ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 1-10-24 18:30:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khẩn trương thu hoạch lúa hè thu

Báo Cà Mau Sau thời gian ảnh hưởng mưa, bão, những ngày gần đây, tranh thủ lúc có nắng, nông dân vùng ngọt hoá huyện U Minh đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa hè thu, nhằm giảm bớt phần nào thiệt hại.

Bà Trần Hồng Ửng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết: “Vụ lúa hè thu năm nay, nông dân vùng ngọt hoá địa bàn huyện xuống giống trên diện tích 3.280 ha. Thời gian diễn ra bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn huyện mưa lớn kéo dài, làm sập và ngập 88,9 ha lúa của 94 hộ dân; thiệt hại 52,4 ha của 74 hộ dân. Bên cạnh đó, còn nhiều diện tích lúa đang trổ chín bị đổ ngã, nên sau khi có nắng trở lại, nông dân khẩn trương thu hoạch”.

Gia đình ông Nguyễn Văn Trong, Ấp 3, xã Khánh Lâm, vừa thu hoạch xong hơn 1 ha lúa hè thu. Ông Trong chia sẻ: “Vụ này tôi làm giống lúa Hầm trâu. Lúa phát triển khá tốt, nhưng đến cuối vụ thì gặp mưa gió làm sập nhiều quá, tôi cắt sớm hơn so với kế hoạch khoảng 5 ngày, bởi vì lúa đã sập, để vài ngày nữa cũng hư, nếu có mưa sẽ không thu hoạch được, khi đó thiệt hại sẽ nhiều hơn. Cho nên, thu hoạch lúc này tuy lúa có hơi xanh, mất ký, nhưng tính kỹ lại vẫn còn lời hơn so với để thêm vài ngày nữa. Lúa của tôi vụ này bình thường chắc chắn đạt từ 30-35 giạ/công, giờ sập quá, chắc còn được 25 giạ là cùng”.

Dù lúa còn hơi non nhưng ông Nguyễn Văn Trong vẫn quyết định thu hoạch vì sợ mưa trong những ngày tới sẽ làm ảnh hưởng năng suất lúa.

 

Tranh thủ nắng tốt, ông Bùi Văn Dũng, Ấp 3, xã Khánh Lâm, cho máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch 4/6 ha lúa hè thu của gia đình. Do lúa bị sập nhiều nên có nắng là thu hoạch ngay, lúa năm nay đạt năng suất khá, 40 công thu hoạch đạt 35 giạ/công, nếu lúa không sập thì chắc được từ 37-40 giạ/công.

“Mấy ngày nay nắng tốt, có ghe đến thu mua nên ai cũng khẩn trương thu hoạch lúa, vừa để kịp bán cho thương lái, vừa tránh hao hụt khi có mưa. Năm nay giá lúa cũng đang ở mức cao, hiện lúa tươi được thu mua với giá 7.200 đồng/kg. Nghe nói giá lúa còn đang lên, nếu nắng tốt, lúa bà con thu hoạch sạch đẹp sẽ được thu mua với giá từ 7.400-7.500 đồng/kg, với giá lúa và năng suất như thế này thì bà con đảm bảo sẽ có lời”, ông Dũng cho biết thêm.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện U Minh, đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn huyện đã thu hoạch được hơn 1.200 ha lúa hè thu, tập trung ở các xã: Khánh Lâm, Khánh Hội, Nguyễn Phích và Khánh An. Hiện các địa phương đang tích cực huy động tối đa lượng máy gặt đập liên hợp đến địa phương để thu hoạch lúa cho người dân.

Máy gặt đập liên hợp được huy động để thu hoạch lúa.

Máy gặt đập liên hợp được huy động để thu hoạch lúa.

Ông Võ Ngọc Châu, phụ trách khuyến nông xã Khánh Lâm, địa phương sản xuất khoảng 2.300 ha lúa hè thu, cho biết: “Những ngày qua, tôi và các ấp có sản xuất lúa hè thu trên địa bàn xã đã chủ động liên hệ với các chủ máy gặp đập liên hợp đến địa phương để thu hoạch cho người dân, đồng thời cũng bắt mối cho các thương lái đến thu mua lúa, đảm bảo lúa sau khi thu hoạch sẽ được thu mua đạt 100%”.

Với sự vào cuộc của các ngành, các cấp và sự chủ động của người dân, diện tích lúa hè thu trên địa bàn huyện U Minh đang chín sẽ được thu hoạch trong thời gian sớm nhất, nhằm giảm phần nào thiệt hại do mưa gió gây ra, bảo vệ năng suất, hiệu quả vụ mùa. Ngay sau khi thu hoạch xong vụ lúa hè thu, nông dân cải tạo đất để sản xuất vụ lúa đông xuân./.

 

Trần Thể

 

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

“Bà Năm rau mầm” truyền nghề

“Bà Năm rau mầm” là tên gọi quen thuộc mà mọi người dành cho bà Ðoàn Thị Duyên ở Phường 1, TP Cà Mau. Gia đình bà đã có 16 năm thành công với mô hình trồng rau mầm và sản phẩm đã vào được hệ thống siêu thị Co.opmart từ năm 2013.

Ðáp án cho nông nghiệp bền vững

Nhiều năm trở lại đây, ngành nông nghiệp áp dụng cơ giới hoá, công nghệ hoá trên đồng ruộng từ khâu làm đất, gieo sạ, phun xịt thuốc đến thu hoạch..., góp phần giảm sức lao động và chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

Ða cây, đa con, cho thu nhập khá

Hiện nay, việc áp dụng mô hình đa cây, đa con đã góp phần giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Thới Bình tăng nguồn thu nhập cho gia đình từ 150-700 triệu đồng.

Phát huy lợi thế nông sản sạch

Sản xuất nông sản sạch, hữu cơ và đạt những tiêu chuẩn quốc tế, là hướng phát triển được huyện Thới Bình hoạch định. Việc duy trì, thúc đẩy phát triển theo hướng này mở ra vận hội mới cho nông dân, tạo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.

Khơi dậy tính cần cù, yêu lao động

Năm 2011, Huyện uỷ Phú Tân ban hành Nghị quyết chuyên đề số 03 về vận động đảng viên, cán bộ, Nhân dân tận dụng đất trống trồng hoa màu, cây ăn trái tăng thu nhập. Qua 13 năm, nghị quyết đã đi vào cuộc sống một cách thiết thực, trở thành việc làm tự giác của cán bộ và người dân.

Sò huyết - Vật nuôi phù hợp và bền vững

Về ấp Cái Su, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, nghe bà con bàn chuyện nuôi sò huyết trong vuông tôm với vẻ đầy phấn khởi. Nhiều hộ dân tăng thu nhập từ mô hình kinh tế phụ này.

Lan toả ý chí thoát nghèo

Cùng với các chính sách giảm nghèo được thực hiện tốt, điều đáng mừng là ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân ở các địa phương, trong đó có xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.

Xây dựng mô hình nuôi tôm không xả thải

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) đang phát triển mạnh về diện tích và sản lượng. Sự thâm canh hoá trong nuôi tôm ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Chính điều này cũng dẫn đến hàm lượng chất thải cao, làm suy giảm chất lượng nước và lây lan mầm  bệnh vì thiếu an toàn sinh học.