Phóng sự - Ký sự
Ngư dân Gò Công bấp bênh mùa biển động
(CMO) Sáng, cửa Gò Công gió lộng, mấy căn nhà vẫn còn dấu vết chống bão khi dây chằng néo vẫn còn. Thời tiết ẩm ướt làm cho cửa biển vắng hoe, vỏ, ghe nép ở mé bờ, hổng ai dám ra. Ngày cuối năm, người lớn thì nóng ruột lo đi kiếm tiền nhưng ngặt nỗi biển động không có sở gì mần, còn trẻ nhỏ chắc có lẽ đang mong Tết đến cháy lòng…
Những người "kỳ lạ"
(CMO) Chuyện chống bão Tembin đã "trở thành chuyện cũ" và rất may mắn khi cơn bão này không đổ bộ vào đất liền nên chẳng gây thiệt hại nhiều cho người dân vùng mũi đất. Và với dự báo bão chưa chính xác lần này đã tạo nên những câu chuyện bi hài.
Cho đi là còn mãi
(CMO) Với suy nghĩ, mình "sạch bệnh", mình có thể hiến tặng mô tạng cho những người bệnh để họ có cơ hội được sống tiếp. Và anh Khương đã quyết định hiến xác cho y học khi qua đời.
Người vui vẻ
(CMO) Anh ấy mặc áo màu hồng dạ quang kết hợp với quần thun, đeo kính đen và bắt đầu đi catwalk trên... đường. Hễ gặp bất kỳ ai, ảnh đều giơ tay chào và nở nụ cười thân thiện kiểu... người mẫu đúng mực. Người đang được nhắc đến là anh Nguyễn Hoàng Nam (tên thường gọi là Hải), 37 tuổi, ấp Tân Phong A, xã Hoà Thành, TP. Cà Mau.
Ấm tình trong bão dữ
(CMO) Rạng sáng 26/12, tại Rạch Gốc mưa rả rích, gió lạnh bốc từng cơn. Nhiều bà con trú bão ở trụ sở UBND thị trấn trằn trọc, không ngủ được. Nhiều cụ già cứ liên tục hỏi: “Bão tới đâu rồi mấy chú? Vô đây còn mạnh dữ không?”.
Gành Hào mùa trở chướng
(CMO) Gió chướng về, sóng biển Gành Hào dữ dội hơn. Mấy ông bà già ngồi trong nhà nhìn ra sợ thiếc che trước nhà bị gió thổi bay đi mất. Con nít thấy nước lên tới mắc cá chân thì chạy ra đùa giỡn, mặc cho cha mẹ chúng kêu réo í ới. Ghe cào, ghe lưới sợ sóng, đậu kín mé bờ.
Sống là cho…
(CMO) Năm 2003, Từ Thuỵ Phương Oanh (Khóm 2, Phường 8, TP. Cà Mau) thi đỗ vào lớp 10. Hoàn cảnh gia đình em lúc đó rất khó khăn, cha làm công cho một trại xuồng đang thời kỳ ế ẩm nên mỗi ngày chỉ được vài mươi ngàn. Mẹ thì bệnh tim, chỉ quanh quẩn trong nhà làm nội trợ. Con cái học hành giỏi giang mà không có điều kiện để lo là nỗi trăn trở, ray rứt của những người làm cha, làm mẹ. Vừa lúc ấy, “ông Bụt” xuất hiện. Ông đã hỗ trợ đủ tiền cho em đóng học phí, còn phụ được cả việc sắm sửa đồng phục để đến trường.
Những con số "biết nói"
(CMO) Bảy Ánh gầy gò như cây khô, da đen nhẻm, bộ đồ đi ruộng áo phèn vàng, chữ nghĩa chỉ lớp 4, thẳng tính như ruột ngựa, nhìn là biết “Made in nông dân” chính hiệu. Nhưng hơn chục năm nay, dân Tân Thành nói, cứ bình quân mỗi năm, Bảy Ánh có gần 200 "học trò" là nông dân ở khắp nơi trong cả nước tìm đến học nuôi cá chình. Ngày 13/10/2017, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tuyên dương 67 nông dân xuất sắc của cả nước trong 30 năm đổi mới, Bảy Ánh là đại biểu nông dân duy nhất ở Cà Mau có mặt.
Bãi nuôi sò mở rộng, cơ hội mới cho người nghèo
(CMO) Tôi đến bãi bồi, xã Lâm Hải, huyện Năm Căn (thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau quản lý) đã hơn 3 giờ chiều, khi nước vẫn còn ngang đầu gối. Trời mưa lất phất nhưng vẫn đủ thấy rõ những hàng cọc bao ví nuôi sò dày đặc, kéo dài hàng cây số trên mặt biển. Xa xa có vài người giăng lưới, căng lú, ẩn hiện theo con sóng.
