Phóng sự - Ký sự
Mầm xanh trên đất chết
Trong cái nắng vàng xuôi về phía biển, chúng tôi đến Tân Hải, nơi có bước chân thần kỳ “từ xã 5 không thành xã nông thôn mới”. Vui nhất là được các đồng chí lãnh đạo địa phương nhắc tới đồng nghiệp của mình, chị Phương Lài, người đã thể hiện tác phẩm “Xã 5 không” rất thành công và khơi động được dư luận.
Nặng tình với đất
Không ngừng tìm tòi học hỏi, sáng tạo, siêng năng, ông Lê Mạnh Hà (Ba Hà, ngụ Ấp 1, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) được bà con trong vùng nể phục với tay nghề chế tạo thuốc diệt sâu sinh học cho cây trồng.
Bến đợi Bạch Ngưu
Hôm cùng đoàn của Tỉnh uỷ về trao Huy hiệu 70 năm tuổi Ðảng cho đồng chí Vũ Khắc Trung, tức Võ Thành Ngoạt, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, buổi lễ diễn ra trang trọng, ngắn gọn tại gia đình. Sau đó là bữa cháo vịt “cây nhà lá vườn” ngon thiệt ngon. Suốt buổi, chúng tôi thấy vợ chú Bảy Ngoạt cứ cười hoài (dù răng đã rụng nhiều) mà không đụng đũa. Hỏi bà, bà nói: “Tại mừng quá”.
Lời hứa của Út Chung
Trong một lần đám giỗ của gia đình, cũng lâu lắm rồi, không nhớ chính xác năm nào, có đông họ hàng đến cúng giỗ, cả những người bà con xa lắc xa lơ,Út Chung mặt đỏ rượu, đi đã bỏ "giò lái", tuyên bố với sắp nhỏ con cháu rằng: “đứa nào học được đại học mà gia đình khó khăn, cô bao hết!”.
“Ông bụt” của học sinh nghèo
Cách đây mấy năm, khi cùng ông vào nhà bà Nguyễn Thị Nhan (63 tuổi, Ấp 6, xã An Xuyên, TP Cà Mau) để viết bài về gia đình hiếu học, nhìn cái cách ông hỏi thăm việc bán rau, bán bánh của bà mẹ và chuyện học hành, đi đứng, sinh hoạt của những người con, tôi ngỡ ông có họ hàng. Hỏi ra mới biết, do hoàn cảnh các em khó khăn nhưng hiếu học nên ông thường xuyên giúp đỡ, tới lui riết thành quen thuộc như người nhà.
Để “tam nông” bứt phá: Bài 3: Cần có cách tiếp cận mới
Nâng cao năng lực cho nguồn lực con người nói riêng và cả nền nông nghiệp, nông thôn nói chung, cốt lõi phải bắt đầu từ cơ sở. Trong bối cảnh toàn tỉnh đang cùng cả nước xây dựng nông thôn mới - nền tảng vững chắc phát triển “tam nông”, vấn đề tìm giải pháp để giải quyết những bài toán khó từ cơ sở là yêu cầu cấp bách tiếp tục đặt ra cho các địa phương trong tỉnh nói chung, cả khu vực ÐBSCL nói riêng.
Ðể “tam nông” bứt phá: Bài 2: Nền tảng của phát triển bền vững
Giải pháp tốt nhất trong phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới đòi hỏi phải có một cách nhìn mới. Ðó là tập trung hướng về cơ sở để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nông dân; lắng nghe những nhu cầu và kiến nghị của họ để tam nông thật sự tạo được bước đột phá lớn.
Để “tam nông” bứt phá: Bài 1: Con người nông thôn mới
Phát triển "tam nông", xây dựng nông thôn mới (NTM)đã và đang diễn ra mạnh mẽ ở Cà Mau trong bối cảnh nhiều thách thức và cơ hội. Thách thức bởi những năm qua tình hình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng rõ rệt, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất.
Phát triển nuôi thuỷ sản bài toán cần tìm lời giải: Bài 3: Cần có giải pháp căn cơ
Chuyển từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu là hướng đi mà tỉnh đang xác định cho nghề nuôi thuỷ sản nói riêng và cả lĩnh vực nông nghiệp nói chung. Tuy nhiên, để chuyển sang hướng đi này, những tồn tại yếu kém hiện nay cần nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ.
Phát triển nuôi thuỷ sản - Bài toán cần tìm lời giải: Bài 2: Hiện hữu nhiều bất cập
Quản lý Nhà nước trong quy hoạch, kiểm soát chất lượng giống, thuốc thú y thuỷ sản còn nhiều hạn chế; hạ tầng thuỷ lợi chưa đáp ứng nhu cầu; tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một nghiêm trọng… là những bất cập đang hiện hữu, kìm hãm và đẩy nghề nuôi thuỷ sản của tỉnh ngày một khó khăn hơn.
