Phóng sự - Ký sự

Cháy lòng mùa khát

(CMO) Nhiều vùng ở Cà Mau, từ những năm đầu thập kỷ 1980 đã được UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc) viện trợ xây dựng giếng khoan dùng chung cho xóm ấp. Rồi sau đó, khi đời sống khá giả, nhiều người tự bỏ tiền khoan cây nước cá nhân. Thế nhưng theo thời gian, mực nước ngầm sụt giảm, người dân lại loay hoay với chuyện thiếu nước.

Cháy lòng mùa khát

(CMO) Về U Minh mùa này, cái nắng tháng Tư cháy da cháy thịt, dòng sông đặc quánh màu phèn. Lâu lâu có cơn gió lùa vào xua đi cái hanh khô của một vùng đất khát.

Cháy lòng mùa khát

(CMO) Mùa này, khi những con kinh, ao đìa đã bắt đầu cạn thì không những cây cối khát nước, mà nhiều vùng, con người cũng đang khắc khoải gồng mình vì thiếu nước. Đầu mùa hạn năm nay, khi truyền thông đưa tin, Nhà nước vừa đầu tư trạm cấp nước lớn cho người dân vùng Tân Bằng - Biển Bạch, những tưởng chuyện thiếu nước sẽ không còn. Thế nhưng không phải vậy, hằng ngày, người dân nhiều vùng vẫn phải đi mua từng thùng nước, vì Nhà nước không có đủ vốn để đầu tư nước sạch đến từng nhà, từng ngõ. Và chẳng lẽ không có phương cách nào khi người dân qua thời chạy ăn lại đến thời… chạy nước?

Lay lắt Sa Phô

(CMO) Nằm sát trung tâm thị trấn Năm Căn nhưng khóm Sa Phô từ lâu được biết đến như một “ốc đảo” cô lập và nghèo khó. Bởi phần đông hộ sinh sống là dân ngụ cư tứ xứ dạt về. Không nghề, không đất sản xuất, thu nhập bấp bênh là những gì vẫn còn tồn tại ở nơi này.

Ký ức đất cầm trâu

(CMO) Sau 42 năm, từ ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, đời sống người dân ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời đang đổi thay từng ngày. Những căn nhà tường khang trang mọc lên san sát với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt gia đình, minh chứng một cuộc sống ấm no, sung túc.

Ký ức những mùa dâu

(CMO) Cứ độ cuối tháng 3 âm lịch, nhiều hộ dân Ấp 18, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình lại tất bật thu hoạch dâu. Hàng ngàn gốc dâu trái chín vàng rực, nhà nào cũng “trúng mánh” mỗi khi mùa dâu chín. Đó là chuyện của 8 năm về trước, bây giờ số gốc dâu còn lại thưa thớt, bởi số thì chết, số thì chủ vườn đốn bỏ.

Bà ngoại... đi học

(CMO) Cứ tầm 4 giờ rưỡi chiều mỗi ngày, từ Trụ sở văn hoá ấp Gò Công, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, lại vang lên tiếng đọc bài, ghép vần ê a nhưng không còn trong trẻo nữa. Người học là những bà, những cô đã luống tuổi, đa số đồng bào Khmer. Người dạy là chị Đào Thị Thanh An, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã này và mấy chị em trong hội.

"Ốc đảo" lụy đò

(CMO) Hàng chục năm nay, nhiều hộ dân ở ấp Hiệp Dư, Vàm Đầm, Hồng Phước, Mai Hoa thuộc xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi ngăn cách với trung tâm xã bởi dòng sông lớn. Loại phương tiện duy nhất có thể đưa họ sang sông là những chuyến đò ngang. Điều đó khiến việc đi lại, giao thương và việc học của trẻ em nơi đây hết sức khó khăn, nhất là vào mùa mưa bão.

Trở lại Dớn Hàng Gòn

(CMO) Khánh Lâm là cái tên đã ăn sâu vào lịch sử Cà Mau với tư cách của một vùng đất anh hùng, một căn cứ cách mạng kiên trung. Cứ mỗi lần nghe đâu đó nói "xứ nghèo" để chỉ vùng đất U Minh này sao mà chạnh lòng. Đất anh hùng qua một thời mưa bom, bão đạn; đất của những người con kiên trung, bất khuất; đất của cánh rừng tràm U Minh huyền thoại… sao cứ lại là xứ nghèo?

Đất rẫy về đâu?