Lão nông “sang chảnh”
(CMO) Thấy ở Sóc Trăng, nông dân nuôi tôm công nghiệp, bản thân không biết gì và cũng không thấy ai ở xứ mình nuôi tôm công nghiệp, vậy mà năm 2000, khi vùng đất sản xuất nông nghiệp của Định Bình được chuyển dịch sang nuôi tôm, lão nông Tư Paul dám thế chấp 7 ha đất vay tiền ngân hàng và bán lỗ cái máy cày để nuôi tôm công nghiệp. Ông trở thành người đầu tiên nuôi tôm công nghiệp thành công tới không tưởng ở xứ mình. Dân ấp Xóm Lung, xã Định Bình, TP Cà Mau đều nói Tư Paul liều mạng hết biết!
Người dân lo sợ thủy triều dâng cao
(CMO) Rước chúng tôi bằng chiếc xuồng ba lá, chị Nguyễn Thị Kiều, ấp Bào Bèo, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước than, hy vọng sau khi gả bầy heo, gia đình mới có thể xở gở được số nợ. Nào ngờ đợt triều cường dâng cao vừa qua, bầy heo bị nhiễm bệnh rồi chết dần dần.
Về Khánh Thuận xem đất chuyển mình
(CMO) Cách đây ít ngày, đọc một bài báo viết về Khánh Thuận mà lòng hết sức băn khoăn. Không biết mấy ông bạn đồng nghiệp có đặt chân đến đất này chưa (nếu có chắc đã không viết vậy) mà miêu tả ở đây có mùa nước lũ, có cả ốc len… Rồi anh Nguyễn Thành Khẩn, Chủ tịch UBND xã “alô” rủ về chơi, vậy là mình về trong lúc gió chướng chớm lộng đất trời. Nhớ những ngày mới vào nghề, mình cũng về Khánh Thuận, khi ấy còn chưa có đường đi từ chợ U Minh về, chiếc cầu bên kia sông chỉ mới làm bằng cây tạm…
Tám Dũng và câu chuyện làm giàu
(CMO) Trong những nông dân tỷ phú ở TP. Cà Mau, Tám Dũng ở phường Tân Thành thuộc số hiếm những nông dân có chữ nghĩa hết cấp III và thành đạt ở tuổi ngoài 40. Tháng 10/2017, Tám Dũng vinh dự được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tặng bằng khen. Tháng 11/2017, Tám Dũng lại được tỉnh chọn đi Thái Lan học hỏi mô hình làm kinh tế du lịch vườn. Con đường đi đến thành công của anh nông dân trẻ này có thể nói là không tưởng.
“Thám tử”làng chài
(CMO) Chán làm nông, chuyển sang đi biển. Làm giàu từ nghề biển rồi trở thành người chuyên bắt tội phạm. Rồi từ sự tín nhiệm của người dân, ông Kiệt được bầu làm trưởng khóm. Lý lịch của ông Lê Minh Kiệt, Trưởng Khóm 3, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân có thể tóm gọn như thế.
Ký ức bão Linda
(CMO) Sáng 3/11/2017, tỉnh Cà Mau thực hiện nghi thức tưởng niệm đồng bào thiệt mạng trong bão số 5 năm 1997 (bão Linda).
20 năm vững vàng “Làng goá phụ”
(CMO) Giọt nước mắt những người goá phụ lại rơi khi gợi nhớ về chuyện 20 năm trước. Đó là ngày bão Linda (bão số 5 năm 1997) quét qua Cà Mau, biến xóm ven biển Kinh Xáng Mới, xã Khánh Hội, huyện U Minh thành “Làng goá phụ”. Chỉ trong một ngày, cuộc sống của những người còn ở lại trở nên đảo lộn. 20 năm sau, họ vẫn vững vàng, thay chồng làm trụ cột gia đình…
Về nơi con chữ xây đời
(CMO) Con đường hành lang ven biển phía Nam như nối gần khoảng cách về Biển Bạch. Ai ngờ ở vùng hoang vu ngày nào lại có đường to đẹp như vậy. Cũng như ai mà tin, Biển Bạch bây giờ là đất học, là nơi cả huyện Thới Bình ngóng về để nể phục và tin tưởng.
Ấm áp những trái tim yêu thương
(CMO) Lấy việc chăm sóc người khác làm trách nhiệm và xem đó như niềm vui của chính bản thân. Đặt tình thương yêu, nuôi nấng và dạy dỗ những đứa trẻ bị bỏ rơi, mồ côi khuyết tật như con ruột của mình, phụng dưỡng hết lòng những cụ già neo đơn như cha mẹ... đó là những tấm lòng rất đẹp ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
(CMO) Hưởng ứng chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2017, vừa qua, tại Trường THPT Cà Mau, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Sở GD&ĐT tổ chức “Ngày hội Môi trường” với sự tham gia của 600 học sinh đến từ các trường học trên địa bàn tỉnh.
Ngọn nguồn Cái Bẹ
(CMO) Ngọn Cái Bẹ (nay là ấp Tân Hiệp, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi) là nơi Trường Thiếu sinh quân 673 chính thức được thành lập vào tháng 4/1973. Đại tá Khưu Ngọc Bảy, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 962 anh hùng, tâm tình: “Cũng như Đoàn 962 thôi, trường thiếu sinh quân ngày ấy xây dựng và tồn tại giữa lòng dân. Bà con ngọn Cái Bẹ đã cưu mang, nuôi nấng hết lòng hết dạ và chẳng tiếc điều gì với thầy trò”.