Phát triển nuôi thuỷ sản - Bài toán cần tìm lời giải: Bài 1: Đã qua thời vàng son
Phải khẳng định rằng, con tôm hiện nay vẫn là mặt hành chủ lực của tỉnh, tuy nhiên, vị trí độc tôn này đang bị lung lay nếu không có giải pháp hữu hiệu trong thời gian tới.
Ðồng Ong Nghệ chuyển mình
Hàm Rồng, xã nông thôn mới của Năm Căn, nơi trước đây được dân gian gọi là đồng Ong Nghệ. Người đến đây, phóng tầm mắt từ cầu Ðầm Cùng xuống một vùng mênh mông những thửa đất kẻ ô, chở nặng đầy những mùa no ấm. Ðồng không còn hoang vu, đất đang chuyển mình thay đổi từng ngày
Cám cảnh điện, đường
Chỉ cách Quốc lộ 63 không đầy 3 km vậy mà gần 100 hộ dân ở Ấp 6, xã Thới Bình, huyện Thới Bình luôn khắc khoải mong chờ điện, đường. Ánh sáng điện đối với họ như cái gì xa xỉ lắm.
Đánh thức đất nghèo
Anh Nguyễn Văn Ý vỗ tay, đàn le le kéo vào bên trong ao thành hàng thẳng tắp. Từ trong nhà, ông Năm Nghĩa nói giỡn theo: “Mấy đứa cẩn thận, coi chừng le le phát hiện người lạ, nó bay à nghen”. Cả đàn le le im re, đi vào chuồng trong sự thán phục của khách.
Ấp nghèo mưu sinh
Ðến ấp Gò Công, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, hình ảnh bắt gặp đầu tiên là những ngôi nhà nhỏ cũ kỹ, lụp xụp nằm san sát nhau gần mép sông. Là ấp nghèo nhất của xã nên có lẽ cái ăn, cái mặc hằng ngày đối với người dân đã khó chứ nói gì đến những ngôi nhà kiên cố, khang trang.
Khắc khoải Lưu Hoa Thanh
Con đường rộng 1,5 m, nối xã Tân Thuận với các địa phương khác trong huyện Ðầm Dơi hình thành từ 3 năm trước đã xoá thế cô lập của xã bãi ngang ven biển Tân Thuận. Chủ tịch UBND xã Tân Thuận Trần Văn Tỉa chia sẻ: “Từ năm 2013, khi hạ tầng nông thôn của xã được đầu tư (đảm bảo được 30% các tuyến lưu thông về trung tâm xã) đã vực dậy bộ phận không nhỏ đời sống Nhân dân. Các ấp khó khăn trước đây như: Ðồng Giác, Hoà Hải đã có sự chuyển biến rõ nét. Chỉ riêng Lưu Hoa Thanh, sau nhiều năm vẫn ì ạch với nhiều khó khăn chưa đường tháo gỡ”.
"Anhbaduy..." tạo "bão" trên youtube
Trong căn phòng nhỏ, nhiều sách, có 4 cây đàn guitar gỗ xinh xinh. Anhbaduy Guitar Cà Mau xuất hiện, với đầu đội nón lá có phần bí hiểm và hai lúa. Tay ôm đàn guitar chơi rất hay và mặt lạnh lùng với giọng ca rất lạ. Âm thanh thu âm lại sạch và tuyệt vời như clip từ hãng sản xuất, nghe như không phải thật vậy, khiến không ít cư dân mạng ấn tượng và tò mò.
Làm giàu đâu có khó…
Gần chục năm nay, bên bờ sông Lung Ngang, thuộc địa phận ấp Nhà Dài, xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi, cơ sở sản xuất rập cua Kim Thành ngày nào cũng nhộn nhịp. Tiếng cắt lưới, bẻ khuôn… hoà lẫn cùng tiếng nói, cười của mấy chục công nhân rộn ràng cả một đoạn sông.
Con chữ tha hương
Lao động ngoài tỉnh giờ không còn là chuyện lạ ở Cà Mau. Nhiều gia đình, thậm chí là dòng họ cùng nhau bỏ lại nhà cửa, chút ít đất đai để tìm đường mưu sinh mới. Trong bối cảnh cơ cấu kinh tế tỉnh nhà chưa chuyển dịch mạnh mẽ, nhu cầu lao động có giới hạn thì vấn đề trên được coi là giải pháp tình thế. Tuy nhiên, dòng lao động ra đi cũng để lại những hệ luỵ xã hội có thể tạo thành những câu chuyện nhức nhối.
Thiêng liêng hình bóng quê nhà
Nakhon Phanom được xem như là cửa ngõ dẫn vào vùng Đông Bắc Thái Lan theo đường bộ từ Việt Nam và Lào. Với diện tích 5.512,7 km², dân số khoảng hơn 700.000 người, Nakhon Phanom là một trong những tỉnh có diện tích lớn của Thái Lan. Và từ sau ngày 19/5/2016, nơi đây trở thành một địa chỉ đỏ được Việt kiều Thái yêu thích khi Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành nhân dịp kỷ niệm 126 năm ngày sinh của Người tại bản Mạy.