Phóng sự - Ký sự
U Minh mùa sa mưa
(CMO) Mùa này, trời U Minh chợt nắng, chợt mưa. Và mùa này, cuộc mưu sinh của người dân dưới tán rừng U Minh bạt ngàn lặng lẽ nhưng rất khắc nghiệt.
Thầy rắn đất U Minh
(CMO) Bên ly trà trong một ngày mưa đầu mùa, ông Ba Thành (Hà Văn Thành, ngụ Ấp 20, xã Khánh Thuận, huyện U Minh) trầm ngâm: “Người ta nói xứ này là xứ rừng thiêng nước độc mà. Nói đâu xa, hổm rày cũng bộn người bị rắn “chạm” rồi qua nhờ tui giúp”. Nghe danh ông đã lâu, cái danh rất tợn: “Vua rắn U Minh”, giờ đối diện với lão nông sắp độ lục tuần, nụ cười hiền hết cỡ.
Mẹ Việt Nam anh hùng Võ Thị Tường: “Ba lần tiễn con đi…”
(CMO)Sáng qua trên đường ra quảng trường tập thể dục, bất chợt nghe trên loa phát thanh phát bài “Đất nước” của Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn: “Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu, nghe dịu nỗi đau của mẹ, ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ, các anh không về mình mẹ lặng im…”, tôi đứng lặng người hồi lâu, và chợt nhớ ra sắp tới ngày 27/7, chiều hết giờ làm việc tranh thủ ghé qua nhà Út Bình. Trước là thăm má (Mẹ Việt Nam anh hùng Võ Thị Tường), sau là thắp cho ba (ông Đoàn Thanh Vị, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Minh Hải) và các anh nén hương nhân ngày Thương binh - Liệt sĩ.
Quản lý đất công - chuyện như đùa ở Tân Phú
(CMO) Hỏi cán bộ xã Tân Phú về khu vực đất công ở Tràm Thẻ giờ ít người biết rành vì lâu quá họ không nghe nhắc đến. Xem ra việc không biết đến cũng có căn cơ của nó. “Biết rồi thì sao? Ai dám mở môi?” (một cán bộ xin giấu tên bộc bạch).
Quản lý đất công - chuyện như đùa ở Tân Phú
(CMO) Câu chuyện lần này là những con số gắn chặt với những con người. Nói là lớn, thì lớn đến cả vài trăm công đất. Nói là nhỏ, thì cũng nhỏ thật, vì giá cho thuê mỗi năm 1 công đất chỉ 100.000 đồng. Và nhỏ nữa vì mấy trăm công đất chỉ tập trung vào tay một nhóm người!
Ngán ngẩm vụ lúa hè thu
(CMO) Những cơn mưa đầu năm 2017 như trút nước khiến 1.200 ha lúa vụ 3 của nông dân huyện Trần Văn Thời thất trắng. Bước sang vụ lúa hè thu này, nông dân cũng chỉ biết trông chờ vào thời tiết. Nhiều hộ sạ đến 2–3 lần, nhưng cây lúa vẫn không chống chọi nổi với thiên nhiên khắc nghiệt. Lỗ chồng lỗ, nợ chồng nợ, nông dân vùng sản xuất lúa nức tiếng một thời đang phải đối mặt với một thách thức lớn: Làm tiếp hay chuyển đổi?
Chạnh lòng "xóm mồ côi"
(CMO) Nằm cạnh tuyến đường Vành đai ven biển phía Nam (lộ Xuyên Á - Quốc lộ 22) nhộn nhịp xe cộ là hàng chục hộ dân tuyến kinh 2, ấp Hữu Thời, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình phải sống trong cảnh điện chia hơi và đường thì chưa có. Gọi là “xóm mồ côi” vì người dân ở đây cho rằng mình chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới.
Con đò hồng trên dòng sông trí tuệ
(CMO) Lời ca trong bài vọng cổ “Huỳnh Hữu Nghĩa - con đò hồng trên những khúc sông quê” của Trần Thắng Lợi, có câu: “Tôi rón rén theo ông qua miền nhớ/Miên man từ một nhánh sông quê”. “Nhánh sông quê” là "dòng sông trí tuệ" mà "người đưa đò" Huỳnh Hữu Nghĩa (sinh năm 1917) đã đưa không biết bao nhiêu học trò qua “dòng sông trí tuệ” để nên người. Dù đã “bách niên” nhưng cụ Huỳnh vẫn minh mẫn, khoẻ mạnh, không hề quên quá khứ đầy gian nan nhưng rất đỗi tự hào.
