Phóng sự - Ký sự

Góc nhìn đa chiều trong giảm nghèo

(CMO) Qua thực tế cho thấy, giảm nghèo hiệu quả khi người dân có sức vóc, chính quyền có quyết tâm. Người dân có lao động, chính quyền địa phương kèm cặp với những phương cách làm ăn, động viên phù hợp sẽ thoát nghèo. Thế nhưng không phải nơi đâu cũng làm được. Ngay tại TP. Cà Mau, người dân nhiều phường vẫn còn nghèo trong khi Phường 2 đã xóa trắng hộ nghèo từ lâu...

Góc nhìn đa chiều trong giảm nghèo

(CMO) Giảm nghèo là mục tiêu lớn của toàn hệ thống chính trị. Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ về xoá bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói vào năm 2002, sớm 13 năm so với mục tiêu đề ra. Và xoá nghèo dù gian nan hơn, nhưng nếu có quyết tâm và cách làm thiết thực, mục tiêu sẽ đạt được. Hiện trong tỉnh Cà Mau, nhiều địa phương có con số giảm nghèo ấn tượng, có địa phương đã xoá hoàn toàn hộ nghèo. Và qua thực tế, bài học xoá nghèo không phải là câu chuyện viển vông.

Tấm lòng ông Năm Nhựt

(CMO) "Ở Phường 6 có ông Năm Nhựt hiến đất xây dựng trường mầm non, hỗ trợ tiền xây dựng phòng học cho lớp học tình thương, tính ra bạc tỷ", thông tin từ ông Lý Văn Sua, Phó chủ tịch Hội Khuyến học TP Cà Mau, khiến tôi tò mò và háo hức tìm gặp.

Ký ức Đầm Dơi

(CMO) Một ngày cuối hạ, tôi có dịp công tác tại TP Đà Lạt sương mù. Đến Bảo Lộc bạt ngàn lá chè xanh, tôi lấy điện thoại chụp vài tấm đăng lên facebook với dòng trạng thái: “Đà Lạt thẳng tiến”. Đến Đà Lạt, vừa chuẩn bị ngồi bên bạn bè thì tôi nhận được điện thoại của cậu học trò cũ. Em đang dẫn khách du lịch trên Đà Lạt. Tình cờ thầy trò gặp nhau sau 22 năm, tay bắt mặt mừng, niềm vui không tả xiết.

Đẹp mãi người lính biệt động

(CMO) Ở cái xóm nửa chợ nửa quê này, ông già nuôi heo rừng mát tay, một năm bán vài trăm triệu đồng, bằng khen, giấy khen của hội nông dân, ông treo muốn đầy nhà. Dân xóm thấy ông già hay quanh quẩn trong vườn thanh long, cười với đàn heo rừng, thỏ rừng, vịt trời. Ông già nhìn rất giản dị, cái áo thun trắng ngả màu vàng, cái quần cộc vàng bạc màu. Ông đi trước, đàn vịt trời, đàn heo rừng con chạy theo sau vẫy đuôi ngoe nguẩy.

Dân Lý Văn Lâm "chết dở" vì ngập úng

(CMO) Hơn 300 hộ dân ở ấp Bà Điều, xã nông thôn mới Lý Văn Lâm, TP. Cà Mau phải gồng mình sống chung với lụt lội triền miên gần chục năm nay. Chỉ những mùa đại hạn, nơi đây mới được khô ráo. Cây cối ngập úng lâu ngày khiến chúng èo uột nên khung cảnh hoang tàn.

Bỏ Hủ chông chênh đường thoát nghèo

(CMO) Nghèo khó, đối diện với nguy cơ sạt lở do biến đổi khí hậu… là những khó khăn mà hơn 130 hộ dân ấp Bỏ Hủ, xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn đang phải đối mặt.

Hy vọng những mùa mía…

(CMO) Còn vài ba tuần nữa bà con bắt đầu vào vụ thu hoạch mía niên vụ 2017–2018. Mặc dù vẫn với nỗi lo phập phồng như những vụ mía trước, nhưng theo thông tin về giá cả thị trường và tình hình thời tiết năm nay khá thuận lợi đã giúp bà con phần nào yên tâm sản xuất và tin tưởng một vụ mùa bội thu.

Hy vọng những mùa mía…

(CMO) Đi qua dòng Chắc Băng lại nhớ về màu xanh của mía một thời. Thời mà cây mía là hy vọng đổi đời của tất thảy người dân nơi đây. Thế nhưng mùa màng thất bát, giá cả bấp bênh, nhiều người dần từ bỏ cây mía chuyển sang nuôi tôm. Và lâu lâu, người ta nhắc lại thời cây mía cùng ký ức thăng trầm.

Thương nhớ Nhưng Miên…

(CMO) Nhiều bận qua lại Nhưng Miên, vậy mà lòng vẫn hứa một chuyến về sẽ ở lại lâu hơn để tìm hiểu thêm mảnh đất phên giậu của huyện Ngọc Hiển. Từ trên cầu Năm Căn, Viên An Đông nằm ngấp nghé phía hữu của đường thiên lý Bắc Nam.

Người phụ nữ sáng tạo

(CMO) Hơn 10 năm nay, ở ấp Cái Nai, xã Hoà Tân, TP. Cà Mau có chị nông dân chân đất, văn hoá chỉ học đến lớp 3, lại làm ra được những cái "lò thông khói” thông minh. Những cái lò có tác dụng nấu ăn ngon, làm lợi cho môi trường, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đón nhận như một sản phẩm độc đáo của vùng sông nước miền Tây.

