảm chất lượng nước và lây lan mầm  bệnh vì thiếu an toàn sinh học.