Nhà nông lao đao vì nuôi trồng
(CMO) Muốn đi lên sản xuất hàng hóa lớn phải đẩy mạnh chuyên môn hóa: nông dân là người chuyên tâm nuôi trồng, bán buôn là chuyện của thương nhân. Nhưng trớ trêu thay, nông dân hiện nay ngoài nuôi trồng, họ còn phải là người buôn bán những sản phẩm do chính mình làm ra – một cách “tự sản, tự tiêu”. Ít nhất 2 ngành quản lý sản phẩm “từ ruộng đồng tới bàn ăn” là ngành nông nghiệp và thương nghiệp, nhưng dường như họ “vô can” khi quy hoạch mùa vụ, định hướng thị trường không được thực hiện một cách quy củ.
Nhà nông lao đao vì nuôi trồng
(CMO) Trước nay, nhiều dự án, nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo hướng vào khuyến khích sản xuất rau màu. Từ các huyện vùng mặn đến vùng ngọt, đâu đâu cũng có phong trào cải tạo đất hoang hóa trồng rau màu để cải thiện thu nhập. Dẫu vậy, khi mùa màng bội thu về sản lượng, nông dân lại hụt hẫng vì không biết bán ở đâu. Và khi ấy, hỏi ngành từng khuyến cáo mình trồng, thì họ đã… dắt con bỏ chợ.
Nhà nông lao đao vì nuôi trồng
(CMO) “Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo”, câu nói ấy dường như đang gây hụt hẫng rất nhiều cho nông dân tại thời điểm này. Nghề nuôi cá đã từng là nghề “hot” của nông dân Tân Thành, rồi nhân rộng ra toàn tỉnh; nuôi heo từng là 1 hình thức tiết kiệm hiệu quả nhất của nông dân… Thế nhưng, trong cơn lốc thị trường, những ngành sản xuất không có sự tính toán cẩn thận sẽ nhanh chóng bị loại khỏi cuộc chơi, và nông dân vẫn là người khốn đốn nhất. Không chỉ có nuôi cá, nuôi heo, mà trồng rau màu, nông dân cũng khốn đốn vì giá cả luôn bấp bênh. Vậy nông dân sai gì khi làm ra sản phẩm hay họ trông đợi vô vọng từ ngành chuyên môn một lời khuyên trách nhiệm, một quy hoạch hợp lý?
Nỗi lòng người dân “ở đậu” nội ô
(CMO) Có ai ngờ rằng, ngay khu vực nội ô thành phố mà người dân vẫn phải “sống chung” với điện chia hơi mấy mươi năm trời ròng rã. Nỗi ám ảnh vì thiếu điện đã in sâu vào tâm thức của người dân hẻm Bảng Nước Ngọt, Khóm 5, Phường 6, TP. Cà Mau. Nó không chỉ kìm hãm nhu cầu sinh hoạt, sự phát triển kinh tế của các hộ gia đình mà còn cướp đi mạng sống của người thân họ.
Hè ở đảo
(CMO) Mùa hè nữa lại đến, trong khi những đứa trẻ ở đất liền với nhiều dự định vui chơi sau thời gian dài học tập thì những đứa trẻ ở Hòn Chuối vẫn phải tiếp tục đi học. Mùa hè chỉ thực sự đến khi thầy giáo có những ngày phép, hoặc có việc đột xuất phải về đất liền. “Hè” ở đảo thật xa vời và vô định cũng giống như cuộc sống của những người dân nơi đây, tạm bợ và trắc trở…
Về đâu làng nghề đan đát
(CMO) Trải qua biến đổi, thăng trầm của thời gian, dọc theo con sông Cái Tàu, làng nghề đan đát truyền thống xã Nguyễn Phích, huyện U Minh vẫn còn hiện hữu. Những cái rổ, cái nia, xịa vẫn đẹp bình dị, mộc mạc, bởi bàn tay của những “nghệ nhân miệt vườn”.
"Còn với thế gian một tiếng đờn..."
