ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 24-12-24 10:39:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng thu nhập từ làm giá đỗ truyền thống

Báo Cà Mau Đã qua, việc một số người lạm dụng hoá chất để làm giá đỗ khiến người tiêu dùng hết sức hoang mang khi không biết có mua phải sản phẩm có hại này không. Thế nhưng, đối với anh Lê Nguyễn Hùng Cường, 37 tuổi, ấp Ba Dinh, xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau, nhờ cách làm giá sạch truyền thống mà sản phẩm giá của anh đã giữ uy tín suốt gần 10 năm qua.

Các công đoạn làm giá đõ truyền thống của anh Lê Nguyễn Hùng Cường ấp Ba Dinh, xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau

Mỗi thùng, anh Cường ủ 1,4 kg đậu xanh (loại chuyên dùng làm giá).

Mỗi thùng, anh Cường ủ 1,4 kg đậu xanh (loại chuyên dùng làm giá).

Trước đây, anh Cường có thời gian phụ giúp nghề làm giá cho người thân ở TP Hồ Chí Minh. Nhận thấy thị trường có nhu cầu lớn, anh quyết định khởi nghiệp tại quê nhà từ năm 2015. Theo anh chia sẻ, có thể dùng khạp hoặc thùng nhựa khoảng 20 lít để sản xuất giá đỗ; sau khi ủ đậu, cứ cách 4 tiếng cho giá "uống" nước, qua 4 đêm là có thể thu hoạch. Toàn bộ quy trình đảm bảo an toàn, chất lượng.

Sau khi cho đậu xanh vào thùng, dùng lưới đậy kín, gài kẽm chặt lại để đậu không rơi ra ngoài.

 

Cứ cách 4 tiếng cho giá "uống" nước; qua 4 đêm là có thể thu hoạch.

Cứ cách 4 tiếng cho giá "uống" nước; qua 4 đêm là có thể thu hoạch.

Hiện mỗi ngày anh Cường xuất bán từ 200-300 kg giá, mùa cao điểm, dịp Tết lên đến 500 kg, giá bán từ 7-8 ngàn đồng/kg.

Hiện mỗi ngày anh Cường xuất bán từ 200-300 kg, mùa cao điểm, dịp Tết lên đến 500 kg, giá từ 7-8 ngàn đồng/kg.Hiện mỗi ngày anh Cường xuất bán từ 200-300 kg, mùa cao điểm, dịp Tết lên đến 500 kg, giá từ 7-8 ngàn đồng/kg.

 

Giá được cho lên máy sàng làm sạch vỏ đậu và bớt rễ.

Ông Nguyễn Thanh Tòng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ðịnh Bình, cho biết, nghề làm giá truyền thống của gia đình anh Lê Nguyễn Hùng Cường được xem là mô hình kinh tế điển hình của xã, giúp gia đình có thu nhập ổn định, trở thành hộ khá giả ở địa phương. Hơn thế, tuy trẻ tuổi nhưng anh Cường luôn tích cực xây dựng sản phẩm sạch, hướng đến an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng./.

 

Mộng Thường

 

Qua vùng tôm - lúa

Những ngày này, về với vùng đất Thới Bình, trên đồng, ngoài rẫy đều rộn rã niềm vui ngày mùa. Tiếng máy thu hoạch tôm càng, máy suốt lúa, tiếng gọi nhau í ới của nông dân làm cho bức tranh quê thêm bừng sáng, sinh động.

Ðảng viên điển hình phát triển kinh tế

Gia đình ông Trần Quốc Hưng, 49 tuổi, đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ là điển hình trong phát triển kinh tế từ trồng hoa màu theo Nghị quyết số 03 của Huyện uỷ Phú Tân về việc "Phát động cán bộ, đảng viên và Nhân dân tận dụng sân, vườn, bờ liếp và bờ bao vuông tôm để trồng cây trái, hoa màu tăng thu nhập”.

Chăm chút vụ dưa

Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đang tất bật chăm sóc ruộng dưa hấu để kịp cung ứng cho thị trường Tết. Xã Lý Văn Lâm được mệnh danh là "thủ phủ" dưa hấu trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị phục vụ thị trường Tết năm nay, nông dân trong xã trồng hơn 80 ha dưa hấu, bắt đầu xuống giống vào khoảng đầu tháng 10 âm lịch. Thời điểm đầu, thời tiết khá thuận lợi, cây phát triển tốt. Tuy nhiên, những ngày qua do mưa nhiều và không khí lạnh, nông dân phải tập trung thoát nước, tránh ngập úng và phòng bệnh cho dưa hấu.

Tâm huyết với nghề làm bánh phồng

Có hơn 20 năm gắn bó với công việc chế biến và kinh doanh bánh phồng tôm, hộ bà Dương Thị Quyết (Ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong quá trình chế biến, để đưa nhiều sản phẩm chất lượng đến với khách hàng.

Mùa gặt thuê trên đất lúa – tôm

Thời điểm này, các cánh đồng lúa trên đất nuôi tôm ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, đang vào mùa chín rộ, người dân tranh thủ thuê nhân công gặt lúa. Ðây là dịp để những người gặt lúa thuê bắt đầu công việc mưu sinh theo thời vụ, có thêm thu nhập.

Thay đổi tư duy sản xuất

Huyện Năm Căn có thế mạnh nuôi thuỷ sản, tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều hộ dân trên địa bàn nuôi tôm quảng canh truyền thống, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật còn hạn chế; cùng với đó, loại hình nuôi này đang chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nên năng suất không cao. Nhằm từng bước thay đổi phương thức sản xuất cho người dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn, UBND xã Ðất Mới tổ chức lớp học hiện trường ứng dụng công nghệ vi sinh trong nuôi tôm sú quảng cảnh cải tiến (QCCT).

Khô cá bổi vào vụ Tết

Thời điểm này, tại làng nghề làm khô cá bổi ở ấp Ðá Bạc A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời nhộn nhịp không khí sản xuất phục vụ thị trường tết Nguyên đán.

Bài cuối: “Chìa khóa” đưa Cà Mau vươn xa

Cà Mau là tỉnh duy nhất của nước ta có 3 mặt giáp biển với chiều dài bờ biển 254 km; gần 300.000 ha nuôi thuỷ sản; diện tích tự nhiên chiếm 13,15% và rừng ngập mặn chiếm 77% diện tích vùng ĐBSCL... Với tiềm năng, lợi thế đặc biệt này, nếu được phát huy tối đa sẽ là “chìa khoá” mở cánh cửa đưa Cà Mau vươn nhanh và xa hơn trong tương lai.

Bài 2: Khởi nghiệp xanh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có nhiều mô hình sản xuất áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chủ nhân của các mô hình có thể là doanh nghiệp, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, tri thức hay nông dân chân đất… Tất cả đã bắt nhịp được xu hướng khởi nghiệp xanh - hướng phát triển bền vững trong tương lai.

Phát triển kinh tế xanh: Hướng đi chắc bền cho người dân Cà Mau

Nhờ được thiên nhiên ưu đãi về rừng, về biển, tỉnh Cà Mau là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để triển khai các mô hình kinh tế xanh. Thời gian qua, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã và đang đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp thực hiện “cuộc cách mạng” phát triển kinh tế xanh, như: năng lượng tái tạo; khuyến khích các mô hình sản xuất nông nghiệp giảm phát thải, thân thiện với môi trường như mô hình tôm - lúa, tôm rừng… bước đầu đã mang lại hiệu quả.