ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 12-6-24 01:38:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sức sống xanh cho Cà Mau thêm xanh

Báo Cà Mau Ngày 3/1/2024, Trung ương Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh công bố Công trình "Sức sống xanh - Vì Cà Mau xanh" được bình chọn là công trình thanh niên tiêu biểu toàn quốc năm 2023 (trong 11 công trình tiêu biểu khác của toàn quốc). Theo đó, trong năm 2023, Tỉnh đoàn Cà Mau đã tổ chức trồng, chăm sóc hơn 925 ngàn cây xanh, với tổng trị giá gần 4 tỷ đồng, có hơn 19.600 lượt đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, người dân tham gia.

Hưởng ứng lời kêu gọi trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch của Ban Bí thư Trung ương Ðoàn về triển khai Chương trình “Vì một Việt Nam xanh” giai đoạn 2021-2025, Chương trình “Sức sống xanh - Vì Cà Mau xanh” được Tỉnh đoàn Cà Mau triển khai thực hiện, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của cán bộ Ðoàn, đoàn viên, thanh thiếu nhi và người dân trong tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh. Ðây là hoạt động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững đất nước. Theo Nghị quyết của Ðại hội Ðoàn tỉnh Cà Mau đề ra, các cấp bộ đoàn trên địa bàn tỉnh trồng mới và chăm sóc đạt 1,5 triệu cây xanh giai đoạn 2022-2027; phấn đấu mỗi cán bộ Ðoàn, đoàn viên, thanh thiếu nhi trồng ít nhất 1 cây xanh mỗi năm.

Đoàn viên, thanh niên tham gia trồng tràm tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, hưởng ứng Chương trình “Sức sống xanh - Vì Cà Mau xanh”.

Ðể đạt kế hoạch đề ra, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã triển khai thực hiện bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên, sinh viên, học sinh và người dân tham gia. Ðồng thời, trước khi thực hiện trồng, các đơn vị lựa chọn kỹ về loại cây trồng cho từng địa điểm, đảm bảo tiêu chuẩn cây giống chất lượng tốt, có giá trị nhiều mặt; trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ cây phải cụ thể, hiệu quả, đi đôi với cơ chế hưởng lợi. Các hoạt động trồng cây ứng phó với biến đổi khí hậu phải đảm bảo hiệu quả, thiết thực, không phô trương, hình thức, gây lãng phí. 

Sau thời gian phát động, Chương trình “Sức sống xanh - Vì Cà Mau xanh” đã mang lại kết quả bước đầu đáng ghi nhận.

Anh Phan Văn Tý, Phó chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam tỉnh Cà Mau, cho biết: “Thông qua chương trình này nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về mục đích, ý nghĩa của việc trồng cây, góp phần làm giảm nhẹ thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh thiếu nhi và người dân trong việc trồng cây xanh bảo vệ môi trường, góp phần từng bước nâng cao chất lượng, tỷ lệ che phủ của rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Từ kết quả đạt được trong năm 2023, năm 2024 Tỉnh đoàn Cà Mau tiếp tục tổ chức trồng cây chống sạt lở, trồng mới cây xanh. Phấn đấu thực hiện trồng mới và chăm sóc ít nhất 800 ngàn cây xanh, trồng cây chống sạt lở 4.200 km; 100% ấp, khóm đảm nhận, đăng ký thực hiện trồng ít nhất 5 km cây xanh phòng, chống sạt lở bờ sông trên địa bàn; 100% đoàn cấp xã, phường, thị trấn duy trì hoặc nhân rộng hiệu quả mô hình “Vườn ươm cây xanh”.

Theo kế hoạch thực hiện Chương trình “Sức sống xanh - Vì Cà Mau xanh”, trong năm 2024 thực hiện trồng mới và chăm sóc ít nhất 800 ngàn cây xanh, trồng cây chống sạt lở 4.200 km.

Anh Phan Văn Tý cho biết thêm: “Ðể đạt được chỉ tiêu đề ra, Tỉnh đoàn Cà Mau phát động rộng khắp đến các cấp bộ đoàn trong tỉnh triển khai thực hiện các hoạt động trồng cây, trồng rừng ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với thực hiện nhiệm vụ của từng địa phương, đơn vị. Cao điểm thực hiện là trong Tháng Thanh niên, Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, tổ chức ra quân đồng loạt các “Ngày Chủ nhật xanh” và “Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới”. Các hoạt động tập trung vào xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, văn minh; đặc biệt là khảo sát hiện trạng trên địa bàn các xã, nơi có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thường xuyên ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều, nền đất yếu và tác động của các loại phương tiện giao thông thuỷ, bị sụt lún, sạt lở đất; đảm nhận thực hiện làm bờ kè, trồng cây giữ đất, chống sạt lở ven sông. Tuỳ vào điều kiện địa lý ở mỗi địa phương để xác định loại cây trồng phù hợp cho vùng đất ngập mặn, ngập lợ để giữ đất”.

Ðoàn viên, thanh niên xã Tân Dân, huyện Ðầm Dơi trồng cây chống sạt lở trên các tuyến kênh thuộc ấp Nam Chánh.

