Khi nông dân biết nắm bắt kỹ thuật, thị trường
12/03/2015
Nhiều năm là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, ông Nguyễn Văn Phận, ấp Vịnh Gốc, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước đã tiếp thu, ứng dụng kỹ thuật nuôi cá bống tượng, cá chình cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Ngoài ra, ông Phận còn áp dụng công nghệ phun nước tự động vào việc trồng rau má trên đất vườn tạp. Nhờ thế, vườn rau má 100 m2 thu nhập từ 500.000-700.000 đồng/tháng, nay tăng 300 m2, thu nhập trung bình 7 triệu đồng/tháng.
Chị Dư Mỹ Hạnh: Làm giàu nhờ rau màu
12/02/2015
Đến ấp Nhà Máy A, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời hỏi thăm gia đình chị Dư Mỹ Hạnh, ai cũng rành. Hơn 30 năm qua, gia đình chị luôn tiên phong với mô hình trồng màu, nuôi cá đồng và chị trở thành tấm gương đầy nghị lực vượt qua mọi khó khăn, vất vả, nuôi dạy các con trưởng thành.
Luân canh lúa – màu: Hướng đi bền vững
05/02/2015
Những năm qua, luân canh lúa - màu mang lại hiệu quả rất lớn cho bà con nông dân, phá thế độc canh cây lúa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, giúp cải tạo, chống suy thoái, bạc màu đất đai, đa dạng hoá nông sản phục vụ thị trường. Đặc biệt, mô hình góp phần tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích, bình quân 50-70 triệu đồng/ha/năm, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong vùng.
Trồng dưa hấu trên bờ vuông
29/01/2015
Ngay từ khi Nghị quyết 03 của Huyện uỷ Phú Tân được triển khai, Nhân dân ấp Hưng Hiệp, xã Tân Hưng Tây đã tích cực trồng rau màu trên sân vườn, đất trống, bờ bao vuông tôm để cải thiện bữa ăn gia đình và tăng thu nhập. Tiêu biểu trong phong trào này là hộ bà Phan Thị No và bà Phan Thị Phơ. Hai bà không chỉ trồng các loại rau màu theo thời vụ mà còn trồng dưa hấu trên bờ bao vuông tôm. Mô hình này đã mang lại hiệu quả, giúp gia đình đón những mùa xuân sung túc.
Khô bổi vào mùa Tết
29/01/2015
Huyện Trần Văn Thời là địa phương nuôi cá bổi nhiều nhất trong tỉnh, tập trung ở các xã: Khánh Hưng, Trần Hợi, Khánh Bình Tây và thị trấn Trần Văn Thời. Nghề làm khô bổi và sản phẩm cá khô bổi từ lâu đã trở thành đặc sản của địa phương. Hiện các cơ sở chế biến khô đang nhộn nhịp sản xuất cung cấp cho thị trường Tết.
Đồng hành cùng nhà nông
08/01/2015
Là những cán bộ kỹ sư có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, cán bộ khuyến nông - khuyến ngư là người bạn đồng hành của nông dân. Nhờ những người bạn này mà năng suất trên các mô hình sản xuất không ngừng tăng lên.
Tiến tới nền nông nghiệp bền vững
01/01/2015
Năm 2014, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thời tiết bất lợi, dịch bệnh, giá cả biến động, nhưng ngành nông nghiệp vẫn duy trì sự phát triển. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất tiếp tục được đẩy mạnh. Giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 8.819 tỷ đồng, tăng 6,9% so với năm 2013. Cơ cấu kinh tế ngư, nông, lâm nghiệp chiếm 36,5% tổng GDP của tỉnh.
Thận trọng khi phát triển diện tích trồng gừng
01/01/2015
Tại huyện Thới Bình, do giá giảm thấp khiến không ít diện tích mía sau khi thu hoạch đã được chuyển sang các loại cây trồng, vật nuôi khác, trong đó đang chiếm ưu thế là gừng. Sự phát triển diện tích trồng gừng ồ ạt do giá thành tăng cao đang khiến các ngành chức năng không khỏi lo ngại cho tương lai của gừng.
Nghề làm tôm khô Cà Mau
31/03/2023
(CMO) Mới đây, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch vừa gửi hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch để công nhận Nghề làm tôm khô Cà Mau là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Giúp tôm Cà Mau vươn tầm
02/02/2023
(CMO) Năm 2022 là năm thứ 3 liên tiếp kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau vượt mốc 1 tỷ USD. UBND tỉnh đã giao Sở NN&PTNT phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu tổ chức Festival Tôm tại Cà Mau, dự kiến thực hiện trong năm 2023. Đây được xem là cơ hội giới thiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm thuỷ sản của Cà Mau; các quy trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm... nhằm góp phần kết nối giao thương trong nước và xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản. Hiện ngành nông nghiệp đang triển khai nhiều giải pháp đối với ngành xuất khẩu thuỷ sản để chào mừng ngày hội lớn của con tôm Cà Mau sắp tới.
