Trường trung học kháng chiến Ninh Bình - Một thời gian nan mà kiêu hãnh
27/04/2022
(CMO) Trong những ngày tháng Tư lịch sử, tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức tổng kết chương trình hợp tác giữa các tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu - Ninh Bình, giai đoạn 2017-2022. Nhìn về quá khứ, tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu - Ninh Bình đã kết nghĩa trên 60 năm, thời gian đủ dài để khẳng định sự gắn bó keo sơn, thuỷ chung giữa 2 miền Nam - Bắc.
Nhớ một thời Ðội Chiếu bóng Cà Mau - Ninh Bình
27/04/2022
(CMO) Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trung ương Đảng và Bác Hồ phát động kết nghĩa Bắc - Nam, ngày 23/1/1960, tỉnh Ninh Bình và Bạc Liêu (gồm Bạc Liêu và Cà Mau ngày nay) đã kết nghĩa nhau. Có rất nhiều việc mà tỉnh Ninh Bình thực hiện bày tỏ tấm lòng với Cà Mau khi ấy, trong đó có một sự kiện đậm dấu ấn là Ninh Bình đã tặng Cà Mau máy chiếu phim và đưa người theo phục vụ.
Nghĩa tình xây đắp tương lai
26/04/2022
(CMO) Hơn 60 năm, nghĩa tình giữa Cà Mau - Bạc Liêu - Ninh Bình theo thời gian ngày càng nồng đượm. Vượt qua rào cản về khoảng cách địa lý, 3 tỉnh vẫn trân trọng mối quan hệ keo sơn ấy để làm chất men ủ ấm, khơi dậy những khát vọng của hiện tại và tương lai. Đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, khẳng định: “Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2017-2020 giữa tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu, Bạc Liêu - Ninh Bình ký kết ngày 30/12/2016; tỉnh Ninh Bình - Cà Mau ký kết ngày 31/12/2016, với mục tiêu chung nhằm thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, giúp nhau phát triển giữa Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các tỉnh trong giai đoạn mới; tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng và nghĩa tình gắn bó giữa các địa phương cho cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân các tỉnh, nhất là đối với thế hệ trẻ”.
58 năm tình keo sơn Nam - Bắc
26/04/2022
(CMO) “Ngày khai giảng khoá 1, trường vinh hạnh chào đón Bí thư Tỉnh uỷ đến phát biểu dặn dò: Phải cố gắng quyết tâm học tập để xứng đáng danh hiệu và tên của ngôi trường nội trú Cà Mau - Ninh Bình. Đó là tình cảm Bắc - Nam ruột thịt, Bắc - Nam là một. Trong kháng chiến dù có gian khổ khó khăn, vất vả, nhưng người Ninh Bình dù ở xa vẫn một lòng hỗ trợ Cà Mau mọi mặt. Từ đó học sinh Cà Mau phải phấn đấu và xứng đáng với sự quan tâm ấy”, thầy giáo Nguyễn Thiện Thuật, nguyên Phó hiệu trưởng Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình, người đã gắn bó suốt thời gian hoạt động của trường từ khoá 1/1964, nhớ lại.
Nghĩa tình Cà Mau - Ninh Bình
24/04/2022
(CMO) Ngày 23/1/1960, hưởng ứng phong trào Bắc - Nam kết nghĩa do Trung ương Đảng và Bác Hồ phát động, Bạc Liêu (gồm 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu hiện nay) kết nghĩa với Ninh Bình, một dấu son nghĩa tình chung thuỷ đã được kết hình, xây đắp. Hơn 60 năm, mối quan hệ ấy luôn được gìn giữ, vun bồi, không ngừng lớn mạnh, trở thành tài sản quý giá của lớp lớp thế hệ tiếp nối.
Nghĩa tình người đại đội trưởng
24/02/2022
(CMO) Làm Ðại đội trưởng Ðại đội Thanh niên xung phong (TNXP) Nguyễn Việt Khái I (Cà Mau), hoạt động ở chiến trường miền Ðông Nam Bộ từ năm 1970 đến khi đất nước thống nhất năm 1975, luôn để lại ấn tượng tốt đẹp, đáng nể trọng trong lòng đồng đội; khi hoà bình lập lại, trở về với cuộc sống đời thường, ông Hai Cẩn (Lê Văn Bình) lại tiếp tục có những việc làm xúc động, ấm áp nghĩa tình.
Toả sáng hào khí - “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”
18/12/2021
(CMO) Ngày 19/12/1946 đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trọng đại trong cuộc chiến giữ nước của dân tộc. Ðó là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, chống lại cuộc xăm lăng lần thứ hai của thực dân Pháp, bảo vệ thành quả cách mạng của Ðảng và Nhân dân ta.