Riêng trong Tháng Thanh niên năm nay, Tỉnh đoàn Cà Mau đã vận động kinh phí từ Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau hỗ trợ 38 ngàn cây xanh, tổng trị giá hơn 3 tỷ đồng, hỗ trợ các huyện: Thới Bình, Trần Văn Thời, Cái Nước, Ngọc Hiển, mỗi đơn vị 5 ngàn cây; huyện U Minh và TP Cà Mau, mỗi đơn vị 9 ngàn cây. Thực hiện chỉ tiêu có ít nhất 100 ngàn cây xanh được đoàn viên, thanh niên tham gia trồng mới theo Chương trình “Sức sống xanh - Vì Cà Mau xanh”, tổng cộng trồng được 140.480 cây, đạt 140,5%./.

 

Quỳnh Anh

 

Bàn giải pháp phát huy hiệu quả dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật” tại tỉnh

Chiều 7/6, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau phối hợp với Ban Quản lý dự án và Tổ giúp việc Ban Quản lý dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật” tại tỉnh Cà Mau (gọi tắt là dự án DIRECT) tổ chức cuộc họp đánh giá hoạt động đã triển khai đến ngày 31/5/2024.

Thực hành nghề di sản

Nghề gác kèo ong mật ở xứ rừng U Minh Hạ có từ lâu đời, đến nay vẫn tồn tại và phát triển. Với giá trị tiêu biểu, nghề gác kèo ong được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản Văn hoá phi vật thể Quốc gia (theo Quyết định số 4613/QÐ-BVHTTDL ngày 20/12/2019), tạo thêm động lực cho người dân gắn bó với nghề, phát triển nghề bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế rừng U Minh Hạ.

Diện mạo mới ở xã Phong Ðiền

Thời gian qua, được sự quan tâm của Huyện uỷ, UBND huyện Trần Văn Thời, sự giúp đỡ của các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân, cùng sự quyết tâm của Ðảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận của Nhân dân trong việc xây dựng NTM, diện mạo xã Phong Ðiền có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng lên.

Xót thương bé gái 2 lần phẫu thuật ung thư buồng trứng

Đó là hoàn cảnh của em Hồ An Phúc (13 tuổi), con gái út của anh Hồ Chí Nam (41 tuổi) và chị Trần Thị Ngỡi (33 tuổi), ngụ Ấp 16, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh. An Phúc đã trải qua 2 lần phẫu thuật cắt bướu buồng trứng, hiện em đang tiếp tục được xạ trị ở Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh. Nhà nghèo lại phải lo trị bệnh hiểm nghèo cho con nên gia đình hiện đang kiệt quệ, rất cần sự quan tâm giúp đỡ của mọi người.

Thành phố Cà Mau nỗ lực hoàn thiện tiêu chí đô thị loại I

Sau gần 15 năm được công nhận là đô thị loại II, TP Cà Mau đã vượt qua những khó khăn ban đầu, không gian đô thị được quy hoạch mở rộng gắn với chỉnh trang, nâng cấp, làm cho diện mạo thành phố thay đổi về nhiều mặt. Theo chủ trương của Tỉnh uỷ, phấn đấu đến năm 2025, TP Cà Mau được công nhận đô thị loại I.

Sôi nổi Trại hè thiếu nhi

Qua 1 ngày diễn ra, Trại hè thiếu nhi tỉnh Cà Mau năm 2024 do Hội đồng Đội tỉnh tổ chức đã kết thúc thành công tốt đẹp vào tối 5/6, tại Nhà thiếu nhi tỉnh.

Ngôi trường của niềm tin và khát vọng

“Năm học 2023-2024, Trường THPT Cà Mau đạt 42 giải trong kỳ thi học sinh giỏi (HSG) cấp tỉnh lớp 10, 11 (chỉ sau Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, THPT Ðầm Dơi và THPT Cái Nước); tại Hội khoẻ Phù Ðổng, nhà trường đoạt giải Nhất toàn đoàn khối THPT với 40 huy chương; đạt 3 giải trong kỳ thi nghiên cứu khoa học - kỹ thuật cấp tỉnh”, thầy Võ Thanh Hùng, Hiệu trưởng nhà trường, thông tin đầy phấn khởi, bởi đây chính là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của các thế hệ thầy và trò trong suốt hơn 33 năm qua.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương ngành thuế

Ðược giao nhiệm vụ thực hiện 4/10 chỉ số thành phần của Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), năm qua, ngành thuế quyết liệt thực hiện các chỉ số này và đến nay đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhiều chỉ số tăng điểm, vượt hạng, song vẫn còn vài chỉ tiêu chuyển biến chưa tích cực, cần được cải thiện.

Ngành ngân hàng lan toả văn hoá đọc

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, việc tiếp cận tri thức trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến con người xao nhãng, sa đà vào những thông tin vô bổ và mất đi thói quen đọc sách. Nhận thức được vấn đề này, nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã chung tay xây dựng văn hoá đọc nhằm nâng cao nhận thức và khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong cộng đồng. Ngân hàng là một trong những điển hình tiên phong trong hoạt động này, với những việc làm thiết thực và hiệu quả.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

25 năm cống hiến cho công tác Mặt trận và phụ nữ khóm, giờ đây, do sức khoẻ hạn chế, bà Thạch Thị Mến, 66 tuổi, Khóm 2, Phường 1, TP Cà Mau, đã xin thôi công tác. Dù vậy, bà con ở khóm, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer luôn dành tình cảm, sự yêu mến và kính trọng đối với người phụ nữ này.