Giãn vụ để giảm thiệt hại
03/04/2023
(CMO) Theo thông tin từ ngành chức năng, vào cuối năm 2022, rải rác một vài địa phương trên địa bàn huyện Năm Căn đã xảy ra tình trạng cua chết. Sau đó lan rộng, đến thời điểm này tại tất cả các xã, thị trấn của huyện đều xảy ra tình trạng cua chết, ảnh hưởng thu nhập của người nuôi. Những biểu hiện, triệu chứng trên con cua cũng giống như những năm trước, được ngành chức năng xác định là nhiễm ký sinh trùng giáp xác chân tơ.
Gỡ khó để quản lý rừng bền vững
29/03/2023
(CMO) Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Cà Mau hiện có 143.613 ha. Những năm gần đây, thực trạng mất rừng do tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, cùng với tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng còn diễn ra đã làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng. Từ thực tế này, việc xây dựng phương án quản lý rừng bền vững là nhiệm vụ trọng tâm và mang tính cấp thiết nhằm chủ động xây dựng chiến lược, hướng mục tiêu khôi phục lại hiện trạng đai rừng phòng hộ, cũng như đảm bảo hài hoà giữa khai thác và trồng mới…
Tạo sức cạnh tranh từ sản phẩm OCOP
16/03/2023
(CMO) Thời gian qua, với lợi thế về nguồn tôm nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất, HTX trên địa bàn huyện Ngọc Hiển mạnh dạn phát triển đa dạng sản phẩm đặc sản của địa phương, nỗ lực đưa sản phẩm truyền thống đạt 3 sao và hướng đến nâng lên 4 sao, nhằm nâng tầm giá trị, tăng thu nhập cho người dân nông thôn.
Người nuôi sò huyết gặp khó
16/03/2023
(CMO) Những năm gần đây, mô hình nuôi sò thương phẩm trong vuông tôm đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi. Tại xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, mô hình này ngày càng được nhân rộng. Tuy nhiên, hiện nay bà con nuôi sò huyết gặp khó khi vuông nuôi liên tục xuất hiện rong.
Vì nghề biển của thế hệ sau
06/03/2023
(CMO) Không chỉ để tháo gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" của Uỷ ban châu Âu (EC), việc triển khai các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) còn được tỉnh xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, vừa mang tính cấp bách, vừa thường xuyên, lâu dài vì nghề biển phát triển bền vững và nguồn tài nguyên biển cho tương lai.
Xử lý rác thải trong nuôi tôm
02/03/2023
(CMO) Những năm gần đây, nghề nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản phát triển mạnh, kim ngạch xuất khẩu hàng năm mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho nền kinh tế địa phương và nguồn thu nhập lớn cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh sự phấn khởi đó, vấn đề rác thải nhựa trong ngành nuôi trồng và chế biến thuỷ sản đang là điều đáng quan tâm. Hiện nay, rác thải nhựa đang trở thành vấn nạn, ngày càng ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường, tác hại đến các sinh vật biển và đại dương.
Phát triển bền vững kinh tế thuỷ sản
02/03/2023
(CMO) Thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy thế mạnh này, tỉnh đã và đang nỗ lực thực hiện mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành địa phương phát triển mạnh về biển, nhất là kinh tế thuỷ sản.
Thuỷ sản tươi Cà Mau đã đi nhanh, đi xa
28/02/2023
(CMO) Cua, tôm nói riêng và các loại thuỷ hải sản nói chung vốn là đặc sản, cũng là thương hiệu của tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, vì là hàng tươi sống nên việc vận chuyển nhanh đến các tỉnh, thành khác trước nay luôn gặp khó. Từ tháng 9/2022, dịch vụ chuyển phát hàng lạnh của Viettel ra mắt đã góp phần tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận và thưởng thức đặc sản tươi sống của Cà Mau, đặc biệt là con cua.
Giám sát chặt chẽ tàu cá trên biển
23/02/2023
(CMO) Nhằm tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), thời gian qua, bằng nhiều biện pháp, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau đã phối hợp với các đơn vị: Vùng 5 Hải quân, Vùng Cảnh sát biển 4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Công an tỉnh và các huyện ven biển triển khai đồng bộ các biện pháp, từ đó tạo chuyển biến tích cực, không chỉ nhằm mục đích gỡ “Thẻ vàng” của Uỷ ban châu Âu, mà còn hướng tới mục tiêu khai thác thuỷ sản bền vững.