Phan Ngọc Hiển - Người khơi gió lộng Hòn Khoai
13/12/2021
(CMO) Sau khi Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), ở thị trấn Cà Mau từ tháng 5-10/1930, đã thành lập được 2 chi bộ Ðảng: chi bộ đầu tiên ở thị trấn Cà Mau do đồng chí Lâm Thành Mậu làm bí thư; Chi bộ xã Tân Thành do đồng chí Tăng Văn Manh (tức Tăng Hồng Phúc) làm bí thư. Trong thời gian này, có một số đảng viên ở các tỉnh khác do địch truy nã, phải xuống tận Cà Mau liên hệ, móc nối lại cơ sở để tiếp tục hoạt động. Ðầu năm 1931, đồng chí Phan Ngọc Hiển về đến Năm Căn, liên hệ được với Ban Cán sự Công hội đỏ do đồng chí Văn Trung Thành phụ trách. Tiếp đó, Phan Ngọc Hiển được tổ chức phân công phụ trách Công hội đỏ ở Rạch Gốc - Tân Ân, tạo điều kiện bám cơ sở hợp pháp làm nghề dạy học, nắm công nhân ở các lò than.
Tự hào ngày truyền thống cách mạng của Ðảng bộ, dân và quân Cà Mau
12/12/2021
(CMO) Ngày 13/12 đánh dấu sự kiện lịch sử trọng đại của Ðảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau. 81 năm trước, ngày 13/12/1940, khởi nghĩa Hòn Khoai đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Qua đó, đã khơi dậy và phát huy cao độ tinh thần yêu nước, tạo động lực, củng cố niềm tin tất thắng bằng khởi nghĩa vũ trang trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, không riêng ở Cà Mau mà trên phạm vi cả nước.
Nữ anh hùng hai mộ
19/11/2021
(CMO) “Đơn vị thanh niên xung phong (TNXP) tuyến 1C quân số hơn 800, trong đó hai phần ba là nữ và có tới hơn 30 chị tên Hồng. Ðể tránh lẫn lộn, chúng tôi gọi biệt danh. Hồng Láng cũng là biệt danh, chứ tên gia đình đặt là Võ Thị Hồng. Nhưng ở đơn vị phải gọi Võ Thị Hồng Láng thì mọi người mới biết”, ông Tô Minh Thi, nguyên Chính trị viên Ðại đội TNXP Nguyễn Việt Khái II, nguyên Liên đội phó Liên đội I TNXP tuyến 1C (hiện ngụ tại Khóm 1, Phường 8, TP Cà Mau) phân trần. Và khi nhắc về Anh hùng LLVTND Võ Thị Hồng, ông rất tự hào, hết lời khen ngợi.
Tình sâu nghĩa nặng
05/11/2021
“Có cái chết hoá thành bất tử” Lời thơ Tố Hữu vẫn còn mãi với dân tộc Việt Nam mỗi khi nhắc đến những anh hùng, liệt sĩ. Máu những người con yêu của dân tộc không những tô thắm màu cờ Tổ quốc mà còn lưu chảy trong huyết quản biết bao thế hệ hôm nay và mai sau.
Trốn nhà theo 962
22/10/2021
(CMO) Rạch Gốc - Tân Ân là mảnh đất ươm mầm, cưu mang và khơi dòng truyền thống cách mạng của tỉnh Cà Mau. Ở vùng đất xa xôi này, một điều mà lớp lớp, người người tự hào, coi đó là tài sản quý báu, vinh quang: “Xứ sở này không ai phản cách mạng, mà chỉ có một lựa chọn duy nhất là đi theo cách mạng”. Ở nơi biển rừng gặp nhau, những con người mộc mạc, chân lấm bùn phù sa đã cùng nhau góp nên những huyền thoại sẽ còn được nhớ mãi, kể mãi về những ngày quê hương đánh giặc.
60 năm Về cung đường huyền thoại
22/10/2021
(CMO) Ngay trên cầu Rạch Gốc, nhìn về phía bờ Tân Ân, chúng tôi đã thấy Nhà tưởng niệm Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Bông Văn Dĩa - người anh hùng trong cuộc trường chinh mở đường Hồ Chí Minh trên biển, góp phần rất quan trọng vào đại thắng mùa Xuân năm 1975 của dân tộc, thống nhất đất nước.
Tự hào Bến Vàm Lũng
20/10/2021
(CMO) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường Hồ Chí Minh trên biển góp phần chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Ðây còn là sự gạn dạ, mưu trí của cán bộ, chiến sĩ Ðoàn tàu Không số để những chuyến tàu chở vũ khí cập bến Vàm Lũng an toàn...