(CMO) Chớm mưa đầu mùa, cũng một buổi chiều tà, tôi ghé căn nhà ven Quốc lộ 1, thuộc địa phận xã Định Bình, TP Cà Mau. Chị con dâu út của cố Nghệ nhân Ưu tú Tăng Phát Vinh đón người quen trong tâm trạng rũ buồn. Tôi thắp nhang, di ảnh ông với nụ cười nồng ấm, gương mặt toát lên nét tinh anh. Vậy là nghệ thuật đờn ca tài tử, cải lương của Nam Bộ nói riêng, của đất nước nói chung đã mất đi một cây đại thụ. Nhớ mùa mưa 2 năm trước, tôi ghé thăm ông, ông xin số điện thoại rồi căn dặn: “Bữa nào có đám tiệc ở nhà, tổ chức đờn ca, bác Ba gọi bây lên cho vui”.
Ngỡ ngàng Tân Lộc Đông
(CMO) Nếu như hơn 10 năm trước, Tân Lộc Đông được biết đến là xã có số thu ngân sách thấp nhất tỉnh – chưa tới 100 triệu đồng mỗi năm, thì nay xã đã trở mình vươn dậy với nhiều đổi thay bất ngờ. Có được kết quả đó 1 phần là do có sự quan tâm đầu tư về hạ tầng, nhất là đường, điện, thủy lợi… Vùng ven Đồng chó ngáp bây giờ đã trở mình vươn dậy.
Hành trình yêu thương
(CMO) Vượt quãng đường dài hơn 350 km, với hơn 7 giờ ngồi xe, đoàn từ thiện gồm các thành viên Chi hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tâm Hoà, TP Hồ Chí Minh (Chi hội Tâm Hoà) và các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh đã có mặt tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau để thực hiện công việc hết sức ý nghĩa và nhân đạo là khám tầm soát bệnh tim miễn phí cho trẻ em nghèo trên địa bàn tỉnh.
Cô Ba Phượng
(CMO) Bà Nguyễn Thị Thơm (Ba Xuân), nguyên Phó bí thư Huyện uỷ Cái Nước, xúc động: "Lực lượng binh vận và nội ứng của du kích là lực lượng thầm lặng cống hiến, thầm lặng hy sinh, không mấy người được biết và cũng không mấy người biết, cho đến bây giờ cũng vậy. Hồi đó tôi chính là người chỉ huy trực tiếp tổ binh vận và lực lượng nội ứng của Ba Phượng. Đồn Bù Mắt là một tiền đồn có tính chiến lược quân sự của đối phương. Đồn có yểm trợ rất thuận lợi và hùng hậu của Chi khu Đồng Cùng và Chi khu Năm Căn, nên có thể án ngữ tuyến giao thông huyết mạch của ta trên sông Bảy Háp và có thể thâm nhập sâu vào vùng giải phóng, ta rất quyết tâm tiêu diệt đồn này. Hồi đó Ba Phượng còn là Tổ trưởng Tổ Đảng Du kích mật của Bù Mắt. Chính lực lượng binh vận và nội ứng của Ba Phượng đã giúp ta đánh thắng oanh liệt đồn Bù Mắt năm 1972”.
Xa xôi Khánh Bình Tây Bắc
(CMO) Cả tuyến đường ven kinh 500 dài gần 2 km trong Ấp 5, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời chỉ vỏn vẹn 5 hộ dân sinh sống. Mọi người cứ lần lượt bỏ làng, rời quê tha hương. Hỏi ra mới biết, không phải vì thiếu đường, thiếu điện, thiếu trường học mà họ ra đi nhưng vì không thể tiếp tục gắn bó với vùng đất nhiễm phèn nặng lại hay ngập úng này.
Cửa ngõ xứ Đầm
(CMO) Cái doi đất nhô hẳn ra, chỗ tiếp nước giữa kinh xáng Đội Cường và sông Mương Điều, từ xa xưa được coi là cửa ngõ của xứ Đầm. Mé bên kia là Hoà Tân, Hoà Thành với địa danh Cái Su, cống Xã Đạt…; bên sông là huyện Cái Nước với các xã Lương Thế Trân, Đông Hưng, Tân Hưng kéo dài qua Trần Thới… Thuở nhỏ, má tôi vẫn chèo xuồng từ Mương Điều (quê nội) về kinh Quẹo quê ngoại (nay là ấp Phú Điền, xã Tân Trung).