Hội quán Ðồng Tiến - Nơi chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm
23/02/2023
(CMO) Nhằm tạo sự đồng thuận, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân thành lập Hội quán Ðồng Tiến (Hội quán). Ðây là bước chuyển mình khá mới mẻ trong tập hợp sức mạnh đoàn kết của người nuôi tôm công nghiệp, từng bước tạo động lực, định hình hướng đi đúng, chia sẻ cách làm hay trong nuôi tôm công nghiệp mang đến niềm vui chung cho người dân tại địa phương.
Chuẩn bị tốt cho vụ lúa hè thu
20/03/2023
(CMO) Ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cho biết, để chủ động mùa vụ sản xuất lúa hè thu, hạn chế rủi ro diễn biến thời tiết và dịch bệnh trên lúa, sở vừa thông báo hướng dẫn lịch thời vụ xuống giống và cơ cấu giống lúa cho vụ hè thu năm 2023.
Quyết tâm khắc phục “thẻ vàng”
20/02/2023
(CMO) Ngày 8/2 vừa qua, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức họp rà soát, triển khai các nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn tỉnh, nhằm nắm lại tình hình và bàn giải pháp thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về chống khai thác IUU trong thời gian tới. Tại đây, phóng viên Báo Cà Mau có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh, kiêm Trưởng ban Chỉ đạo tỉnh về chống khai thác IUU (Ban Chỉ đạo), về những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm mà Cà Mau đã, đang và sẽ triển khai trong thời gian tới nhằm khắc phục “thẻ vàng”.
Bắt tay vào vụ mới
31/01/2023
(CMO) Ngay sau Tết, nông dân trong huyện U Minh khẩn trương bắt tay vào sản xuất vụ mùa năm mới với hy vọng bội thu.
Trồng bồn bồn trên đất lâm phần
11/01/2023
(CMO) Ngày trước, khi nhắc đến cây bồn bồn và sản phẩm dưa bồn bồn, một trong những đặc sản của Cà Mau, người ta thường nghĩ đến huyện Cái Nước. Tuy nhiên, cây bồn bồn hiện đã bén rễ và phát triển tươi tốt trên vùng đất lâm phần xã Khánh An, huyện U Minh, tạo sinh kế cho nhiều hộ gia đình.
Ao nổi nuôi tôm công nghệ cao
27/12/2022
(CMO) Ngày 27/12, Trung tâm Khuyến công tỉnh tổ chức Hội nghị giới thiệu mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất thiết bị xây dựng ao nổi nuôi tôm công nghệ cao.
Chủ động bảo vệ vụ mùa
02/01/2023
(CMO) Huyện Trần Văn Thời có hệ sinh thái đa dạng, với nhiều mô hình sản xuất ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, là địa phương ven biển, chịu sự tác động mạnh từ các hiện tượng bất thường của thiên tai, thời tiết nên thời gian qua các ngành liên quan và Nhân dân vừa sản xuất, vừa chủ động ứng phó thiên tai.
Triển vọng từ tôm sinh thái
22/12/2022
(CMO) Bên cạnh hiệu quả của việc phát triển nuôi thuỷ sản theo hướng đa dạng hoá đối tượng và phương thức nuôi như: cải tiến quy trình nuôi tôm thâm canh, phát triển mô hình nuôi ứng dụng công nghệ cao; hoàn thiện kỹ thuật các hình thức nuôi kết hợp, nuôi xen canh, nuôi luân canh đem lại giá trị kinh tế cao và bền vững, thì việc tận dụng diện tích mặt nước dưới tán rừng để phát triển tôm sinh thái đang là nguồn tài nguyên hấp dẫn của bà con và doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản.
Hy vọng mùa cải tùa xại
22/12/2022
(CMO) Ðến thời điểm này, nhiều hộ trồng cải tùa xại phục vụ người tiêu dùng làm dưa trong dịp Tết ở xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời đã xuống giống dứt điểm. Hiện tại, bà con đang tập trung chăm sóc, dự kiến từ ngày 20-25 tháng Chạp sẽ thu hoạch đồng loạt.
Nuôi vỗ cua mẹ cho thu nhập khá
19/12/2022
(CMO) Phát huy lợi thế đặc trưng của địa phương, những năm qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Năm Căn đã thực hiện thành công mô hình nuôi vỗ cua mẹ (hay còn gọi là sản xuất cua mẹ ốp trứng), mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Rừng gọi
17/12/2022
(CMO) Cà Mau, được mẹ thiên nhiên ban tặng hệ thống rừng ngập mặn trải dài qua 6 huyện ven biển và rộng hơn 60.000 ha. Muôn đời nay, con người luôn gắn bó với rừng. Trong mưa bom, bão đạn, rừng chở che bao đoàn quân cách mạng, bao chuyến tàu chở vũ khí. Hoà bình về, rừng tiếp tục toả bóng, giúp người dân an cư, sản xuất.