Hậu cứ ven rừng tràm
15/10/2021
(CMO) Mùa khô năm 1971, chúng tôi ở kinh Ðòn Dong Ngọn, rồi ra Kinh Ngang. Khi quân giặc chiếm đóng đồn Cầu Chữ Y, xây cứ điểm “Bình Tây”, chúng tôi trở vô góc bùng binh Cơi Nhì. Nơi đây, những năm trước là nền khung Trường U Minh Anh Dũng của huyện, giờ này là một gian nhà lá rộng thuộc bản doanh của Ban Tuyên huấn huyện Trần Văn Thời, gia đình anh Hai Giang tá túc một góc ở đây. Bên bờ chuối ranh đất ruộng, đoạn giữa là căn chòi của gia đình anh Ba Gấm, thẳng trở lại đằng này là căn chòi của anh Út Thuận, gần bờ kinh Cơi Nhì phủ kín dây leo, bịt bùng…
Ðồng Cùng
24/09/2021
(CMO) Địa danh Ðồng Cùng gắn liền thời khẩn hoang mở đất, trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ suốt 30 năm (1945-1975), qua bao thế hệ tiền nhân, ông cha khai cơ lập nghiệp, nơi đây vẫn là địa danh Ðồng Cùng, xã Trần Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.
90 ngày đêm mặt trận Tân Hưng
02/09/2021
(CMO) Ngược dòng lịch sử, giữa thế kỷ thứ XIX, Triều đình nhà Nguyễn suy yếu. Tháng 9/1858, thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. Ngày 1/1/1900, Pháp thành lập tỉnh Bạc Liêu. Ở cơ sở, các nhân sự thời nhà Nguyễn được chúng sử dụng lập ra hội tề để vơ vét, bóc lột dân ta. Chưa nhắc đến hàng nhiều thế kỷ trước các nước láng giềng gây chiến, ông cha ta phải tốn biết bao máu xương để giữ yên bờ cõi.
Ðịa chỉ đỏ thời kháng Pháp
02/09/2021
(CMO) Trên đất Cà Mau anh hùng, mỗi di tích lịch sử là một hình tượng sống được ghi dấu bằng chiến công, trí tuệ của bao trái tim quả cảm, kiên trung. Tất cả không chỉ thể hiện sự tri ân với thế hệ đi trước, mà còn là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng muôn đời.
Dựng Ðền thờ Bác trên nền đồn giặc
20/05/2021
(CMO) Cà Mau có 23 Ðền thờ, Phủ thờ Bác Hồ nằm trải đều khắp địa bàn, trong đó có 3 đền thờ được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp tỉnh gồm: Ðền thờ Bác Hồ ở xã Viên An, huyện Ngọc Hiển; Ðền thờ Bác Hồ ở thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước và Phủ thờ Bác tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình. Có 8 đền thờ được xây dựng ngay trong năm 1969, khi người dân Cà Mau hay tin Bác qua đời. Ðiều này cho thấy tình cảm lớn lao, sâu đậm của người Cà Mau với Bác Hồ. Những Ðền thờ Bác Hồ ở Cà Mau đã trở thành biểu tượng thiêng liêng, là niềm tin tất thắng giặc thù, là khát vọng tương lai của quê hương, đất nước trong kỷ nguyên độc lập, hoà bình.
Trận đánh tàu ở Rạch Bần
14/05/2021
(CMO) Ngày 19/4/1963, bộ phận đánh tàu của tỉnh Cà Mau do đồng chí Bảy Tuấn chỉ huy đã bố trí phía Rạch Bần (xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời) đánh chiếc tàu sắt (phum) của giặc từ tiểu khu An Xuyên (Cà Mau) chạy đi, phát lương cho quân bảo an nguỵ đóng ở đồn vàm Sông Ðốc.
U Minh sâu nặng ân tình
30/04/2021
(CMO) Cà Mau nói chung, vùng đất U Minh nói riêng, trong những tháng năm chiến tranh, từng là căn cứ địa cách mạng của nhiều cơ quan, đơn vị. Dù dưới làn tên, mũi đạn, cuộc sống gian nan, nhưng đồng bào Cà Mau luôn dành cho cán bộ, chiến sĩ những tình cảm nồng cháy yêu thương, chan chứa tình quân dân. Bởi vậy, năm tháng đã đi qua, nhưng nhiều cán bộ, bộ đội vẫn mãi khắc ghi trong tâm khảm những nghĩa tình ấm áp, sâu sắc của quân và dân U Minh, Cà Mau. Tháng Tư lịch sử, nhiều người bùi ngùi thương nhớ đất U Minh.