(CMO) Đất rẫy một thời trù phú giờ không còn như trước nữa. Có nhà chuyển sang nuôi tôm, mà con tôm thất bát; có nhà vẫn bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, bám lấy tấc rẫy. Và cũng tại không có đồng vốn, phải phụ thuộc vào nhà đầu tư nên giá cả bấp bênh… Cái khó chồng chất nhau là những nỗi niềm của nông dân trồng rẫy trên mảnh đất Tân Phú, huyện Thới Bình.

Vàm Xoáy kêu cứu

(CMO) Về Vàm Xoáy, cửa biển thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển ngay tháng biển hiền hoà nhất nhưng không khỏi xót xa đến ám ảnh khôn nguôi về thực trạng sạt lở tại đây.

Hành trình hạnh phúc

(CMO) Ở Ấp 7, xã Thới Bình, huyện Thới Bình có ông Lê Hoàng Yên, có lúc làm chủ tịch xã nhưng phải đi làm thuê nuôi con ăn học. Vượt qua sự gian khó, nay vợ chồng ông vui hưởng tuổi già với cuộc sống nhàn hạ. Tài sản quý giá nhất mà ông bà tích cóp được qua mấy mươi năm miệt mài lao động là các con đều thành đạt và có việc làm ổn định.

Về thăm Xóm Rẫy

(CMO) Xóm Rẫy như một ốc đảo cô độc, bao quanh bởi những con sông, rạch, dừa nước, mắm và đước. Vượt qua một chuyến phà và một lần đò mới đến được Xóm Rẫy. Vài căn nhà lá thấp lè tè hiện lên thấp thoáng sau rặng dừa nước. Khi con nước ròng, nước trên sông Đầm Chim giựt mé, mấy con cá thòi lòi, bống sao chạy mãi miết mỗi khi xuồng cặp bến. Nhà nào cũng có cây cầu dưới bến thật dài, leo lên như đi leo thang trông. Bãi bồi mênh mang theo triền sông, là nơi “tập đoàn hái lượm” bắt đầu cuộc mưu sinh của mình ở đó mỗi ngày.

Mùa sanh nở

(CMO) Có mùa cưới ắt sẽ có mùa sanh. Bẵng đi một thời gian, sau một năm ngày cưới, lần lượt các cô dâu, chú rể thuở nào sẽ lên chức làm cha, làm mẹ. Những ông chồng khi ấy sẽ khệ nệ tay xách nách mang, khăn gói vào… bệnh viện để canh chừng vợ đẻ. Và chợt nhận ra, có “một mùa sanh nở” gần trùng với mùa cưới, lại về.

Sống đẹp với lòng nhân

(CMO) Chuyện bà Tư Lệ (Nguyễn Thị Lệ, ngụ Ấp 2, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời) đi mót lúa, hái rau làm từ thiện đã không còn xa lạ với người dân ở đây. Điều trân quý, cảm phục ở người phụ nữ này là bà giúp đỡ người khác ngay cả khi gia đình mình cũng không khá giả gì.

Dấu chân về đất Đường Cày

(CMO) Đối với nghề báo, Cà Mau là mảnh đất sản sinh ra không ít những ngòi bút xuất sắc, trong số đó có Nhà báo Trần Thanh Phương. Ông là người con ưu tú của ấp Đường Cày, xã Phú Tân, huyện Phú Tân.

Sẽ công nhận liệt sĩ đối với Thiếu úy Lữ Anh Dồi

(CMO) Từ chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp đã đi đến thống nhất ông Lữ Anh Dồi đủ điều kiện được công nhận liệt sĩ.

Ước vọng dưới tán rừng tràm

(CMO) Rừng U Minh Hạ được mệnh danh là “túi chứa nghèo” bởi đây không chỉ là vùng tái định cư của tỉnh mà còn là nơi dừng chân cuối cùng của dân tha phương cầu thực. Cái nghèo giờ vẫn hiện hữu trên từng nếp nhà, từng phận đời nhưng không phải đây là vùng đất bế tắc của sự nghèo khó…

Mai một nghề rèn

(CMO) Nghề rèn - nghề truyền thống mang đậm dấu ấn lao động nông nghiệp. Ẩn chứa trong những giọt mồ hôi mặn chát, bàn tay chai sạm, thô ráp của các thợ rèn là cả một niềm vui được mùa của hàng lớp người đi khai hoang, mở cõi. Do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là trình độ công nghệ hóa ngày càng cao kéo theo cơ giới hóa nông nghiệp làm cho nghề rèn truyền thống dần bị mai một.

Thêm mùa muối "đắng"

(CMO) Năm nay thời tiết thất thường, mưa dầm đến sau Tết Nguyên đán nên diêm dân Tân Thuận chưa thu hoạch được gì. Điệp khúc được mùa rớt giá, được giá thì… không có muối bán, mỗi năm diêm dân đều nếm trải.