Theo dấu chân đi…

(CMO) Anh Mai Đình Khôi (hiện công tác tại Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC) điện vô hỏi: “Cà Mau giờ còn đẹp như trong phim ảnh không? Biến đổi khí hậu tới cỡ nào?”. Tôi chỉ cười và trả lời: “Anh vô đi rồi biết”. Ê kíp của anh vô 3 người, 2 quay phim và anh Khôi làm biên tập chính, vậy là 4 anh em cùng rong ruổi đất Cà Mau. Thời điểm ấy, đang là cao điểm hạn hán năm 2016, những dòng kinh nứt toác chân chim, hơi nóng phừng phừng dợn sóng trên những cánh rừng tràm, nhưng có một điều mà các anh nói làm tôi hết sức ấm lòng: “Cà Mau vẫn đẹp, và người Cà Mau chơi… rất đẹp”.

Sáng ở tấm lòng

(CMO) Quý điện báo tin, mùng 9/7 âm lịch (tức 30/8/2017) sẽ khai trương cơ sở xoa bóp, bấm huyệt. Tôi khá bất ngờ. Mới tuần trước, Quý còn tính chuyện kiếm phòng thuê mà giờ mọi việc đã đâu vào đấy, chuẩn bị đi vào hoạt động. Quý hồ hởi khoe: “Tâm huyết hơn 5 năm rồi giờ mới thực hiện được”.

Nghị lực bà Chín Đèo

(CMO) Cứ cách vài ngày, bà Chín Đèo (Trần Chính Đèo, Khóm 4, thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi) lại trèo lên căn gác xép rồi mở cánh tủ dưới bàn thờ chồng để nhìn ngắm hơn 50 tấm huân chương và bằng khen. Đó là những thành quả mà bà có được trong gần 40 năm tuổi Đảng.

Đường vô Sông Trẹm

(CMO)Khu du lịch sinh thái Sông Trẹm là cái tên khá mờ nhạt trên bản đồ du lịch Cà Mau. Ngay cả khi tra cứu trên mạng thì thông tin cũng không có nhiều, nên du khách hầu như ít ưu tiên lựa chọn. Trăn trở hơn, Sông Trẹm là nơi rất giàu tiềm năng ở khía cạnh du lịch sinh thái đặc trưng rừng tràm.

Nơi mùa hè đến muộn...

(CMO) Đối với trẻ em, mùa hè là khoảng thời gian được mong đợi nhất. Lúc này trẻ sẽ có nhiều thời gian để làm những việc mình thích như đi chơi, du lịch, về quê... Song, để trẻ làm quen với kiến thức trong năm học kế tiếp, không ít phụ huynh đã lên lịch học thêm cho con khi hè còn chưa đến. Vì vậy, trẻ bất đắc dĩ tham gia các lớp học với chuỗi ngày chạy đua kiến thức ngầm giữa các… phụ huynh.

Nơi mùa hè đến muộn...

(CMO) Đi du lịch, học thêm, tham gia các lớp năng khiếu… là những hoạt động trong dịp hè của nhiều trẻ em thành thị. Với trẻ em nghèo, nhất là tại vùng nông thôn, vùng sâu, điều đó thật xa xỉ. Hè đến đồng nghĩa với việc trẻ phải mưu sinh giúp gia đình. Mùa hè này vẫn còn không ít trẻ em phải bươn chải với đủ thứ nghề để trang trải cuộc sống hiện tại và xa hơn là theo đuổi giấc mơ con chữ.

Nơi mùa hè đến muộn...

(CMO) Mùa hè là khoảng thời gian mà trẻ em từ nông thôn tới thành thị được thỏa sức vui chơi sau một năm học hành miệt mài. Tuy nhiên, khái niệm “hè” có muôn sắc thái, và tùy theo hoàn cảnh mà “hè” mang một nghĩa khác nhau. Hè có em cùng ba mẹ đi du lịch, có em vẫn phải tham gia các cuộc chạy đua kiến thức với vô số các lớp học thêm, năng khiếu mà phụ huynh đã sắp xếp từ trước. Hay hè về là chuỗi ngày trẻ tạm gác lại việc học để bươn chải phụ giúp gia đình. Vậy nên, có nơi “hè không bao giờ về”…

Tâm tình mặn - ngọt

(CMO) Xuôi con lộ Tắc Thủ - Sông Đốc, một bên là đồng lúa đang vào độ cong trái me, phía bên kia là những đầm tôm nối nhau vào vụ, mạch đất chia hai, chỉ con đường là lằn ranh giữa đôi dòng mặn - ngọt. Có đất nào lạ lùng như Trần Văn Thời, cây lúa và con tôm cứ chạy song song nhau ra tận phía biển ở Đá Bạc, cửa Ông Đốc. Nhiều người nói, đó là hình ảnh của Cà Mau thu nhỏ, một Cà Mau trù phú, đa dạng và chứa đầy sự ngạc nhiên.

Nỗi niềm kinh Huế Giữa

(CMO) Cảm giác của tôi khi đi trên con đường ven kinh Huế Giữa, Ấp 5, xã Thới Bình, huyện Thới Bình giống như đang phiêu lưu vào hành trình chinh phục những chướng ngại vật trong gameshow. Ở giữa đám cỏ cao ngun ngút là con đường đất đen vừa đủ chiếc xe máy chạy qua. Thế nên, phải là “tay lái lụa” mới có thể tự tin “dấn thân” vào con đường này.