Viết tiếp truyền thống vẻ vang
29/04/2021
(CMO) Trải dài mảnh đất Cà Mau anh hùng, mỗi tên đất, tên người đều mang đậm dấu ấn lịch sử quê hương. Có chiến công lẫy lừng và cũng không ít đau thương, mất mát, cùng dân tộc làm nên chiến thắng hào hùng ngày 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tri ân, tự hào quá khứ, những người con của vùng đất cực Nam nguyện viết tiếp những trang vàng trong hành trình phát triển, vươn xa.
Bắt cá lọt hầm
28/02/2021
(CMO) Trong trường ca “Rau đắng đất”, tác giả Nguyệt Lãng có nhắc: “Trời mưa nước ngập ruộng sâu/Cá đồng về hội rủ nhau nhảy hầm”. Còn trong ký ức tuổi thơ và cho tới tận bây giờ, ở quê tôi, xóm kênh nhỏ gần đình Tân Hưng (xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) thì lại khác. Mưa xuống thường là xách thùng đi bắt cá lên, còn chuyện làm hầm bắt cá đồng không phải đợi tới mùa nước trên đồng khô cạn hết, cá lúc đó rút vào ao, đìa, thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Người chỉ huy biệt động thành Cà Mau
18/02/2021
(CMO) Cách đây đúng 1 năm, đọc được bài báo 2 kỳ của người chị đồng nghiệp đăng trên báo Cà Mau với tựa đề “Ðội biệt động thị xã Cà Mau - Gặp người trong cuộc sau hơn 40 năm”, tôi hết sức xúc động vì thông tin, tư liệu quý mà bài viết cung cấp. Có thể nói, bài viết đã bổ sung một mảng khuyết mờ trong những dòng chính sử của địa phương Cà Mau về đội biệt động thành với những chiến công vang dội, đặc biệt là những câu chuyện rất đời, rất cảm động về nữ Anh hùng LLVTND Hồ Thị Kỷ. Suy nghĩ rất nhiều, tìm đọc thêm tư liệu, cuối cùng, tôi đến tìm gặp ông Lâm Anh Lữ - người chỉ huy đội biệt động năm xưa.
Vẹn nguyên chiếc áo ngày thọ tang Bác
13/10/2019
(CMO) Đối với ông Đặng Tấn Ảnh (Tư Ảnh), Bác là luôn là niềm tin của mọi hành động từ ngày ông mới thoát ly gia đình đi kháng chiến cho đến hôm nay ở tuổi 84. Chiếc áo ngày thọ tang Bác mà ông mặc được thêu những dòng chữ kỷ niệm vẫn còn giữ đến hôm nay như một báu vật. Dù trải qua thời hậu chiến đói ăn thiếu mặc nhưng chiếc áo vẫn được gìn giữ vẹn nguyên.
Một trận đánh, hai lần giết giặc
12/09/2019
(CMO) Trong khí thế Đồng khởi năm 1960, quân dân Cà Mau đang hăng say chiến đấu giết giặc lập thành tích. Đại đội trinh sát đặc công (C7) được giao nhiệm vụ đánh tiêu diệt đồn tứ giác Cầu số 1, cách trung tâm tiểu khu của giặc ở Cà Mau không quá ngàn mét. 1 trận đánh quân ta giết giặc đến 2 lần, làm tan rã đại đội bảo an của giặc, thu trên 40 súng các loại. Trận đánh vui như chuyện cổ tích.
Kỷ vật thời chiến
14/08/2019
(CMO) Phía sau những kỷ vật đã úa màu theo thời gian là những câu chuyện đong đầy khát vọng độc lập của lớp lớp thanh niên, bộ đội Cụ Hồ. Đó là những câu chuyện mà bây giờ không còn của riêng ai.
“Đêm tàn”... cho đời hừng đông
26/07/2019
(CMO) Năm 2010, tôi về làm phóng viên Báo Cà Mau. 2 năm sau, trước cơ quan dựng tượng Anh hùng LLVTND, liệt sĩ, Nhà báo Nguyễn Mai. Cũng từ đó, tôi mới chú tâm tìm hiểu thêm về sự nghiệp của các bậc tiền bối, cha chú đi trước, thêm tự hào về truyền thống báo chí tỉnh nhà.
Ấm áp ngày họp mặt cựu thanh niên xung phong
11/07/2019
(CMO) Hơn 200 Cựu TNXP trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng vừa dự họp mặt Cựu TNXP.
Căn cứ Nhà Hội những năm đánh Mỹ
05/07/2019
(CMO) Nhà Hội, một trong những khu căn cứ kháng chiến trên vùng Đất Mũi Cà Mau. Năm 1972, quân dân Nhà Hội đánh biệt kích Mỹ ngay trong căn cứ của mình, đánh với hạm đội nhỏ của Mỹ trên sông. Dù nhiều hy sinh, tổn thất tài sản, quân và dân Nhà Hội quyết chiến đấu đến ngày hoà bình, thống nhất đất nước.